Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Có đường nhưng... vẫn chưa hết khổ

Mỹ Dung - 06:56, 21/05/2024

Theo phản ánh của người dân, trong những trận mưa lớn vào đầu năm 2024, nước từ đường Đại Dực đi xã Đại Thành cũ theo cống thoát nước, chảy xuống đường dân sinh ra đến đường trục chính của xã Đại Dực, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) làm trôi bùn đất xuống ruộng và Trung tâm Văn hóa xã, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt của người dân địa phương.

Mưa lớn làm trôi bùn, đất xuống khu vực Trung tâm Văn hóa xã Đại Dực
Mưa lớn làm trôi bùn, đất xuống khu vực Trung tâm Văn hóa xã Đại Dực

Cách trung tâm huyện Tiên Yên khoảng 30km, xã Đại Dực có 7 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó đồng bào Sán Chỉ chiếm gần 90%. Năm 2020, đề án sáp nhập xã Đại Thành vào xã Đại Dực được thực hiện. Thời điểm đó, để di chuyển từ Khe Lục (trung tâm xã Đại Dực cũ) tới Khe Nà (trung tâm xã Đại Thành cũ), người dân buộc phải vòng vèo trên con đường được làm từ thập kỷ trước, với chiều dài khoảng 50km.

Ngay từ thời điểm sáp nhập Đại Dực và Đại Thành, dự án xây dựng, mở rộng, nâng cấp, nắn tuyến đường giao thông nối từ trung tâm xã Đại Dực đến trung tâm xã Đại Thành cũ cũng được triển khai. Tuyến đường được hoàn thành tháng 10/2023, với chiều dài hơn 7km được coi là con đường mở ra hy vọng phát triển mạnh mẽ cho người dân Đại Dực trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.

Anh Nình A Vày, một người dân cho biết, trước khi sáp nhập, Đại Dực - Đại Thành (cũ) dù cạnh nhau, nhưng để đến trung tâm xã phải di chuyển quãng đường khoảng 40km, mất gần 1 tiếng đồng hồ, đường rất xấu, nhỏ hẹp, xuống cấp, bụi vào ngày nắng và trơn lầy vào ngày mưa.

“Khi sáp nhập xã, tuyến đường mới hoàn thành, người dân chúng tôi chỉ mất 10 phút để di chuyển đến QL18C. Không chỉ vậy, hiện nay, tất cả trục đường chính của xã và các thôn đều đã được bê tông hóa. Điều này giúp ích rất nhiều cho người dân trong việc giao thương, phát triển kinh tế, từng bước thu hẹp khoảng cách giữa Đại Dực và các vùng thấp”, anh Ninh A Vày chia sẻ.

Thế nhưng, trong vài trận mưa lớn xảy ra từ tháng 4/2024, mái taluy dương tuyến đường nối Đại Dực đất yếu, mưa xói vào phía trong nên bùn đất, đá trôi xuống khu dân cư. Thêm vào đó, cống thoát nước dọc tuyến trục chính có khẩu độ nhỏ, không đảm bảo thoát nước, dẫn đến nước tràn lên mặt đường. Tình trạng này đã ảnh hưởng đến cảnh quan, vệ sinh môi trường, cũng như việc sinh hoạt văn hoá, thể thao của người dân tại thôn vùng cao Khe Lục.

Ông Nình Văn Ba, một người dân tại thôn cho biết, trận mưa lớn vừa rồi khiến nước, bùn đất trôi xuống nhiều nên gia đình ông đã đắp be phía trong sân để khắc phục tạm thời mỗi khi trời mưa lớn, hạn chế nước  và bùn đất tràn vào nhà.

“Chúng tôi đã kiến nghị với chính quyền địa phương sớm có phương án giải quyết trong thời gian tới, bảo đảm khu vực này không còn ngập mỗi khi có mưa lớn nữa”, ông Ba nói.

Mưa lớn, nước tràn vào nhà, nên gia đình ông Nình Văn Ba (thôn Khe Lục, xã Đại Dực, huyện Tiên Yên) phải đắp be phía trong sân
Mưa lớn, nước tràn vào nhà, nên gia đình ông Nình Văn Ba (thôn Khe Lục, xã Đại Dực) phải be bờ phía trong sân ngăn nước bùn đất vào nhà

Mặc dù, UBND xã Đại Dực đã khắc phục bằng cách, thay tấm đan rãnh dọc tuyến trục chính bằng các thanh sắt hộp để đảm bảo thoát nước, nhưng vẫn không xử lý được triệt để. Trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển về nội dung này, ông Hoàng Việt Tùng, Chủ tịch UBND xã Đại Dực cho biết: tình trạng này bắt đầu từ khi làm con đường mới nối Đại Dực và Đại Thành, mỗi khi có những trận mưa lớn thì nước chảy nhiều từ trên xuống dưới gây ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.

“Nắm bắt thực tế này, UBND xã Đại Dực đã phối hợp với Ban Quản lý Dự án công trình huyện Tiên Yên khảo sát và đang lên phương án sau khi sửa xong đường Đại Dực ra Đông Ngũ sẽ làm hệ thống cống thoát nước để nước ở trên đường Đại Dực, Đại Thành sẽ không bị tràn xuống nữa. Hệ thống cống sẽ lấy hết nước từ đoạn đường đó chảy xuống suối”, ông Tùng nhấn mạnh.

Hi vọng rằng, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng kịp thời có phương án xây dựng hệ thống thoát nước để giải quyết dứt điểm tình trạng bùn, đất chảy tràn xuống khu dân cư, đảm bảo tình trạng giao thông và ổn định cuộc sống của người dân địa phương, đặc biệt là mùa mưa đang đến rất gần.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Quảng Bình: Thành tựu sau 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719

Quảng Bình: Thành tựu sau 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719

Quảng Bình bắt tay vào thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) với một tâm thế chủ động, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị. Qua 3 năm triển khai thực hiện, nhiều nội dung, tiểu dự án thành phần, Dự án trong Chương trình MTQG 1719 đã đi sâu và tác động tích cực đến đời sống đồng bào các DTTS ở tỉnh Quảng Bình. Để có cái nhìn tổng quát hơn, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc trao đổi với ông Trần Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình về triển khai Chương trình MTQG 1719 tại địa phương.
Tin nổi bật trang chủ
Đồng Tâm - Những hình ảnh nhói lòng sau lũ quét

Đồng Tâm - Những hình ảnh nhói lòng sau lũ quét

Thời sự - Hà Anh - 5 giờ trước
Trận lũ quét và sạt lở đất lịch sử xảy ra vào đêm mùng 8, rạng sáng ngày mùng 9/9 đã cuốn trôi nhiều nhà cửa, tài sản, hoa màu của người dân tại thôn Đồng Tâm, xã Yên Thành, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang. Theo ghi nhận, toàn thôn Đồng Tâm có 86 hộ thì 37 hộ bị ảnh hưởng, thiệt hại, trong đó có 7 hộ dân bị lũ cuốn trôi hết nhà cửa, chuồng trại, tài sản... Đến thời điểm hiện tại, khung cảnh hiện trường vẫn tan hoang, đổ nát. Những hộ dân mất nhà thì đang phải ở tạm tại điểm trường tiểu học của xã.
Thái Nguyên: Nâng cao năng lực tiếng Việt cho học sinh đồng bào DTTS

Thái Nguyên: Nâng cao năng lực tiếng Việt cho học sinh đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Thảo Khánh - 5 giờ trước
Sau nhiều năm triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng DTTS, giai đoạn 2016 - 2021” định hướng 2025, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã mang lại những kết quả đáng khích lệ, tạo thuận lợi để học sinh học tập, lĩnh hội tri thức.
Độc đáo chợ phiên Pu Nhi

Độc đáo chợ phiên Pu Nhi

Media - BDT - 20:00, 20/09/2024
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 20/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Nhân lên tình người vượt mưa lũ. Phát triển du lịch thông qua sản phẩm lưu niệm. Già làng Alăng Đàn làm cầu treo cho dân. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Triển khai hiệu quả Đề án 8 thuộc Chương trình MTQG 1719

Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Triển khai hiệu quả Đề án 8 thuộc Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Thảo Khánh - 19:32, 20/09/2024
Thời gian qua, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã nỗ lực thực hiện hiệu quả Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS miền núi, gọi tắt là Chương trình MTQG 1719.
Ấm áp tình người sau cơn lũ dữ

Ấm áp tình người sau cơn lũ dữ

Phóng sự - Hoàng Thị Thắm - 19:03, 20/09/2024
Tuyên Quang là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của hoàn lưu cơn bão số 3 (bão Yagi) - cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua trên Biển Đông và trong 70 năm qua trên đất liền, gây ra mưa lớn dài ngày, dẫn đến thảm họa thiên tai về lũ, sạt lở nghiêm trọng tại nhiều địa phương.
Pí khúi - Nhạc cụ gọi bạn tình độc đáo của người Thái

Pí khúi - Nhạc cụ gọi bạn tình độc đáo của người Thái

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 19/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Bão số 4 dự báo gây mưa lớn ở Trung Bộ, đề phòng ngập úng, sạt lở. Pí khúi - Nhạc cụ gọi bạn tình độc đáo của người Thái. Làm giàu trên vùng đất Khánh Sơn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Cà Mau: Chú trọng thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cà Mau: Chú trọng thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Xã hội - Như Tâm - Khánh Chi - 18:57, 20/09/2024
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã và đang phát huy hiệu quả trên nhiều lĩnh vực về đời sống kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Cà Mau. Minh chứng như việc triển khai hiệu quả Dự án 1 của Chương trình, đã góp phần giải quyết cơ bản việc thiếu đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt trong vùng đồng bào DTTS ở địa bàn khó khăn.
Người Hoa ở Cần Thơ chung tay vì sự nghiệp giáo dục và công tác từ thiện xã hội

Người Hoa ở Cần Thơ chung tay vì sự nghiệp giáo dục và công tác từ thiện xã hội

Tin tức - Tào Đạt - 18:53, 20/09/2024
Đại hội Ban Quản trị Quảng Triệu Hội Quán (Chùa Ông Cần Thơ) nhiệm kỳ X đã thông qua danh sách Ban Quản trị gồm 15 thành viên, ông Từ Quới Minh (sinh năm 1953) được cử làm Trưởng ban.
Cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở ở 7 khu vực tại Trung Bộ

Cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở ở 7 khu vực tại Trung Bộ

Tin tức - Minh Nhật - 18:51, 20/09/2024
Do ảnh hưởng của mưa lớn, cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở tại 7 tỉnh, thành phố ở khu vực Trung Bộ. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay, lũ trên sông Gianh (Quảng Bình) đang lên nhanh và ở dưới mức báo động 2.
Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Thời sự - BDT - 17:15, 20/09/2024
Chiều 20/9/2024, Hội nghị lần thứ 10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, họp phiên bế mạc tại Trụ sở Trung ương Đảng, Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
Phổ cập xóa mù chữ: Cách làm hay ở Lạng Sơn

Phổ cập xóa mù chữ: Cách làm hay ở Lạng Sơn

Giáo dục - Thúy Hồng - 17:13, 20/09/2024
Không chỉ được tăng cường khả năng sử dụng tiếng Việt, kỹ năng tính toán, mà các học viên còn được tham dự Ngày hội giao lưu Toán, Tiếng Việt để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn… Đây là cách làm sáng tạo trong công tác xóa mù chữ đã và đang lan tỏa, góp phần nâng cao chất lượng công tác xóa mù chữ cho đồng bào DTTS vùng sâu, vùng xa, biên giới Lạng Sơn.