Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tín dụng chính sách xã hội tiếp sức cho Tân Kỳ giảm nghèo bền vững

Việt Hải - 19:52, 24/04/2023

Về huyện miền núi Tân Kỳ (tỉnh Nghệ An) vào đúng dịp huyện tổ chức kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì, chúng tôi chứng kiến bức tranh nông thôn đang từng ngày đổi mới. Mảnh "đất thiếu mưa thừa đá sỏi" này đang "thay da đổi thịt" khi người nghèo được tín dụng chính sách xã hội của trợ lực, góp phần giảm nghèo bền vững, ổn định và làm giàu.

Hộ nghèo ở Tân Kỳ vay vốn chính sách ươm cây giống lâm nghiệp
Hộ nghèo ở Tân Kỳ vay vốn chính sách ươm cây giống lâm nghiệp

Thành công từ ý thức 

Nói đến xã Tân Hương, huyện Tân Kỳ, người ta không khỏi nhớ đến sản phẩm mật mía nổi danh mà xã đang hướng tới tiêu chuẩn OCOP.

Lợi thế đất vườn đồi rộng, có Đường Hồ Chí Minh chạy qua và chỉ cách trung tâm huyện khoảng 6 km, không chỉ giúp người dân Tân Hương nâng cao chất lượng sống với cây mía mà còn phù hợp với việc phát triển nghề ươm giống cây lâm nghiệp và mô hình kinh tế trang trại, gia trại…

Đơn cử như gia đình ông Trần Văn Luận (xóm Vĩnh Tân, xã Tân Hương), trước đây thuộc diện hộ nghèo, kinh tế gia đình khó khăn. Nhà có 5 người chen chúc trong căn nhà cũ tạm bợ. Gia đình có đất nhưng nuôi 3 đứa con ăn học còn khó khăn, lấy đâu ra tiền tích lũy cải tạo vườn. Năm 2014 được Hội Nông dân vận động, Tổ tiết kiệm và vay vốn bình xét, đề nghị Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện cho vay 30 triệu đồng vốn hộ nghèo để chăn nuôi bò sinh sản, từ đó cánh cửa sinh kế mới của gia đình ông dần mở ra, năm 2017 gia đình ông Luận đã trả hết nợ nhưng vẫn chưa hết khó khăn. Đến năm 2019, ông đăng ký vay 50 triệu đồng cũng từ chương trình hộ nghèo.

Nhờ rút được kinh nghiệm trong chăn nuôi, sự chăm chỉ và chịu khó của các thành viên trong gia đình, ông đã mạnh dạn đầu tư chăn nuôi bò sinh sản, chăn nuôi lợn sinh sản và đầu tư vườn ươm cây giống. Sau 2 năm, gia đình ông thoát nghèo và là hộ có thu nhập cao trong xã. Hiện tại gia đinh ông thường xuyên nuôi 3 con bò sinh sản, 14 con lợn nái và vườn ươm cây giống, thu nhập năm 2021 khoảng hơn 200 triệu đồng.

Cũng như gia đình ông Luận, gia đình bà Phan Thị Mai (xóm Nghĩa Hòa, xã Nghĩa Phúc) thuộc diện hộ nghèo, nhưng các con của bà lại hiếu học. Vì vậy, nguồn vốn cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn với tổng số tiền 128,6 triệu đồng đã giúp bà nuôi 3 con học đại học. Bên cạnh đó, từ 16 triệu đồng nguồn vốn vay chương trình dự án phát triển lâm nghiệp, bà đã mạnh dạn vay thêm 40 triệu đồng chương trình cho vay hộ cận nghèo. Nhờ chịu khó sản xuất chăn nuôi, đồng thời dạy con ngoan học giỏi, đến nay các con của bà đã ra trường, có việc làm, thu nhập cao và ổn định nên đã cùng với gia đình trả nợ ngân hàng, tích cóp gửi tiền tiết kiệm tại Ngân hàng CSXH.

Hơn 20 năm thực hiện tín dụng chính sách theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ, huyện Tân Kỳ đã tập trung nguồn lực tín dụng qua Ngân hàng CSXH cho vay được 85.700 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác với doanh số cho vay đạt 1.674 tỷ đồng, doanh số thu nợ đạt 1.166 tỷ đồng. Nguồn vốn chính sách đã được đầu tư đến 100% xã trên địa bàn huyện, tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu, đủ điều kiện được tiếp cận nguồn vốn một cách thuận lợi, kịp thời, giúp cho 85.700 lượt hộ nghèo được vay vốn, góp phần giúp cho 5.631 hộ thoát nghèo; thu hút tạo việc làm cho trên 3.300 lao động; giúp cho 19.124 học sinh sinh viên được vay vốn học tập; hỗ trợ xây mới, cải tạo 17.572 công trình nước sạch vệ sinh môi trường ở nông thôn; hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 1.899 ngôi nhà cho hộ nghèo và các đối tượng thu nhập thấp...

Nguồn vốn chính sách đã góp phần nâng cao mức thu nhập bình quân đầu người từ 3,5 triệu đồng/người năm 2002 lên 38,5 triệu đồng/người năm 2021 (tăng hơn 11 lần so với năm 2002), giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện từ 33,37% năm 2002 xuống còn 9,74% cuối năm 2021, đời sống của Nhân dân đặc biệt là người nghèo ngày càng được cải thiện.

"Những kết quả đạt được 20 năm qua đã khẳng định vai trò của tín dụng chính sách xã hội đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện, là công cụ, giải pháp có tính căn cơ, lâu dài để Huyện ủy, HĐND, UBND huyện thực hiện thắng lợi các mục tiêu, kế hoạch về giảm nghèo, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội, phục hồi, phát triển kinh tế, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19", Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Kỳ Nguyễn Văn Thực nhận định.

Nhờ vốn vay tín dụng chính sách xã hội, gia đình chị Trương Thị Hanh ở xóm Hoa Kẻ Thắng, xã Nghĩa Phúc (Tân Kỳ, Nghệ An) đầu tư chăn nuôi bò
Nhờ vốn vay tín dụng chính sách xã hội, gia đình chị Trương Thị Hanh ở xóm Hoa Kẻ Thắng, xã Nghĩa Phúc (Tân Kỳ, Nghệ An) đầu tư chăn nuôi

Cùng chung tay giảm nghèo

Tuy nhiên, giảm nghèo ở Tân Kỳ chưa thực sự bền vững. Số hộ đã thoát nghèo nhưng mức thu nhập nằm sát chuẩn nghèo còn lớn; vẫn còn hộ tái nghèo; đời sống của Nhân dân, nhất là dân cư ở vùng nông thôn khu vực III còn nhiều khó khăn, lạc hậu, 25% người lao động trong độ tuổi có việc làm không ổn định.

Đến hết quý I/2023, Ngân hàng CSXH huyện Tân Kỳ tiếp tục đa dạng hóa nguồn vốn, đặc biệt đã tham mưu cho UBND huyện chuyển 300 triệu đồng từ ngân sách địa phương để ủy thác sang Ngân hàng CSXH, UBND xã chuyển 320 triệu đồng. Tiền lãi của các hộ vay là 15 triệu đồng cũng được hoà đồng với nguồn được cấp, nâng tổng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác là 3,62 tỷ đồng, cơ bản hoàn thành chỉ tiêu cấp trên giao.

Hiện nay, tổng nguồn vốn của Ngân hàng CSXH huyện Tân Kỳ đạt 621 tỷ đồng, tăng 11,4% so với đầu năm 2023. Doanh số cho vay trong quý I là 28.087 triệu đồng, với 651 lượt hộ được vay vốn từ đầu năm, bình quân mỗi hộ được vay 51,8 triệu đồng. Tính đến 31/3/2023 tổng dư nợ đạt 569 tỷ đồng, tốc độ tăng 2,14%, hoàn thành 100% kế hoạch được giao, với 20 chương trình cho vay, 10.970 hộ vay. Nợ quá hạn và nợ khoanh chỉ chiếm tỉ lệ 0,15% tổng dư nợ. Điều đó cho thấy nguồn vốn tiếp tục phát huy hiệu quả trong đời sống của đồng bào các dân tộc.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Mái chùa lan tỏa yêu thương

Mái chùa lan tỏa yêu thương

Phóng sự - An Yên - 2 giờ trước
Hành xử theo Phật pháp, các sư thầy ở Đền chùa Gám, xã Xuân Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) đã có nhiều hoạt động gắn kết giữa đạo và đời. Qua đó, lan tỏa yêu thương đến các phật tử và Nhân dân trong khu vực để cùng chung tay giúp đỡ nhiều người.
Sắc màu chợ phiên A Lưới

Sắc màu chợ phiên A Lưới

Sắc màu 54 - Phạm Tiến - 2 giờ trước
Không đơn thuần chỉ là nơi mua bán, chợ phiên A Lưới (TP. Huế) còn chứa đựng kho tàng văn hóa truyền thống. Những nông sản vùng cao hay tấm vải dệt zèng, chiếu Âmber và cả những điệu múa Aza trong đêm hội chợ phiên...đều chứa đựng những nét văn hóa đặc trưng của đồng bào các dân tộc nơi đây.
Lan toả niềm đam mê đọc sách trong học đường nơi biên giới Chư Prông

Lan toả niềm đam mê đọc sách trong học đường nơi biên giới Chư Prông

Giáo dục - Ngọc Thu - 2 giờ trước
Nhằm nuôi dưỡng và lan tỏa niềm đam mê đọc sách trong giới trẻ, đặc biệt là các em học sinh, các cấp, ngành và trường học trên địa bàn huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai đã không ngừng đầu tư, làm mới hệ thống thư viện, bổ sung làm phong phú thêm các đầu sách và tích cực triển khai nhiều chương trình, hoạt động ý nghĩa đến đông đảo học sinh và thanh thiếu nhi.
Nông dân vùng cao Bình Liêu “đứng ngồi không yên” vì thiếu nước sản xuất

Nông dân vùng cao Bình Liêu “đứng ngồi không yên” vì thiếu nước sản xuất

Trang địa phương - Mỹ Dung - 2 giờ trước
Là huyện vùng cao của tỉnh Quảng Ninh, Bình Liêu hiện đang đối mặt với đợt hạn hán nghiêm trọng chưa từng có trong nhiều năm trở lại đây.
Bình Phước: Trang trọng truy điệu và an táng 17 hài cốt liệt sĩ

Bình Phước: Trang trọng truy điệu và an táng 17 hài cốt liệt sĩ

Tin tức - Thanh Liêm - 2 giờ trước
Sáng 24/4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Phước trang trọng tổ chức Lễ viếng, truy điệu, an táng hài cốt liệt sĩ và dâng hương tưởng niệm anh linh các Anh hùng, liệt sĩ nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
Khâu Vai ngày trở lại

Khâu Vai ngày trở lại

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 23/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Khâu Vai ngày trở lại. Nhà thờ Tam Tòa Quảng Bình. Nghề nuôi rắn bên sông Gâm. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Mèo Vạc tổ chức Hội thi giã bánh giày năm 2025

Mèo Vạc tổ chức Hội thi giã bánh giày năm 2025

Tin tức - Quỳnh Lưu - 23:59, 24/04/2025
Nằm trong khuôn khổ các hoạt động tại Lễ hội chợ Phong Lưu Khâu Vai năm 2025, sáng 24/4 (tức ngày 27/3 Âm lịch) tại sân khấu nhà sàn xã Khâu Vai (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) đã diễn ra Hội thi giã bánh giày.
Bạc Liêu: Trao kinh phí do Bộ tư lệnh BĐBP hỗ trợ xây dựng Nhà Đồng đội ở vùng biên giới biển

Bạc Liêu: Trao kinh phí do Bộ tư lệnh BĐBP hỗ trợ xây dựng Nhà Đồng đội ở vùng biên giới biển

Xã hội - Như Thanh - 23:57, 24/04/2025
Ngày 24/4, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Bạc Liêu đã tổ chức Hội nghị công bố và triển khai các quyết định hỗ trợ xây dựng Nhà Đồng đội cho 9 cán bộ, chiến sĩ có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở, từ nguồn kinh phí của Bộ Tư lệnh BĐBP. Đại tá Huỳnh Thanh Hùng - Phó Chính ủy BĐBP tỉnh dự và trao kinh phí.
Đào Bắc Hà vào vụ mất mùa, dân lo lắng

Đào Bắc Hà vào vụ mất mùa, dân lo lắng

Sản phẩm - Thị trường - Tráng Xuân Cường - 23:55, 24/04/2025
Cao nguyên trắng Bắc Hà (Lào Cai) đã bước vào vụ thu hoạch đào năm 2025 được hơn 1 tuần nay. Vụ đào năm nay, do thời tiết, khí hậu diễn biến phức tạp, rét đậm, rét hại, hạn hán kéo dài đầu năm, lại mưa to đúng vào thời kỳ đậu quả, khiến hoa và trái nhỏ bị thối. Đào Bắc Hà mất mùa, trong khi giá đào không tăng, đã giảm thu nhập của nông dân trồng đào địa phương.
Quảng Ngãi: Dông lốc kèm mưa đá khiến gần 100 ngôi nhà bị tốc mái

Quảng Ngãi: Dông lốc kèm mưa đá khiến gần 100 ngôi nhà bị tốc mái

Môi trường sống - T.Nhân - H.Trường - 23:52, 24/04/2025
Một trận dông lốc mạnh kèm mưa đá kéo dài trong 40 phút khiến hơn 95 nhà của người dân ở xã Ba Vì (huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) bị tốc mái, hư hỏng nghiêm trọng.
Lãnh đạo Việt Nam chia buồn Giáo hoàng Francis qua đời

Lãnh đạo Việt Nam chia buồn Giáo hoàng Francis qua đời

Thời sự - PV - 23:50, 24/04/2025
Sáng ngày 21/4/2025 giờ địa phương, Tòa thánh Vatican thông báo Giáo hoàng Francis qua đời ở tuổi 88, tại nơi ở của ông trong Vatican, do bị đột quỵ não, hôn mê, suy tim.