Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ngân hàng Chính sách xã hội: Các chương trình tín dụng chính sách được tổ chức thực hiện hiệu quả

Trung - Trang - Hương - 16:44, 03/04/2023

Đó là lời khẳng định của Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Dương Quyết Thắng tại buổi làm việc với Tổ công tác của Đoàn giám sát của Quốc hội, do Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Nguyễn Lâm Thành làm Tổ trưởng.

Tổng Giám đốc Dương Quyết Thắng phát biểu tại buổi làm việc với Tổ công tác.
Tổng Giám đốc Dương Quyết Thắng phát biểu tại buổi làm việc với Tổ công tác

Nội dung buổi làm việc nhằm đánh giá về việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG): Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025; Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025; Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Phát biểu tại buổi làm việc, Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) Dương Quyết Thắng cho biết: Cùng với các chính sách tổng thể thực hiện 3 chương trình MTQG, chính sách tín dụng ưu đãi do Ngân hàng CSXH thực hiện là một cấu phần quan trọng trong các Chương trình MTQG. Trong 2 năm qua, Ngân hàng CSXH tiếp tục tập trung nguồn lực đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Các chương trình tín dụng chính sách được tổ chức thực hiện hiệu quả, trong đó tập trung ưu tiên đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi , vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, huyện đảo, xã đảo, vùng bãi ngang ven biển và đối tượng là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và hộ đồng bào DTTS.

Đến ngày 31/12/2022, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đạt 297.000 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương là 30.602 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 10,3%. Kết quả việc tiếp nhận nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương là điểm nổi bật trong việc thực hiện chủ trương tập trung huy động nguồn lực để triển khai tín dụng CSXH. Đặc biệt, kể từ khi có Chỉ thị số 40-CT/TW, các địa phương đã chú trọng, quan tâm cân đối, bố trí ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng CSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay.

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Nguyễn Lâm Thành phát biểu tại buổi làm việc.
Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Nguyễn Lâm Thành phát biểu tại buổi làm việc

Tổng dư nợ các chương trình tín dụng CSXH đến hết năm 2022 đạt 283.000 tỷ đồng với hơn 6,5 triệu khách hàng còn dư nợ. Trong đó, dư nợ cho vay tại vùng DTTS và miền núi đạt 101.000 tỷ đồng, chiếm 36%/tổng dư nợ, với trên 2 triệu khách hàng còn dư nợ; dư nợ đối với khách hàng là hộ DTTS là 70.000 tỷ đồng, với trên 1,4 triệu khách hàng còn du nợ, chiếm 25%/tổng dư nợ; dư nợ bình quân 49 triệu đồng/hộ DTTS.

Dư nợ cho vay tại khu vực nông thôn góp phần thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đạt 255.000 tỷ đồng, chiếm gần 90% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay đối tượng là hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo góp phần thực hiện Chương trình MTQG về giảm nghèo bền vững đạt 123.000 tỷ đồng, chiếm 43% tổng dư nợ, với hơn 2,9 triệu hộ đang còn dư nợ. Đặc biệt, dư nợ cho vay tại các huyện nghèo đạt gần 31.000 tỷ đồng, chiếm 11% tổng dư nợ với hơn 593.000 hộ đang còn dư nợ.

Tổng doanh số cho vay trong 2 năm 2021 - 2022 đạt 184.316 tỷ đồng với trên 4,4 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn; qua đó góp phần giúp gần 160.000 hộ vượt qua ngưỡng nghèo; tạo việc làm cho trên 1,5 triệu lao động, trên 107.000 lượt học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập, giúp mua gần 86.000 máy tính, thiết bị học tập trực tuyến; xây dựng trên 2,8 triệu công trình nước sạch và vệ sinh môi trường; trên 20.000 căn nhà ở cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; gần 2.000 người sử dụng lao động bị ảnh hưởng do dịch COVID-19 được vay vốn để trả lương ngừng việc, phục hồi sản xuất cho hơn 1,2 triệu lượt người lao động…

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số khó khăn do nhiều nguyên nhân, như: Nguồn lực để thực hiện tín dụng CSXH tuy đã được quan tâm bổ sung hằng năm nhưng còn hạn chế so với nhu cầu thực tế của người nghèo và các đối tượng chính sách khác, nhất là tại chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm do một bộ phận không nhỏ người lao động gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, nhu cầu vay vốn chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm năm 2022 và 2023 trên toàn quốc rất lớn; một số chương trình tín dụng có mức vay chưa phù hợp với nhu cầu đầu tư và diễn biến giá cả thị trường như: Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, cho vay hộ gia đình sản xuất, kinh doanh và thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn…

Quang cảnh buổi làm việc.
Quang cảnh buổi làm việc

Để phát huy hiệu quả tín dụng CSXH, góp phần thực hiện thành công các Chương trình MTQG trong thời gian tới, Tổng Giám đốc Dương Quyết Thắng kiến nghị Quốc hội nâng hạn mức phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, tạo điều kiện cho Ngân hàng CSXH huy động nguồn vốn có kỳ hạn dài, ổn định, đáp ứng nhu cầu đầu tư tín dụng, bảo đảm khả năng thanh khoản. Các bộ chủ quản chương trình tín dụng kịp thời tham mưu, đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, điều chỉnh nâng mức cho vay, kéo dài thời hạn cho vay và bổ sung một số đối tượng thụ hưởng tín dụng CSXH phù hợp với thực tiễn.

Tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH cũng đề nghị cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương tiếp tục tổ chức thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng CSXH, trong đó hằng năm cân đối ưu tiên bố trí ngân sách địa phương ủy thác sang Ngân hàng CSXH nhằm bổ sung nguồn cho vay góp phần thực hiện các Chương trình MTQG.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Nguyễn Lâm Thành - Tổ trưởng Tổ công tác ghi nhận và đánh giá các chương trình tín dụng CSXH được tổ chức thực hiện hiệu quả, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ tại vùng nghèo, vùng đồng bào DTTS và miền núi; thu hẹp khoảng cách giữa các vùng trong cả nước và góp phần thực hiện hiệu quả các Chương trình MTQG. Chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác đã thực sự đi vào cuộc sống, là một “trụ cột” quan trọng, một “điểm sáng” trong các chính sách giảm nghèo.

Đối với những kiến nghị của Ngân hàng CSXH, Tổ công tác sẽ báo cáo Đoàn giám sát Quốc hội để đôn đốc các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, kịp thời tháo gỡ trong thời gian tới.

Tổng dư nợ các chương trình tín dụng CSXH đến hết năm 2022 đạt 283.000 tỷ đồng với hơn 6,5 triệu khách hàng còn dư nợ. Trong đó, dư nợ cho vay tại vùng DTTS và miền núi đạt 101.000 tỷ đồng, chiếm 36%/tổng dư nợ, với trên 2 triệu khách hàng còn dư nợ; dư nợ đối với khách hàng là hộ DTTS là 70.000 tỷ đồng, với trên 1,4 triệu khách hàng còn dư nợ, chiếm 25%/tổng dư nợ; dư nợ bình quân 49 triệu đồng/hộ DTTS.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Quý I/2024, tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội đạt hơn 7.536 tỷ đồng

Đắk Lắk: Quý I/2024, tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội đạt hơn 7.536 tỷ đồng

Vừa qua, ngày 17/4 Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) Chi nhánh Đắk Lắk đã tổ chức phiên họp đánh giá kết quả hoạt động trong quý I và triển khai nhiệm vụ quý II/2024. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh - Trưởng Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh Nguyễn Tuấn Hà chủ trì phiên họp. Tham dự cuộc họp còn có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội là thành viên Ban Đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Lai Châu: Bắt giữ nhóm đối tượng lừa bán 1 kg vàng giả với giá 830 triệu đồng

Lai Châu: Bắt giữ nhóm đối tượng lừa bán 1 kg vàng giả với giá 830 triệu đồng

Pháp luật - Minh Nhật (t/h) - 2 phút trước
Tẩn Seo Lụ lên mạng xã hội mua 1 kg vàng giả với giá 5 triệu đồng, sau đó dàn dựng kịch bản để bán cho một người khác với giá 830 triệu đồng.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Tin tức - PV - 3 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội long trọng tổ chức gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Cuộc gặp mặt thể hiện tình cảm và sự quan tâm sâu sắc đối với các cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong từng tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Nhân dịp này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi lẵng hoa chúc mừng.
Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Media - BDT - 11 giờ trước
Lễ hội Puh Hơ Drih còn gọi là Lễ Cầu An, được đồng bào dân tộc Ba Na tổ chức với mong muốn nguyện cầu những điều bình an và may mắn. Theo truyền thống, mùa lễ hội của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên thường diễn ra từ vụ thu năm này sang mùa tỉa năm sau, khoảng từ tháng 11 đến tháng 12 dương lịch. Tuy vậy, lễ cầu an có khi được tổ chức trước lúc thu hoạch mùa màng nhằm xua đuổi rủi ro, xui xẻo và cầu mong những điều tốt lành cho dân làng.
Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa trong trường học

Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa trong trường học

Media - Trọng Bảo - 12 giờ trước
Bên cạnh việc trang bị cho các em học sinh kiến thức theo chương trình giáo dục phổ thông, thời gian qua, các trường học vùng cao ở Lào Cai luôn quan tâm đến công tác bồi dưỡng, nâng cao nhận thức của học sinh về văn hóa truyền thống các dân tộc. Thông qua nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, đã giúp các em học sinh hiểu và tự hào hơn đối với văn hóa cộng đồng các dân tộc. Từ đó, giúp các em trở thành những "sứ giả” trong bảo tồn và quảng bá, phát huy giá trị văn hóa các DTTS.
Thanh Hóa cần sớm hỗ trợ kinh phí cho người dân tái định cư

Thanh Hóa cần sớm hỗ trợ kinh phí cho người dân tái định cư

Media - Quỳnh Trâm - CTV - 12 giờ trước
Thực hiện quyết định 1776 của Thủ tướng về chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013 - 2020, tỉnh Thanh Hóa đã di chuyển được 1.138 hộ đến nơi an toàn. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn 145 hộ dân sống tại khu vực miền núi chưa được nhận tiền hỗ trợ tái định cư.
Tin trong ngày - 22/4/2024

Tin trong ngày - 22/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 22/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Nhiều hoạt động thiết thực trong Hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”. Đắk Nông: Đề xuất xây dựng 10 công trình thủy lợi ứng phó hạn hán. Người lưu giữ tiếng khèn Mông trên vùng biên giới Nậm Pồ.
Giữ “hồn” nhà rông Ba Na ở Kon Măh

Giữ “hồn” nhà rông Ba Na ở Kon Măh

Media - Ngọc Thu - 12 giờ trước
Nằm sừng sững bên dòng suối Tơ Pơng hiền hòa, nhà rông được ví như “hồn của làng”, vừa là không gian linh thiêng, vừa là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng người Ba Na ở vùng đất Hà Tây (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Qua bao thế hệ, đồng bào Ba Na nơi đây luôn ý thức, đoàn kết cùng gìn giữ, bảo tồn nhà rông để tiếp nối mạch nguồn văn hóa truyền thống.
Kiên Giang: Hội nghị giao ban các tự viện Phật giáo Nam tông Khmer đối với những huyện có đông đồng bào Khmer

Kiên Giang: Hội nghị giao ban các tự viện Phật giáo Nam tông Khmer đối với những huyện có đông đồng bào Khmer

Dân tộc- Tôn giáo - Như Tâm - 12 giờ trước
Ngày 19/4, tại Kiên Giang, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Kiên Giang tổ chức hội nghị giao ban các tự viện Phật giáo Nam tông Khmer đối với các huyện có đông đồng bào Khmer sinh sống gồm Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao.
Ngọc Hồi (Kon Tum): Khai mạc Ngày hội Văn hoá - Thể thao các dân tộc lần thứ V

Ngọc Hồi (Kon Tum): Khai mạc Ngày hội Văn hoá - Thể thao các dân tộc lần thứ V

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 12 giờ trước
Tối ngày 22/4, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) tổ chức Khai mạc Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc lần thứ V, năm 2024. Đây là sự kiện văn hóa được tổ chức định kỳ có ý nghĩa quan trọng đối với đồng bào các dân tộc trong huyện.
Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia

Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 12 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Công văn yêu cầu các sở, ban ngành liên quan xây dựng kế hoạch kiểm tra chi tiết việc triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Về Nam Định gặp những người giữ nghề “thổi ra tiền”

Về Nam Định gặp những người giữ nghề “thổi ra tiền”

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 12 giờ trước
Bằng những công cụ thô sơ, người dân ở thôn Xối Trì (xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) đã sản xuất ra những đồ dùng bằng thủy tinh từ đơn giản như bóng đèn, chai, lọ, nắp phích đến vật dụng cầu kỳ theo yêu cầu của khách hàng.