Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tín dụng chính sách xã hội: Điểm tựa vững chắc cho phụ nữ nghèo

Minh Trang - Mai Hương - 14:25, 08/03/2023

Với 22 chương trình tín dụng chính sách hiện đang phục vụ nhu cầu của người nghèo và các đối tượng chính sách khác, 20 năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã và đang trở thành điểm tựa vững chắc cho phụ nữ nghèo vươn lên tự hóa giải hai vấn đề lớn trong bất bình đẳng giới đó là tạo việc làm và phát triển kinh tế. Hàng triệu phụ nữ nghèo được tiếp cận nguồn vốn chính sách đã chèo chống cùng gia đình vượt qua nghèo khó, làm giàu cho chính mình và đóng góp vào thành quả phát triển chung của kinh tế đất nước.

Tín dụng chính sách xã hội điểm tựa vững chắc cho phụ nữ nghèo vươn lên tự hóa giải về bất bình đẳng về giới
Tín dụng chính sách xã hội điểm tựa vững chắc cho phụ nữ nghèo vươn lên tự hóa giải về bất bình đẳng về giới

Nhìn vào căn nhà khang trang, cùng chuồng bò “đông đúc” hiện tại, ít ai biết rằng gia đình chị Sơn Thị Nguyên, người dân tộc Khmer ở khóm 6, phường 8, TP Trà Vinh (Trà Vinh) từng là hộ nghèo “kinh niên”. Đặc biệt năm 2013 khi được chính quyền công nhận thuộc diện hộ nghèo, gia đình vô cùng khó khăn khi chồng chị làm nghề nông nhưng sức khỏe kém, bản thân chị cũng có bệnh trong người lại thêm phải gồng gánh nuôi 4 người con ăn học nên gia đình thường xuyên thiếu trước hụt sau.

Giữa lúc bộn bề khó khăn, 10 năm trước (2013), chị được Hội LHPN phường 8 và Tổ tiết kiệm và vay vốn khóm 6 hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn vay chương trình hộ nghèo. “Có nguồn vốn vay này gia đình tôi như gặp được phao cứu sinh. Tôi bàn bạc cùng chồng và các con mua ngay 01 con bò sinh sản về nuôi vì nhà tôi có nơi cất truồng trại, có nguồn cỏ cho bò ăn, có cả sức lao động nữa”, chị Nguyên tâm sự.

Từ con bò đầu tư ban đầu sau 2 năm gia đình chị đã có những con nghé đầu tiên rồi tăng đàn lên tới 10 con.

“Chồng tôi đã lựa chọn bán bớt một số bò thịt để trang trải chi phí sinh hoạt của gia đình, một phần để sửa chữa căn nhà đang ở, nuôi các con học hành, tiết kiệm trả nợ vay. 5 năm trước gia đình tôi làm đơn xin ra khỏi danh sách hộ nghèo”, chị kể.

Thêm một vòng quay vốn năm 2020 chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo, chị tiếp tục vay vốn mua thêm bò sinh sản và sửa chữa lại chuồng trại. Đến nay gia đình chị phát triển đàn bò được 2 con bò mẹ sinh sản và 8 con nghé. Cùng với việc tận dụng phân bò bán cho các hộ trồng rẫy tại địa phương, nguồn thu của gia đình ổn định và tăng thêm đáng kể.

Ý nghĩa của đồng vốn càng sáng rõ với những người dân tha hương lập nghiệp như chị Phan Thị Thanh Hoa - Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn số 3, thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông (Kon Tum). “Từ bỏ cuộc sống nghèo khổ ở Nghệ An để đến vùng kinh tế mới huyện Kon Plông sinh sống năm 2002, thấy cảnh cuộc sống của người dân ở đây cũng khó khăn chẳng kém gì nơi chúng tôi đi”, chị Hoa chia sẻ. Chính quyền địa phương cũng khó khăn không có nguồn hỗ trợ, các chị được cấp đất ở để làm nhà tạm từ vật liệu tại chỗ và đất sản xuất nhưng không có vốn đầu tư. “Ước ao lúc đó là vay bất kỳ từ một ngân hàng nào trên địa bàn, nhưng cũng chỉ biết đứng nhìn trong sự thất vọng. Đôi lúc, chị em chúng tôi tính rủ nhau về lại quê”, chị kể.

Phụ nữ Pà Thẻn ở xã Tân Bắc, huyện Quang Bình (Hà Giang) vay vốn ưu đãi phát triển nghề dệt vải truyền thống
Phụ nữ Pà Thẻn ở xã Tân Bắc, huyện Quang Bình (Hà Giang) vay vốn ưu đãi phát triển nghề dệt vải truyền thống

Cũng may năm 2003, sau khi NHCSXH huyện Kon Plông được thành lập và đi vào hoạt động, được sự hướng dẫn tận tình của Hội LHPN xã, chị Hoa được tín nhiệm bầu làm Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn. Với 10 tổ viên khởi đầu, lúc đó chỉ vay ít ỏi có 50 triệu đồng từ nguồn vốn hộ nghèo, nhưng cũng giúp các tổ viên có nguồn vốn khởi nghiệp nuôi trâu, bò hoặc trồng mì, đời sống có phần khá hơn. Họ cũng trở thành những điển hình lôi kéo phong trào phát triển kinh tế thông qua vay vốn tín dụng trong thôn, xã.

Hiện nay tổ có 60 thành viên với dư nợ 4,1 tỷ đồng (không có nợ quá hạn). Nhìn lại 20 năm qua, tổ đã hỗ trợ cho trên 200 lượt hội viên được vay vốn với doanh số gần 20 tỷ đồng.

“Nguồn vốn chính sách được triển khai trên địa bàn đã thực sự giúp dân vươn lên xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, xây dựng khu dân cư giàu mạnh, đưa xã Đăk Long (một xã đặc biệt khó khăn kể từ trước khi tách huyện) trở thành thị trấn Măng Đen (một điểm du lịch nổi tiếng của cả nước)”, Tổ trưởng Phan Thanh Hoa tự hào.

Gánh trên vai trọng trách chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ, 20 năm qua, các cấp Hội Phụ nữ Việt Nam luôn xác định tín dụng chính sách xã hội là giải pháp quan trọng để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ vận động, hỗ trợ hội viên, phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững; hỗ trợ nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ và đặc biệt là thực hiện các tiêu chí trong Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, phong trào giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ và hỗ trợ phụ nữ sinh kế, khởi nghiệp thành công. Để gia tăng tối đa công năng dòng vốn nhân văn này, Hội LHPN các cấp tập trung hướng dẫn người vay sử dụng vốn hiệu quả thông qua các hoạt động hỗ trợ nâng cao năng lực trong sản xuất, kinh doanh, đào tạo nghề, tạo việc làm, kết nối tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ, tư vấn thành lập và vận động tham gia các mô hình sinh kế, mô hình phát triển kinh tế do hội, các cấp, các ngành, các tổ chức hỗ trợ thành lập; lồng ghép với 03 chương trình mục tiêu quốc gia, dự án, đề án do Hội chủ trì, tham gia thực hiện, đặc biệt Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025” với hàng ngàn ý tưởng khởi nghiệp được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi để phát triển, nhân rộng.

Tín dụng chính sách xã hội tiếp sức cho phụ nữ nghèo ở Nghệ An vươn lên làm chủ kinh tế gia đình
Tín dụng chính sách xã hội tiếp sức cho phụ nữ nghèo ở Nghệ An vươn lên làm chủ kinh tế gia đình

Có thể nói, trong suốt 20 năm qua, Hội LHPN Việt Nam luôn giữ vững vị thế dẫn đầu trong 4 tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác nguồn vốn chính sách để cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác, với tổng dư nợ đạt 110 nghìn tỷ đồng cho gần 2,5 triệu hộ vay tại 62.300 Tổ tiết kiệm vay vốn ở khắp các bản, làng; tỷ lệ nợ quá hạn chỉ chiếm 0,14% tổng dự nợ.

Thông qua hoạt động ủy thác đã tạo điều kiện cho Hội Phụ nữ phát triển vững mạnh cả về số lượng và chất lượng, đội ngũ cán bộ hội các cấp không ngừng nâng cao năng lực, đổi mới phương thức hoạt động đi vào thực chất, chăm lo ngày càng tốt hơn cho hội viên, phụ nữ theo đúng chủ trương của Đảng. Hội viên phụ nữ có cơ hội được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ưu đãi, tăng cơ hội làm ăn, phát triển kinh tế, tham gia tích cực hơn vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đặc biệt, tại những địa phương còn nhiều khó khăn, tín dụng chính sách xã hội có vị trí quan trọng trong việc góp phần nâng cao vị thế của chị em phụ nữ đối với xã hội, giúp cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách, trong đó có hội viên phụ nữ phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.

Tuy nhiên 2,5 triệu hộ vay vốn do Hội Phụ nữ quản lý chưa phản ánh hết số phụ nữ được tiếp cận nguồn vốn chính sách, bởi các tổ chức chính trị - xã hội khác như: Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cũng tham gia nhận ủy thác cho vay từ NHCSXH cho các hội viên và đối tượng vay vốn là phụ nữ. Chưa kể, các chính sách tín dụng này có tác động lan tỏa lớn khi nhiều phụ nữ còn được thụ hưởng gián tiếp lợi ích từ tín dụng chính sách thông qua việc cho vay vốn giảm nghèo bền vững, tạo việc làm cho gia đình và cộng đồng. Đây là thành tựu lớn của Chính phủ, NHCSXH cùng toàn thể hệ thống chính trị - xã hội trong công tác giảm nghèo và tăng cường bình đẳng giới cho phụ nữ trong 20 năm qua.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cầu Hà Lẹc “mở lối” thoát nghèo cho bản vùng biên

Cầu Hà Lẹc “mở lối” thoát nghèo cho bản vùng biên

Sau 7 tháng thi công, công trình cầu Hà Lẹc ở xã Kim Thuỷ, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) đã hoàn thành trên 80% khối lượng công việc. Mục tiêu kết nối giao thông - “mở lối” thoát nghèo cho đồng bào các DTTS vùng biên huyện Lệ Thủy đang dần trở thành hiện thực.
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Việt Nam đang tạo ra một môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Việt Nam đang tạo ra một môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn

Dự và phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Pháp ngữ về đổi mới, sáng tạo - FrancoTech, sáng 4/10, nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp, sáng ngày 4/10 tại Paris, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định, Việt Nam đang tạo ra một môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng thuận lợi, với nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn và có vị thế và vị trí rất thuận lợi để giúp các doanh nghiệp tiếp tục vươn xa phát triển thành các tập đoàn, doanh nghiệp lớn mang tầm vóc quốc tế.
Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Diễn đàn Doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo Pháp ngữ Franco Tech

Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Diễn đàn Doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo Pháp ngữ Franco Tech

Thời sự - BDT - 17:45, 04/10/2024
Trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19, sáng 4/10, tại Thủ đô Paris, Cộng hòa Pháp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Pháp ngữ về đổi mới, sáng tạo Franco Tech. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
Thủ tướng tiếp các nhà khoa học và kỹ sư nữ khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Thủ tướng tiếp các nhà khoa học và kỹ sư nữ khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Thời sự - PV - 13:35, 04/10/2024
Sáng ngày 4/10, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt các đại biểu Hội nghị Mạng lưới các nhà khoa học và kỹ sư nữ khu vực châu Á - Thái Bình Dương và lãnh đạo Hội Nữ trí thức Việt Nam thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
Thủ tướng: Xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thời sự - PV - 12:05, 04/10/2024
Sáng ngày 4/10, tại trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thường trực Chính phủ có cuộc gặp mặt các đại diện doanh nghiệp nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam.
Long An: Tập huấn báo cáo kiểm kê và giải pháp giảm nhẹ khí nhà kính

Long An: Tập huấn báo cáo kiểm kê và giải pháp giảm nhẹ khí nhà kính

Tin tức - Duy Chí – Y Phong - 10:57, 04/10/2024
Thực hiện cam kết của Chính phủ tại Hội nghị lần thứ 27 Công ước khung của Liên hợp quốc về Giảm phát thải khí nhà kính – Thích ứng với biến đổi khí hậu (UNFCCC) và các văn bản pháp quy, hướng dẫn kiểm kê, chuyển đổi, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đã có hiệu lực thi hành; Ngày 04/10/2024, Sở Công thương tỉnh Long An – Trung tâm Khoa học và Hợp tác Netzero Viet Nam – Asia (VANZA) – Trung tâm Chứng nhận Chất lượng và phát triển doanh nghiệp phối hợp tổ chức Hội thảo Tập huấn lập báo cáo kiểm kê và giải pháp giảm nhẹ khí nhà kính.
Đội ngũ Người có uy tín - Điểm tựa của đồng bào DTTS ở Bình Phước

Đội ngũ Người có uy tín - Điểm tựa của đồng bào DTTS ở Bình Phước

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 10:53, 04/10/2024
Những năm qua, đời sống kinh tế - xã hội trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Bình Phước có bước phát triển mạnh mẽ; an ninh - quốc phòng được giữ vững. Trong những thành quả đó, có sự đóng góp không nhỏ của những Người có uy tín tại các thôn, ấp.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đối thoại với Đoàn thanh niên UBDT

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đối thoại với Đoàn thanh niên UBDT

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đối thoại với Đoàn thanh niên Ủy ban Dân tộc. Kỳ vĩ, nguyên sơ hang động Khó Chua La ở Điện Biên. Người phụ nữ Pa Kô nhân hậu, đảm đang. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tân sinh viên K’Thư với tình yêu văn hóa Mạ

Tân sinh viên K’Thư với tình yêu văn hóa Mạ

Giáo dục - Minh Đạo - 10:49, 04/10/2024
Ngày 18/9, K’Thư - người con của đồng bào dân tộc Mạ ở xã vùng sâu Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng chính thức trở thành tân sinh viên khoa Văn khóa 48, Trường Đại học Đà Lạt sau hành trình nỗ lực vượt qua vô cùng gian khó.
Cầu Hà Lẹc “mở lối” thoát nghèo cho bản vùng biên

Cầu Hà Lẹc “mở lối” thoát nghèo cho bản vùng biên

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 10:36, 04/10/2024
Sau 7 tháng thi công, công trình cầu Hà Lẹc ở xã Kim Thuỷ, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) đã hoàn thành trên 80% khối lượng công việc. Mục tiêu kết nối giao thông - “mở lối” thoát nghèo cho đồng bào các DTTS vùng biên huyện Lệ Thủy đang dần trở thành hiện thực.
Ngăn ngừa dịch bệnh trên đàn vật nuôi sau lũ

Ngăn ngừa dịch bệnh trên đàn vật nuôi sau lũ

Thời sự - Trọng Bảo - 10:31, 04/10/2024
Sau mưa lũ, bà con nông dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã và đang khẩn trương vệ sinh chuồng trại; bảo đảm an toàn trước khi tái đàn khôi phục sản xuất.
Hội thi văn nghệ dân gian và trình diễn trang phục Chăm

Hội thi văn nghệ dân gian và trình diễn trang phục Chăm

Tin tức - Thái Sơn Ngọc - 10:30, 04/10/2024
Tối 3/10, tại thị trấn Phước Dân, Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thanh huyện Ninh Phước tổ chức Hội thi văn nghệ dân gian và trình diễn trang phục Chăm. Tham gia Hội thi có trên 100 diễn viên, nhạc công đến từ các xã Phước Hữu, Phước Thái, Phước Hậu, Phước Thuận và thị trấn Phước Dân. Hội thi thu hút đông đảo cán bộ, Nhân dân trên địa bàn huyện đến xem cổ vũ phong trào văn nghệ dân gian gắn với Lễ hội Katê 2024.
Nông sản xuất khẩu sẽ “cán mốc” 55 tỷ USD trong năm nay

Nông sản xuất khẩu sẽ “cán mốc” 55 tỷ USD trong năm nay

Kinh tế - Minh Thu - 10:28, 04/10/2024
Theo nhận định của đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), với nỗ lực lớn của các doanh nghiệp (DN), nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu của nước ra sẽ sớm cán mốc 55 tỷ USD trong năm 2024. Bởi trong những tháng cuối năm 2024, nhiều quốc gia đã tăng tốc nhập khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam, trong đó chủ yếu là trái cây, cà phê và gạo.