Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lang Chánh (Thanh Hóa): Nhiều bất cập trong chi trả chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo

Quỳnh Trâm - 09:12, 22/02/2023

Thời gian vừa qua, Báo Dân tộc và Phát triển liên tục nhận được phản ánh bức xúc của người dân xã Yên Thắng, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa về việc địa phương này chậm chi trả tiền điện hỗ trợ cho các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội năm 2022 theo quy định của nhà nước.

Yên Thắng là một trong những xã khó khăn của huyện Lang Chánh
Yên Thắng là một trong những xã khó khăn của huyện Lang Chánh

Sau 4 quý mới nhận được hỗ trợ

Theo phản ánh của người dân, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có mặt tại xã Yên Thắng, huyện Lang Chánh. Nhiều hộ dân nơi đây bức xúc cho biết, họ là những hộ gia đình còn nhiều khó khăn, được Nhà nước quan tâm hỗ trợ tiền điện thắp sáng, họ rất vui, theo thông tin mỗi hộ được 55.000 đồng/hộ/tháng và được chi hỗ trợ theo từng quý. Thế nhưng cả năm 2022, nhiều hộ dân chờ mãi không thấy cán bộ gọi lên nhận tiền điện, sau nhiều ý kiến, kiến nghị, đầu năm 2023, nhiều hộ mới được cán bộ xã gọi lên UBND xã để ký giấy nhận tiền.

Tuy nhiên, việc nhận tiền điện hỗ trợ của người dân nơi đây có nhiều bất cập và khó hiểu vì số tiền nhận được không đầy đủ đúng theo quy định. Bà Ngân Thị Ân  - dân tộc Thái, bản Vặn cho biết: Chúng tôi nghe nói mỗi hộ dân được hỗ trợ 55.000 đồng/hộ/tháng, cả năm là 660.000 đồng/hộ, thế nhưng hộ gia đình tôi sau khi được cán bộ gọi lên xã ký vào 3 tờ giấy và chỉ được nhận 330.000 đồng/hộ. 

Tương tự, như hộ bà Ngân, nhiều hộ gia đình ở tại đây cũng có chung một thắc mắc như thế. Ví dụ như trường hợp gia đình chị Vi Thị Kiệm - dân tộc Thái ở bản Vặn, thuộc hộ gia đình đặc biệt khó khăn, chồng chị bị ung thư giai đoạn cuối, hiện đang phải nằm thở bằng bình oxy. Bên nồi canh chuối rừng, cũng là bữa cơm trưa ảm đạm của gia đình, chị rưng rưng nước mắt: Chồng tôi bệnh nặng khổ lắm, gia đình không còn gì quý giá để bán, phải trông nhờ vào sự giúp đỡ của bà con lối xóm, tôi đã làm đơn xin hưởng trợ cấp ốm đau cho chồng từ năm 2021, nhưng trông chờ mãi, đến nay vẫn chưa được giải quyết.

Về việc hỗ trợ tiền điện năm 2022, khoảng giữa tháng 1/2023, có chị Liễu, là cán bộ UBND xã Yên Thắng gọi lên xã nhận tiền. Chị Liễu bảo tôi ký vào 3 tờ giấy và nhận được 330.000 đồng. Tôi cũng không để ý nội dung 3 tờ giấy đó là gì và mới đây, có anh T - là Công an huyện Lang Chánh cũng đến gia đình tôi hỏi về nội dung này. Thấy anh T nói, số tiền điện còn thiếu lại của bà con sẽ sớm được nhận trong thời gian tới.

Việc nhiều hộ dân ở địa phương này, được chị Liễu gọi lên xã ký vào 3 tờ giấy và nhận được 330.000 đồng, nhưng không ai để ý nội dung trong 3 tờ giấy kia là gì được nhiều người dân tại địa phương này xác nhận là có thật. Chị Lò Thị Điệp - ở bản Vặn cho biết, năm 2022, hộ gia đình chị cũng nhận được 330.000 đồng tiền điện vào khoảng giữa tháng 1/2023 giống như các hộ dân khác trong bản. Người dân không khỏi ngạc nhiên và thắc mắc, vì sao sau khi nhận tiền điện, lại có anh T. Công an huyện Lang Chánh phải đến hỏi thăm các hộ dân trong bản về nội dung này. 

Chị Lò Thị Điệp kể về quá trình được nhận hỗ trợ tiền điện của người dân
Chị Lò Thị Điệp kể về quá trình được nhận hỗ trợ tiền điện của người dân

Cần làm rõ bất cập trong chi trả

Theo quyết định số 60/2014/QĐ-TTg về tiêu chí hộ chính sách xã hội được hỗ trợ tiền điện và căn cứ theo Quyết định số 2056/QĐ-UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt mức hỗ trợ tiền điện sinh hoạt cho hộ nghèo, hộ chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, định mức tiêu thụ điện, đơn giá và mức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, hộ chính sách xã hội hàng tháng: Mỗi hộ nghèo, hộ chính sách được hưởng một mức hỗ trợ điện tiêu thụ cho sinh hoạt theo quy định tại Thông tư số 190/2014/TT-BTC ngày 11/12/2014 của Bộ Tài chính là 30 KWh/hộ/tháng tương đương với 55.000 đồng/hộ/tháng. Tính theo quy định này, mỗi hộ nghèo, hộ chính sách sẽ được hưởng mức hỗ trợ tiền điện tiêu thụ cho sinh hoạt theo quy định là 660.000 đồng/hộ năm.

Trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Quách Văn Hoan - Trưởng phòng Tài chính và Kế hoạch huyện Lang Chánh cho biết, việc chi trả hỗ trợ tiền điện sinh hoạt theo quy định bà con phải được nhận theo quý chứ không phải để dồn tới 4 quý mới trả 1 lần trong năm. Vì việc cấp phát chi ngân sách xuống xã, huyện đã làm theo đúng quy định cấp về địa phương theo từng quý và đặc biệt không có việc cuối năm mới cấp tiền điện một lần. Việc chậm chi tiền điện cho người dân ở xã Yên Thắng, huyện cũng mới nhận được thông tin. Huyện sẽ cho kiểm tra, giám sát lại việc cấp phát này.

Để làm rõ hơn về vấn đề trên, tại buổi làm việc với UBND xã Yên Thắng, ông Lương Văn Hải, Chủ tịch UBND xã Yên Thắng xác nhận với phóng viên có việc chi trả chậm tiền điện sinh hoạt hỗ trợ cho người dân, lý do chưa chi trả được là hiện nay còn một số trường hợp người dân đi làm ăn xa chưa về nhận được tiền hỗ trợ, nên xã đang cho cán bộ rà soát và cấp phát bổ sung, và số tiền thiếu chưa cấp phát chỉ là quý IV của năm 2022.

Hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, hộ chính sách xã hội tại huyện Lang Chánh được cấp theo từng quý cho các xã, thị trấn, tuy nhiên việc chi trả tiền điện cho các hộ dân tại Yên Thắng lại chậm đến cả năm
Một trong những Quyết định giao bổ sung ngân sách để chi hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, hộ chính sách xã hội tại huyện Lang Chánh

Thế nhưng khi phóng viên đưa ra dẫn chứng về một số gia đình kiến nghị không đi làm ăn xa, bà con đều làm nương rẫy ở tại gia đình và rất nhiều trường hợp quý I, II, III, IV đều chưa nhận được và sang tận giữa tháng 1/2023 mới nhận được số tiền chưa đúng đủ theo quy định.

Sau khi trao đổi quanh co thì vị Chủ tịch xã này lại đỗ thừa do tiền cấp đến tận ngày làm việc cuối cùng của năm 2022 mới về và do nghỉ Tết Nguyên đán năm 2023 nên cán bộ xã chưa kịp cấp phát cho bà con. Xã đang cho cán bộ rà soát và lên kế hoạch cấp phát bổ sung.

Trên thực tế, việc phân bổ kinh phí trợ cấp tiền điện ở Lang Chánh được thực hiện đều đặn hàng quý cho các xã để chi hỗ trợ cho người dân theo quy định.

Rõ ràng, việc chi trả tiền hỗ trợ tiền điện cho hỗ nghèo, hộ gia đình chính sách phân tán tại địa bàn xã Yên Thắng (Láng Chánh) là trái quy định, có dấu hiệu ghim giữ tiền và còn nhiều vấn đề bất cập cần được địa phương này làm rõ.

Được biết, xã Yên Thắng có 521 hộ nghèo, hộ chính sách được nhận hỗ trợ tiền điện sinh hoạt năm 2022 với số tiền được hỗ trợ là 85.965.000 đồng/quý và tổng cả năm là 343.860.000 đồng. Dư luận đặt câu hỏi, nếu không có kiến nghị của công dân thì UBND xã Yên Thắng sẽ “om” khoản tiền hỗ trợ chậm này đến bao giờ mới chi trả cho bà con. Đáng tiếc, sai phạm này kéo dài trong cả năm, mà mãi đến đầu năm 2023 cơ quan chức năng huyện Lang Chánh mới hay biết (?).

Báo Dân tộc và Phát triển sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc!




Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Diễn tập phương án chữa cháy, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ

Diễn tập phương án chữa cháy, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ

Ngày 1/10, tại Tp. Hạ Long, Bộ Công an phối hợp với tỉnh Quảng Ninh tổ chức diễn tập phương án chữa cháy, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ cấp Bộ năm 2023. Lãnh đạo Bộ Công an, một số bộ, ban, ngành; lãnh đạo các tỉnh, thành phố Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hải Dương, Hải Phòng tham dự buổi diễn tập.
Tin nổi bật trang chủ
An Giang: Gần 60 đôi bò sẽ tham dự Hội đua bò Bảy núi lần thứ 28

An Giang: Gần 60 đôi bò sẽ tham dự Hội đua bò Bảy núi lần thứ 28

Sắc màu 54 - Như Tâm - Lê Vũ - 8 phút trước
Nhân dịp Lễ Sen Dotal của đồng bào Khmer, UBND huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) tổ chức Hội Đua bò Bảy núi tranh cúp Truyền hình An Giang lần thứ 28 và Chương trình biểu diễn Mô tô địa hình tại Khu Thể thao Du lịch Tà Pạ - Soài Chek, xã Núi Tô (sân đua bò huyện Tri Tôn).
Bão Koinu có gió giật cấp 17 sắp vào biển Đông

Bão Koinu có gió giật cấp 17 sắp vào biển Đông

Môi trường sống - T.Hợp - 3 giờ trước
Trưa 3/10, Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai có văn bản số 368/VPTT đề nghị Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa chủ động ứng phó với bão Koinu ở vùng biển phía Đông Bắc đảo Luzon (Philippines).
Kon Tum: Hội thi truyền thông về “Xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới, xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em”

Kon Tum: Hội thi truyền thông về “Xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới, xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em”

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Sáng 3/10, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức Hội thi truyền thông về “Xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới, xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em” năm 2023.
Hồi sinh làng nghề thổ cẩm trăm năm tuổi của người Ba Na

Hồi sinh làng nghề thổ cẩm trăm năm tuổi của người Ba Na

Sắc màu 54 - Như Quỳnh-Thành Nhân - 22:11, 02/10/2023
Đối với đồng bào DTTS, nghề dệt thổ cẩm truyền thống được xem là một nét văn hóa độc đáo được truyền từ đời này sang đời khác. Tại làng Hà Văn Trên, huyện Vân Canh (Bình Định), nghề dệt thổ cẩm được gìn giữ nguyên vẹn, không chỉ giúp cho đồng bào Ba Na có thêm thu nhập, mà thông qua sự kết hợp với du lịch cộng đồng, sắc màu thổ cẩm của làng nghề trăm năm tuổi này ngày càng được tôn vinh.
Dân tộc Lào

Dân tộc Lào

Media - Hồng Phúc - Đặng Việt Hùng - 22:06, 02/10/2023
Dân tộc Lào còn có tên gọi là Thay, Thay Duồn, Thay Nhuồn, Phu Thay, Phu Lào. Theo số liệu Điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2019, người Lào ở Việt Nam có 17.532 người. Trong đó, nam là 8.991 người, nữ là 8.541 người.
Mường Lò - Tinh hoa miền di sản

Mường Lò - Tinh hoa miền di sản

Bất cứ ai đến với Nghĩa Lộ - Mường Lò thời điểm này sẽ được thăng hoa cảm xúc trước vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên và những thảm vàng lúa chín; được chiêm ngưỡng vẻ đẹp duyên dáng yêu kiều của các cô gái Thái; được hòa mình trong vòng những Xòe bất tận để cảm nhận tự trái tim những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, với bao cung bậc cảm xúc đắm say và giá trị nhân văn sâu sắc đã và đang trường tồn, lan tỏa của Nghệ thuật Xòe Thái - tinh hoa miền di sản Mường Lò, Nghĩa Lộ.
Chế biến sâu, nâng “chất” giá trị dược liệu

Chế biến sâu, nâng “chất” giá trị dược liệu

Media - Trọng Bảo - 22:02, 02/10/2023
Những năm gần đây, nhu cầu sử dụng các sản phẩm dược liệu chăm sóc sức khỏe có xu hướng gia tăng. Nhiều sản phẩm dược liệu vùng cao được người dùng đánh giá là tốt cho sức khỏe. Nắm bắt được tiềm năng này, tại Lào Cai, đã xuất hiện nhiều mô hình liên kết giữa người dân và doanh nghiệp để thực hiện việc chế biến sâu dược liệu. Đặc biệt, các doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền, hệ thống máy móc, công nghệ, nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng, phù hợp với thị hiếu của người dùng; góp phần nâng cao giá trị cây dược liệu, cải thiện thu nhập cho người dân vùng cao…
Xóa bỏ hủ tục lạc hậu trong đồng bào DTTS ở Thanh Hóa: Hiệu quả từ giải pháp tuyên truyền vận động theo phương châm

Xóa bỏ hủ tục lạc hậu trong đồng bào DTTS ở Thanh Hóa: Hiệu quả từ giải pháp tuyên truyền vận động theo phương châm "Mưa dầm thấm lâu"

Xã hội - Quỳnh Trâm - 22:01, 02/10/2023
Với giải pháp thực hiện tuyên truyền, vận động theo phương châm "mưa dầm thấm lâu" nhằm đẩy lùi hủ tục lạc hậu ra khỏi vùng đồng bào DTTS và miền núi; Đặc biệt là quá trình triển khai Đề án “Tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông tỉnh Thanh Hoá ”, những năm gần đây, việc cưới xin, việc tang ở vùng đồng bào Mông đã được tổ chức gọn nhẹ, tiết kiệm. Bên cạnh đó, ý thức về vệ sinh môi trường của người dân đã được nâng lên rõ rệt, đồng bào đã di dời chuồng trại ra xa nhà; cải tạo, làm mới nhà vệ sinh, nhà tắm...
Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người lần thứ Nhất tỉnh Lai Châu sẽ diễn ra vào đầu tháng 11

Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người lần thứ Nhất tỉnh Lai Châu sẽ diễn ra vào đầu tháng 11

Tin tức - Thanh Nguyên - 20:33, 02/10/2023
Từ ngày 3 - 5/11, tại Lai Châu sẽ diễn ra Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người lần thứ Nhất và Tuần Du lịch - Văn hóa tỉnh Lai Châu năm 2023.
Chư Pưh (Gia Lai): Giải cứu kịp thời 4 cháu bé mắc kẹt giữa dòng nước lũ

Chư Pưh (Gia Lai): Giải cứu kịp thời 4 cháu bé mắc kẹt giữa dòng nước lũ

Tin tức - Ngọc Thu - 20:29, 02/10/2023
Ngày 2/10, ông Phạm Đức Ngọc - Bí thư Đảng uỷ xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh, Gia Lai) cho biết, lực lượng chức năng của huyện đã giải cứu thành công 4 cháu bé đi chăn bò bị mắc kẹt giữa dòng nước dữ.
Đầu tư ứng trước cho đồng bào DTTS - Cách làm hay ở Bình Thuận

Đầu tư ứng trước cho đồng bào DTTS - Cách làm hay ở Bình Thuận

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 20:24, 02/10/2023
Thông qua Trung tâm Dịch vụ miền núi, Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận đã triển khai chính sách đầu tư ứng trước, trợ cước vận chuyển giống, vật tư..., đồng thời thu mua nông sản cho bà con đồng bào DTTS với giá ổn định hơn so với thị trường. Chính sách này không chỉ giúp bà con có điều kiện để sản xuất, hạn chế tình trạng vay mượn vốn từ bên ngoài với lãi suất cao mà quan trọng hơn là đã khơi dậy ý chí vươn lên thoát nghèo của người dân, góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.