Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tuyên Quang: Nhiều hộ thoát nghèo nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách

Mai Hương - 10:10, 17/01/2023

Nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách, hàng nghìn hộ khó khăn, các đối tượng yếu thế ở tỉnh Tuyên Quang đã vươn lên ổn định cuộc sốn và nỗ lực góp sức xây dựng quê hương. Nhìn lại thực tế ở cơ sở, đối với đồng bào DTTS, nguồn tín dụng chính sách không chỉ là sự hỗ trợ về tài chính giúp bà con vươn lên thoát nghèo, mà còn tạo nền móng giúp họ thực hiện ước mơ làm giàu...

Hàng ngàn hộ khó khăn thoát nghèo nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách
Hàng ngàn hộ khó khăn thoát nghèo nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách

Xuất hiện nhiều tấm gương làm kinh tế giỏi

Gia đình chị Nguyễn Thị Tình ở làng Chiềng, xã Yên Phú, huyện Hàm Yên, trước đây là một trong những hộ nghèo của huyện. Năm 2014, được tạo điều kiện vay vốn ưu đãi của NHCSXH huyện Hàm Yên, gia đình chị Tình đã quyết định vay 70 triệu đồng để nuôi trâu sinh sản. Khoản vay này đã giúp gia đình chị Tình đổi đời, bắt đầu vươn lên.

Hai năm sau, nhờ chăn nuôi thành công, chị trả hết nợ ngân hàng và tiếp tục vay 50 triệu đồng để cải tạo vườn cây ăn quả. Hiện nay, gia đình chị Tình đang có 700 gốc cam, trên 200 gốc thanh long và phật thủ, gần 1ha chè và nuôi 3 con trâu sinh sản. Khoảng 2 năm trở lại đây, từ chăn nuôi và trồng cây ăn quả, mỗi năm, gia đình chị thu về trên 300 triệu đồng, sau khi trừ chi phí còn lãi trên 100 triệu đồng. Nhờ nguồn thu nhập ổn định, cuộc sống gia đình được nâng lên nhiều. Gia đình chị đã mua được ti vi, tủ lạnh, xe máy… để phục vụ sinh hoạt, đời sống gia đình.

Anh Nguyễn Văn Hiếu ở thôn Bản Thác, xã Yên Hoa, huyện Na Hang cũng đã mạnh dạn vay vốn NHCSXH, đầu tư nuôi trâu vỗ béo và dê nhốt chuồng. Hiện gia đình anh có thu nhập 200 triệu đồng/năm, trở thành gương thanh niên tiêu biểu trong phát triển kinh tế và làm giàu chính đáng ở địa phương.

Ông Nguyễn Phan Vỹ, Giám đốc chi nhánh NHCSXH tỉnh Tuyên Quang  cho biết: Đến hết tháng 10/2022, tổng dư nợ các chương trình cho vay của chi nhánh đạt trên 3.600 tỷ đồng, gấp 23,3 lần so với năm 2003. Trong đó, tổng dư nợ ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội là 3.556,6 tỷ đồng, chiếm 99,54% tổng dư nợ. Nguồn vốn đã kịp thời đến với hơn 472 nghìn lượt hộ nghèo, cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Nhờ vốn vay ưu đãi, nhiều nông dân Tuyên Quang vay vốn chính sách để phát triển chăn nuôi
Nhờ vốn vay ưu đãi, nhiều nông dân Tuyên Quang vay vốn chính sách để phát triển chăn nuôi

Có thể khẳng định, với phương thức đặc thù, riêng có trong quản lý và ủy thác nguồn vốn thông qua các tổ chức chính trị - xã hội, chi nhánh NHCSXH tỉnh Tuyên Quang, đã đáp ứng kịp thời được nguyện vọng của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, khi bà con có nhu cầu vay vốn SXKD, chăn nuôi, trồng trọt để phát triển kinh tế nâng cao thu nhập, thay đổi cuộc sống.

Kết quả việc triển khai hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh, đã tiếp thêm động lực để người nghèo và các đối tượng chính sách mạnh dạn thay đổi cách nghĩ, cách làm, vươn lên thoát nghèo và làm giàu.

Tiếp tục đồng hành cùng người nghèo

Mặc dù hiệu quả từ vốn tín dụng chính sách đã rõ, nhưng hiện nay toàn tỉnh Tuyên Quang vẫn còn có 50.033 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 23,45% và 16.749 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 7,85% (chiếu theo chuẩn nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2022 - 2025). Số hộ nghèo chủ yếu tập trung tại các huyện, xã vùng sâu, vùng xa, vùng đông đồng bào dân tộc thiểu số.

Nhận thức được tầm quan trọng trong việc giảm nghèo bền vững, tỉnh Tuyên Quang đã xây dựng Đề án giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, với mục tiêu chung tỷ lệ hộ nghèo chung giảm bình quân trên 3%/năm, trong đó hộ nghèo DTTS và tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm bình quân từ 4% trở lên. Đặc biệt, toàn tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2023, sẽ không còn hộ người có công là hộ nghèo.

 Để thực hiện mục tiêu này, vai trò của NHCSXH là rất quan trọng, ngoài việc hỗ trợ tín dụng, Ngân hàng còn phải phối hợp với các tổ chức chính trị, xã hội để có những giải pháp sử dụng nguồn vốn tín dụng chính sách, tạo sự bền vững trong sinh kế cho người dân. Do vậy, thời gian tới, để vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng, đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng, Ngân hàng sẽ tiếp tục chú trọng ủy thác thông qua Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên, nhất là hiện nay tỉnh Tuyên Quang đã đưa ra những giải pháp và nhiệm vụ trọng tâm trong công tác giảm nghèo bền vững, gắn kết chặt chẽ giữa cho vay tín dụng ưu đãi với hướng dẫn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, nâng cao kỹ năng tay nghề, quản trị vốn vay. 

Chăn nuôi gia súc là một trong những hướng phát triển kinh tế giúp nhiều hộ dân tỉnh Tuyên Quang thoát nghèo
Chăn nuôi gia súc là một trong những hướng phát triển kinh tế giúp nhiều hộ dân tỉnh Tuyên Quang thoát nghèo

Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, cán bộ khuyến nông trong hướng dẫn hộ nghèo, hộ cận nghèo lập phương án và tổ chức thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh khi vay vốn; trong đó chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn Nhân dân vay vốn, với mức vay tối đa để phát triển sản xuất. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 19.310 hộ đầu năm 2022 xuống còn 8.571 hộ vào cuối năm 2025 đối với số hộ nghèo thiếu vốn; và giảm từ 9.992 hộ đầu năm 2022 xuống còn 3.527 hộ vào cuối năm 2025 đối với hộ nghèo do thiếu phương tiện sản xuất.

Mặt khác, tỉnh sẽ triển khai thực hiện có hiệu quả nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm để cho vay tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm đối với phương án, dự án vay vốn khả thi, sử dụng nhiều lao động và cho vay đối với đối tượng là người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, lao động bị thu hồi đất nông nghiệp, chuyển đổi ngành nghề, lao động là người dân tộc thiểu số. 

Phấn đấu trong giai đoạn 2021 - 2025 tạo việc làm cho trên 16.700 người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; đưa trên 7.500 người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi làm việc ở ngoài tỉnh; góp phần giảm số hộ nghèo có chỉ số thiếu hụt về việc làm xuống còn dưới 15% vào cuối năm 2025.

Hiện nay, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Tuyên Quang đang triển khai 18 chương trình tín dụng ưu đãi, phủ kín đến 100% thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh với 138 điểm giao dịch xã, phường và hơn 2.370 Tổ tiết kiệm và vay vốn. Qua đó, tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu, đủ điều kiện được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính sách một cách thuận lợi, kịp thời, góp phần giúp người dân ổn định cuộc sống, thoát khỏi cảnh đói nghèo và nỗ lực góp sức xây dựng quê hương.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk phát triển cà phê chất lượng cao theo hướng xanh và bền vững

Đắk Lắk phát triển cà phê chất lượng cao theo hướng xanh và bền vững

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 diễn ra đã để lại những ấn tượng tốt đẹp trong lòng Nhân dân, du khách trong và ngoài nước. Với 18 hoạt động chính, trong đó có nhiều chương trình, sự kiện quảng bá cà phê Đắk Lắk, tôn vinh người trồng, người chế biến, doanh nghiệp và nhà xuất khẩu cà phê. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hoài Dương - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk về thực trạng, những định hướng trong việc phát triển cà phê tại Đắk Lắk.
Tin nổi bật trang chủ
Ủy ban Dân tộc và tỉnh Đồng Nai trao hỗ trợ làm nhà ở cho đồng bào DTTS nghèo tại tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang

Ủy ban Dân tộc và tỉnh Đồng Nai trao hỗ trợ làm nhà ở cho đồng bào DTTS nghèo tại tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang

Vừa qua, tại tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc và tỉnh Đồng Nai do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh và Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr làm Trưởng đoàn đã đến thăm, làm việc, trao hỗ trợ kinh phí làm nhà ở cho đồng bào DTTS nghèo tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang. Tham gia Đoàn công tác có lãnh đạo Báo Dân tộc và Phát triển (UBDT) và lãnh đạo một số sở, ban, ngành tỉnh Đồng Nai.
Thủ tướng: Phải biến niềm tự hào về di sản văn hóa Huế thành nguồn lực phát triển

Thủ tướng: Phải biến niềm tự hào về di sản văn hóa Huế thành nguồn lực phát triển

Thời sự - PV - 20:18, 25/03/2023
Chiều ngày 25/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, đánh giá tình hình, kết quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thời gian qua và đề ra phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới, giải quyết một số kiến nghị của tỉnh.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 12/2023): Giữ mạch nguồn di sản

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 12/2023): Giữ mạch nguồn di sản

Media - BDT - 18:30, 25/03/2023
Di sản văn hóa phi vật thể là sự kết tinh của những tập quán, kỹ năng, tri thức dân gian được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Giống như dòng chảy ngầm kết nối các thế hệ, di sản văn hóa phi vật thể không chỉ được các cộng đồng bảo tồn, gìn giữ mà còn phát huy giá trị và tái sáng tạo để phù hợp với hoàn cảnh xã hội cũng như nhu cầu của con người trong từng thời kỳ. Trong Chuyên mục tuần này sẽ tìm hiểu về việc giữ mạch nguồn di sản ở nước ta.
Chủ tịch nước dự họp mặt truyền thống cựu cán bộ Đoàn Thanh niên các thời kỳ

Chủ tịch nước dự họp mặt truyền thống cựu cán bộ Đoàn Thanh niên các thời kỳ

Thời sự - PV - 17:58, 25/03/2023
Nhân dịp kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2023), sáng 25/3, tại Hà Nội, Ban Liên lạc cựu cán bộ Đoàn Thanh niên Việt Nam tổ chức họp mặt truyền thống cựu cán bộ Đoàn Thanh niên các thời kỳ.
Thủ tướng kiểm tra tiến độ cầu vượt cửa biển Thuận An; thăm Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế

Thủ tướng kiểm tra tiến độ cầu vượt cửa biển Thuận An; thăm Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế

Thời sự - PV - 17:56, 25/03/2023
Chiều 25/3, trong chương trình làm việc tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi kiểm tra tiến độ xây dựng cầu qua cửa biển Thuận An và dự án tuyến đường bộ ven biển qua tỉnh.
Trà hoa cúc - Công dụng thần kỳ cho sức khỏe con người

Trà hoa cúc - Công dụng thần kỳ cho sức khỏe con người

Media - Hoàng Quý - 16:22, 25/03/2023
Trà hoa cúc là một loại trà thảo mộc khô, có thành phần chính từ hoa cúc khô, đây là một thảo mộc quý có rất nhiều tác dụng như thanh nhiệt, giải độc, kháng khuẩn, giảm nhiệt, cảm cúm, hỗ trợ an thần, giúp ngủ ngon, giảm đau đầu mệt mỏi, giảm mỡ máu... Sau đây các bạn hãy cùng tìm hiểu công dụng của trà hoa cúc với sức khỏe của con người nhé.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 12/2023): Giữ mạch nguồn di sản

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 12/2023): Giữ mạch nguồn di sản

Di sản văn hóa phi vật thể là sự kết tinh của những tập quán, kỹ năng, tri thức dân gian được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Giống như dòng chảy ngầm kết nối các thế hệ, di sản văn hóa phi vật thể không chỉ được các cộng đồng bảo tồn, gìn giữ mà còn phát huy giá trị và tái sáng tạo để phù hợp với hoàn cảnh xã hội cũng như nhu cầu của con người trong từng thời kỳ. Trong Chuyên mục tuần này sẽ tìm hiểu về việc giữ mạch nguồn di sản ở nước ta.
Giờ Trái đất năm 2023: Tiết kiệm điện - Thành thói quen

Giờ Trái đất năm 2023: Tiết kiệm điện - Thành thói quen

Môi trường sống - PV - 15:54, 25/03/2023
Sự kiện tắt đèn trong vòng một giờ hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023 diễn ra từ 20h30 đến 21h30, Thứ Bảy, ngày 25/3/2023 với thông điệp “Tiết kiệm điện - thành thói quen”, nhấn mạnh vào tính cấp bách của hành động.
Nghệ An: Sắc diện mới nơi những huyện nghèo 30a xứ Nghệ

Nghệ An: Sắc diện mới nơi những huyện nghèo 30a xứ Nghệ

Công tác Dân tộc - Nguyễn Thanh - 14:49, 25/03/2023
Nghệ An có 3 huyện nằm trong danh sách huyện nghèo 30a của cả nước là Kỳ Sơn, Tương Dương và Quế Phong. Sau nhiều năm triển khai các Chương trình MTQG, trong đó có Chương trình xây dựng NTM... những bản làng nơi đây hiện ra với vẻ tươi mới, bình yên và no ấm. Những gam màu ấy khác xa so với trí nhớ của nhiều người sau bao năm chưa trở lại vùng đất nghèo bậc nhất cả nước.
Bình Dương: Khởi động - Kết nối - Phát triển mới

Bình Dương: Khởi động - Kết nối - Phát triển mới

Thời sự - Lê Vũ - 13:54, 25/03/2023
Đây là chủ đề sự kiện đánh dấu cho sự phát triển của tỉnh Bình Dương trong hơn 25 năm qua, với thành quả đột phá về cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, chính sách thông thoáng, cởi mở, tư duy phát triển không ngừng đổi mới sáng tạo... vừa được UBND tỉnh tổ chức sáng 25/3.
Phát hiện hang động nguyên sơ dài hơn 3,3 km ở Quảng Bình

Phát hiện hang động nguyên sơ dài hơn 3,3 km ở Quảng Bình

Du lịch - Hồng Phúc - 13:33, 25/03/2023
Hiệp hội Hang động Hoàng Gia Anh phát hiện hệ thống hang động còn nguyên sơ với tổng chiều dài 3.349 m tại Quảng Bình.
Ngành nghề nào Hot, ngành nghề nào sẽ biến mất trong tương lai?

Ngành nghề nào Hot, ngành nghề nào sẽ biến mất trong tương lai?

Nghề nghiệp - Việc làm - P.V - 12:44, 25/03/2023
Lựa chọn ngành nghề nào để có tương lai sau này mà phù hợp với bản thân mình đang là nỗi băn khoăn đối với các em học sinh lớp 12 cũng như phụ huynh. Ông Ngô Minh Tuấn - Người sáng lập Trường huấn luyện Doanh nhân CEO Việt Nam Global đã có trao đổi về vấn đề này.