Xã hội -
Phạm Tiến -
15:48, 30/09/2022 Thông tin từ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Nghệ An cho biết, trong hai ngày qua, tại tỉnh này có lượng mưa phổ biến từ 200 - 470 mm, đã gây tình trạng ngập lụt, sạt lở đất nhiều nơi.
Chính tôi cũng không thể ngờ rằng, ở nhiều xứ đạo, vùng thuần nông Nghệ An lại có những thư viện hiện đại như thế. Theo nhà hoạt động xã hội Nguyễn Quang Thạch, thì một số thư viện của giáo xứ, mức độ hiện đại và cung cách phục vụ chuyên nghiệp không thua kém gì ở Mỹ
Mưa lớn kéo dài do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4 (bão Noru) đang khiến nhiều địa phương ở Hà Tĩnh, Nghệ An bị chia cắt do ngập úng cục bộ và sạt lở đất. Hiện tại, chính quyền các cấp đang tích cực phối hợp với người dân thực hiện “4 tại chỗ”, ứng trực để di chuyển người và tài sản đến nơi an toàn.
Hàng ngàn hộ dân bị ngập úng, hàng chục điểm sạt lở nguy hiểm… tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo các địa phương lên phương án di dời dân đến nơi an toàn. Trước diễn biến mưa lũ bất thường, tỉnh Nghệ An cũng đã yêu cầu các địa phương phải bảo đảm an toàn tuyệt đối về người, không để bất kỳ người dân nào thiếu đói và thiếu mặc vì mưa lũ.
Ảnh hưởng từ mưa bão, những ngày qua, Nghệ An có mưa to đến rất to gây chia cắt nhiều vùng. Đến sáng nay (29/9), đã có 284 trường học ở Nghệ An phải cho học sinh nghỉ học để bảo đảm an toàn. Công tác ứng phó với mưa lũ đang được các địa phương và các trường thực hiện quyết liệt, khẩn trương.
Tin tức -
An Yên -
14:46, 28/09/2022 Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão Noru, sáng nay, 28/9, nhiều nơi tại Nghệ An và Hà Tĩnh có mưa to, có nơi mưa rất to và dông. Trước đó, hai tỉnh này đã phát thông báo cảnh báo mưa to gây ngập úng.
Bạn đọc -
Vinh An – Y Nguyên -
10:36, 26/09/2022 Hai triệu đồng hoặc chưa đến 2 triệu đồng/tháng, là mức lương mà nhiều thầy cô giáo ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An được nhận sau gần 20 năm đứng lớp. Đồng lương bèo bọt khiến họ phải làm thêm đủ thứ việc để kiếm sống.
Hôm nay 23/9, Câu lạc bộ Tennis báo chí Nghệ An cùng chính quyền địa phương đã tổ chức xây dựng cầu dân sinh cho đồng bào ở bản Na, xã Nậm Nhoóng, huyện Quế Phon (tỉnh Nghệ An).
Nơi xứ Nghệ, không ai lại không biết “thượng Cầu Rầm, hạ Bến Thủy”. “Cầu Rầm” ở đây chính là nhà thờ Cầu Rầm. Tự bao giờ, Cầu Rầm đã trở thành một cái tên, một địa danh có tính biểu tượng của Vinh đến mức đi vào thành ngữ.
Tin tức -
An Yên -
20:24, 17/09/2022 Ngày 17/9, tại huyện Con Cuông (Nghệ An), Quỹ Học bổng Vừ A Dính và Câu lạc bộ “Vì Trường Sa - Hoàng Sa thân yêu” phối hợp cùng Tỉnh đoàn Nghệ An, Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị liên quan tổ chức Chương trình “Trao học bổng năm học 2021 - 2022 và 2022 - 2023 cho học sinh DTTS tỉnh Nghệ An”.
Chiều 13/9, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh Nghệ An tổ chức tọa đàm "Mặt trận lắng nghe tiếng nói Người có uy tín trong đồng bào DTTS năm 2022". Đồng chí Võ Thị Minh Sinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh chủ trì buổi Tọa đàm.
Tin tức -
Kim Anh -
18:59, 13/09/2022 Chiều 13/9, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Hoàng Thị Hạnh đã tiếp Đoàn đại biểu Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS tỉnh Nghệ An nhân dịp Đoàn về thăm Hà Nội. Đoàn gồm 40 đại biểu Người có uy tín đại diện cho 1.228 Người có uy tín của tỉnh Nghệ An, do ông Vy Mỹ Sơn - Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh làm Trưởng Đoàn.
Từng là ngôi chùa lớn nhất ở thành phố Vinh và là một trong những ngôi chùa lớn nhất ở Nghệ Tĩnh, Tùng Lâm Diệc Cổ một thời còn là Trung tâm Phật giáo xứ Nghệ. Đặc biệt, đây cũng là nơi lưu giữ bản chép tay “Văn chiêu hồn” bằng chữ Nôm nổi tiếng của Đại thi hào Nguyễn Du…
Đời sống của người Đan Lai dẫu đã có nhiều đổi thay nhưng để ổn định lâu dài nơi vùng lõi vườn quốc gia Pù Mát là một câu chuyện còn dài.
Làng Hữu Lam cách trung tâm xã Nghĩa Đức (huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An) chừng hơn 1 km. Tôi không nghĩ ở miền sơn cước này lại có một ngôi làng tương đối hiện đại như thế; đường sá, mương máng được đầu tư xây dựng rất bài bản. “Bà con đoàn kết, đồng thuận thì việc gì cũng xong” – Trưởng làng, Người có uy tín Lục Đình Duẩn cho biết như thế khi nói về làng Hữu Lam của mình.
Cuộc sống của người Đan Lai ở các bản TĐC thuộc xã Thạch Ngàn, Môn Sơn (Nghệ An) đã có rất nhiều đổi mới. Theo đó, nhiều mô hình kinh tế mới đã hình thành, trẻ con được học tập đầy đủ. Những hủ tục lạc hậu như hôn nhân cận huyết, tảo hôn gần như được xóa bỏ. Nhiều người Đan Lai không chỉ đi ra khỏi rừng mà đã trở thành những công nhân, hội nhập với cuộc sống văn hóa mới.
Người đứng đầu xóm Nung, xã Nghĩa Đức, huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) chỉ mới 32 tuổi. Ấy là Trương Văn Sơn. “Tuổi như em cũng không phải là còn trẻ, nhưng so với các cụ trong xóm, thì mình được tôn vinh làm Người có uy tín, quả là quá trẻ” - Sơn nói rất thật lòng.
Tin tức -
An Yên -
18:32, 06/09/2022 Sau trận lũ ống trong đêm, nhiều nhà dân ở thị trấn Mường Xén và xã Hữu Kiệm, xã Tà Cạ (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) đã bị tàn phá, đổ sập trong đống bùn đất. Công tác khắc phục đang được tiến hành rất khẩn trương.
Thường thì Người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số là những người lớn tuổi. Nhưng, ở huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An), nhiều Người có uy tín lại còn đang…rất trẻ. Điểm chung nhất của họ là hăng say, năng nổ và dám hi sinh lợi ích cá nhân vì tập thể.
Không thể để người Đan Lai mãi sống biệt lập trong rừng thẳm, với sự đói nghèo, lạc hậu, thất học và nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết.... bủa vây, làm suy thoái giống nòi, Đề án “giải cứu” tộc người có tục ngủ ngồi ở vùng lõi vườn quốc gia Pù Mát (Nghệ An) đã được các cấp chính quyền xây dựng và triển khai thực hiện quyết liệt...