Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nguồn lực “cứu nguy” cho người dân vùng chịu ảnh hưởng thiên tai ở Nghệ An

An Yên - 09:37, 18/03/2023

Hàng trăm điểm sạt lở, có nguy cơ lũ ống, lũ quét ở Nghệ An luôn là thách thức lớn đối với công cuộc an cư của hàng ngàn hộ dân ở vùng DTTS và miền núi. Các cấp chính quyền, người dân đang kỳ vọng vào một nguồn lực quan trọng sẽ “cứu nguy” giúp người dân ở vùng bị ảnh hưởng sớm được an cư.

Sạt lở ở bản Bủng Xát, xã Châu Khê (Con Cuông, Nghệ An) đe dọa cuộc sống 18 hộ dân bản Thái
Sạt lở ở bản Bủng Xát, xã Châu Khê (huyện Con Cuông) đe dọa cuộc sống 18 hộ dân bản Thái

Sống trong sợ hãi

Thời điểm cuối tháng 10/2020, tại khu vực bản Bủng Xát, xã Châu Khê, huyện Con Cuông bất ngờ xuất hiện vết rạn nứt lớn trên núi sau nhiều ngày mưa lớn. Thực trạng này đã đe dọa đến cuộc sống của một bản cư dân sống ở dưới chân núi.

Qua thống kê của địa phương, hiện có 18 hộ đồng bào dân tộc Thái ở bản này đang nằm trong vùng bị sạt lở núi, nguy cơ mất an toàn cao. Theo bà Lộc Thị Diện, người dân ở bản Bủng Xát, xã Châu Khê, các vết nứt quanh núi đã được huyện cho xử lý lấp lại, nhưng những hòn đá tảng lớn treo trên sườn núi vẫn còn nhiều, có thể đổ xuống bất cứ lúc nào. "Về lâu dài chúng tôi cần di dời đến nơi an toàn… Ở thế này bất an lắm", bà Diện nói.

Với việc thực hiện Dự án 2 về quy hoạch sắp xếp và bố trí ổn định dân cư thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 đang triển khai trên địa bàn, được xác định là nguồn lực quan trọng “cứu nguy” cho người dân ở vùng bị ảnh hưởng.

Tại huyện miền núi Kỳ Sơn cũng đang có trên 30 điểm sạt lở núi và trên 20 điểm xảy ra nguy cơ lũ quét, lũ ống với khoảng gần 500 hộ ảnh hưởng vùng lũ quét, lũ ống thuộc các xã Tà Cạ, Phà Đánh, Hữu Kiệm, Chiêu Lưu, Keng Đu, Bắc Lý, Mỹ Lý…

Tương tự, huyện miền núi Tương Dương - nơi địa hình phức tạp, sông núi xẻ dọc, cắt ngang, đã từng xảy ra lũ ống, lũ quét, gây thiệt hại nặng nề, thì hiện nay ngay ở xã Yên Hòa có bản Xiềng Líp và  bản Hào với trên 320 hộ dân sinh sống đều nằm ở sát các dòng khe Chà Hạ, khe Líp. Vào mùa mưa, nguy cơ lũ quét đe dọa tính mạng và tài sản của Nhân dân là rất lớn.

Đáng lo, các bản Lả, Minh Phương, Xốp Mạt và bản Côi, xã Lượng Minh nằm dọc tuyến đường từ Cửa Rào - Thủy điện bản Vẽ đang là nỗi ám ảnh của người dân địa phương về tình trạng lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, với hơn trên 10 điểm nguy hiểm.

Anh Lô Khăm Kha, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Tương Dương cho hay: Địa bàn huyện hiện có trên 30 điểm có nguy cơ lũ ống, lũ quét, tập trung ở chủ yếu ở các xã Yên Na, Yên Hoà, Nga My, Lượng Minh, Tam Hợp… Huyện rất lo khi đến mùa mưa bão nhưng “lực bất tòng tâm” vì ngân sách hạn hẹp. Vì thế, chúng tôi cơ bản chỉ làm mỗi việc là chỉ đạo các xã thành lập tổ xung kích tại địa bàn luôn túc trực, ứng phó nhằm kịp thời di dời các hộ dân đang sinh sống ven sông, suối, sườn núi, nơi có khả năng sạt lở đất, lũ quét đến nơi an toàn.

Toàn tỉnh Nghệ An đang có khoảng 240 điểm cảnh báo nguy cơ lũ ống, lũ quét ở 25 xã thuộc 6 huyện miền núi như: Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn, Quỳ Châu, Quế Phong, Quỳ Hợp; ảnh hưởng đến 2.124 hộ với 12.387 người. 

Đặc biệt, tại các vùng nguy cơ lũ quét, hiện có khoảng 2.575 hộ, trên 15.000 người bị ảnh hưởng cần phải sơ tán khi xảy ra sự cố. Trong số này, hiện còn 244 hộ dân ở các huyện Kỳ Sơn, Con Cuông, Tương Dương… cần phải bố trí khẩn cấp đến nơi ở mới để tránh nguy cơ lũ ống, lũ quét đe dọa đến tính mạng và tài sản.

Điểm sạt lở tại nhà hộ dân ở bản Trung Thắng, xã Yên Thắng do mưa lớn kéo dài nên ta luy dương phần máiđã đổ xuống vùi lấp nhà tắm, phòng ngủ của hộ gia đình anh Lương Văn Trường - ảnh tư liệu
Tại bản Trung Thắng, xã Yên Thắng (huyện Tương Dương) do mưa lớn kéo dài nên ta luy dương phần mái đã đổ xuống vùi lấp nhà tắm, phòng ngủ của hộ gia đình anh Lương Văn Trường (Ảnh TL)

Theo thông tin từ Chi cục Thủy lợi tỉnh Nghệ An, do tác động của biến đổi khí hậu, hiện tượng mưa tập trung với cường độ mạnh và lượng mưa lớn là nguyên nhân chủ yếu gây ra lũ quét, sạt lở đất. Tình trạng này xuất hiện ngày càng nhiều, đặc biệt là trên các sông, suối khu vực miền núi, gây ảnh hưởng đến đất sản xuất, khu dân cư, công trình giao thông, đe dọa tính mạng của người dân...

Người dân sẽ sớm được an cư

Theo đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An: Tỉnh sẽ tập trung nguồn lực, từng bước bố trí, sắp xếp lại dân cư gắn với sinh kế các khu vực có nguy cơ lũ quét. Đặc biệt, ưu tiên lồng ghép các nguồn vốn xây dựng, bố trí chỗ ở an toàn cho các hộ dân bị ảnh hưởng lũ quét của các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong, Quỳ Châu...

Bên cạnh đó, tỉnh cũng sẽ từng bước đầu tư xây dựng, lắp đặt tăng mật độ hệ thống quan trắc và cảnh báo sớm tại những khu vực dân cư sinh sống, có nguy cơ cao về lũ quét để cảnh báo kịp thời, phục vụ sơ tán dân cư. Phối hợp với nước bạn Lào để nắm bắt tình hình nước từ thượng nguồn đổ về, từ đó có phương án phòng tránh lũ quét ở các huyện giáp biên giới.

Đặc biệt, một nguồn lực quan trọng sẽ  "cứu nguy" cho hàng ngàn hộ dân vùng bị ảnh hưởng của sạt lở, lũ ống và lũ quét ở Nghệ An, là việc địa phương đang quyết tâm thực hiện hiệu quả Dự án 2 về quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025. Chương trình đang được triển khai ở nhiều huyện miền núi, vùng DTTS.

Theo lộ trình của Chương trình, Nghệ An đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ hoàn thành cơ bản công tác định canh định cư, sắp xếp bố trí ổn định 90% số hộ di cư không theo quy hoạch. Quy hoạch, sắp xếp, di dời, bố trí 60% số hộ DTTS đang cư trú tại các khu vực xa xôi, hẻo lánh, nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở. Giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS. 

Dựng lán dã chiến sơ tán người dân trong mưa lũ ở Kỳ Sơn - ảnh tư liệu
Trong đợt mưa lũ ở huyện Kỳ Sơn, chính quyền địa phương đã phải dựng lán dã chiến sơ tán bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân. (Ảnh TL)

Ông Phạm Văn Hòa, Phó phòng Dân tộc huyện Kỳ Sơn thông tin: Năm 2022, huyện được bố trí hơn 5,4 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển thực hiện dự án bố trí, ổn định dân cư tại xã Mỹ Lý và Bảo Nam. Đây là hai địa bàn trọng điểm về sạt lở, lũ ống và lũ quét nguy hiểm. Tiến độ hiện nay ở Mỹ Lý thì đã được phê duyệt dự án; còn ở Bảo Nam thì đang chờ thẩm định của tỉnh.

Ông  Lương Văn Bảy, Chủ tịch UBND xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn cho biết: Tại xã, dự án triển khai cho 56 hộ bản Xốp Tụ bị ảnh hưởng lũ quét năm 2018. Bà con dân bản rất vui và háo hức. Hi vọng dự án sớm hoàn thành để bà con được an cư, tránh nỗi lo bất an khi mưa bão đến.

Được biết, Nghệ An được Ngân sách Trung ương bố trí vốn đầu tư phát triển năm 2022 tổng kinh phí hơn 15,5 tỷ đồng để thực hiện Dự án 2, với 4 dự án định canh định cư tại các huyện Kỳ Sơn (2 dự án), Tương Dương (1 dự án), Quế Phong (1 dự án). Hiện UBND tỉnh đang triển khai kế hoạch giao vốn chi tiết các dự án để các địa phương triển khai thực hiện.

Theo tiến độ, kế hoạch hàng năm thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 thì, khi ngân sách được bố trí, chắc chắn sẽ có thêm nhiều hộ dân được an cư, tránh nỗi lo khi mưa lũ về vì phải sống trong vùng sạt lở, lũ ống và lũ quét. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất hiện nay của các địa phương, là việc tìm kiếm, bố trí mặt bằng để thực hiện dự án gặp nhiều khó khăn sẽ ảnh hưởng đến tiến độ, biện pháp thi công./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Hơn 1.000 kiều bào và người dân tại tỉnh Shihanuk Vill Vương quốc Campuchia được khám bệnh miễn phí

Hơn 1.000 kiều bào và người dân tại tỉnh Shihanuk Vill Vương quốc Campuchia được khám bệnh miễn phí

Tin tức - Duy Chí - 5 phút trước
Tại xã Vill Rinh, huyện Pray Nup, tỉnh Shihanuk Vill, Vương quốc Campuchia, đoàn bác sĩ Tâm Việt thuộc Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức khám bệnh, xét nghiệm, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho 1.167 kiều bào và người dân địa phương.
Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV năm 2024 sẽ diễn ra vào cuối tháng 11

Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV năm 2024 sẽ diễn ra vào cuối tháng 11

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 10 phút trước
Theo dự kiến, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV, năm 2024 sẽ diễn ra trong 2 ngày 29 và 30/11, tại Nhà văn hóa lao động tỉnh. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc, góp phần tôn vinh các giá trị văn hóa tiêu biểu của đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh.
Quảng Nam: Cứu kịp thời người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Quảng Nam: Cứu kịp thời người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Trang địa phương - T.Nhân - H.Trường - 11 phút trước
Chiều 21/11, Thiếu tá, bác sĩ Nguyễn Văn Quốc Trí - Phó trưởng Phòng khám Axan (đóng tại xã Axan, huyện Tây Giang, Quảng Nam), cho biết vừa kịp thời cứu sống 1 bệnh nhân nữ trên địa bàn ăn 6 lá ngón cùng lúc để tự tử.
Cà Mau: Sôi nổi Ngày hội đua vỏ lãi trên cửa biển Sông Đốc

Cà Mau: Sôi nổi Ngày hội đua vỏ lãi trên cửa biển Sông Đốc

Thể thao - Tào Đạt - 13 phút trước
Ngày 21/11, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau phối hợp với UBND thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời tổ chức Ngày hội đua vỏ lãi năm 2024. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ kỷ niệm 70 năm sự kiện chuyến tàu tập kết ra Bắc (1954 - 2024). Ngày hội thu hút hàng ngàn người dân trong và ngoài tỉnh đến theo dõi.
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 15 phút trước
Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Tại vùng đất miền đá xám Mèo Vạc - Hà Giang, nơi có những dãy núi trùng điệp và những bản làng xa xôi, có một thầy giáo mầm non mà tên tuổi đã trở nên quen thuộc không chỉ với các em học sinh mà còn với đồng bào nơi đây. Đó là thầy giáo Hoàng Đại Nghĩa, người đã giành hơn 14 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, giúp các em mở rộng cánh cửa tri thức, vươn lên từ những khó khăn của cuộc sống.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đối thoại với nông dân

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đối thoại với nông dân

Trang địa phương - Mỹ Dung - 18 phút trước
Ngày 21/11, tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Lãnh đạo tỉnh đối thoại với nông dân 2024, với chủ đề “Hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất - kinh doanh, nâng cao thu nhập và chất lượng đời sống Nhân dân khu vực nông thôn”. Hội nghị có sự tham gia của 250 đại biểu trên địa bàn toàn tỉnh.
Hoà Bình đánh thức tiềm năng phát triển du lịch vùng hồ

Hoà Bình đánh thức tiềm năng phát triển du lịch vùng hồ

Công tác Dân tộc - Lê Anh - 20 phút trước
Với những tiềm năng tự nhiên và văn hóa đa dạng, du lịch Hòa Bình có đầy đủ điều kiện “cất cánh”, mở ra nhiều cơ hội, để thu hút đông đảo khách trong nước, quốc tế đến trải nghiệm, khám phá. Từ đó đưa ngành du lịch trở thành động lực phát triển kinh tế quan trọng của tỉnh.
Lễ đón trọng thể Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm chính thức Campuchia

Lễ đón trọng thể Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm chính thức Campuchia

Thời sự - PV - 17:35, 21/11/2024
Chiều nay, 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia, Thủ đô Phnompenh, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Khuon Sudary đã chủ trì Lễ đón trọng thể Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lần đầu tiên thăm chính thức Vương quốc Campuchia.
Cao Bằng: Tạo “bệ đỡ” cho thanh niên dân tộc thiểu số khởi nghiệp

Cao Bằng: Tạo “bệ đỡ” cho thanh niên dân tộc thiểu số khởi nghiệp

Chính sách dân tộc - Lê Tuấn - Mai Chi - 17:21, 21/11/2024
Những năm qua, tỉnh Cao Bằng thực hiện nhiều chính sách, chủ trương thúc đẩy phong trào khởi nghiệp, sáng tạo cho thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Nhờ được hỗ trợ về vốn, kiến thức từ các chương trình này, trên địa bàn miền núi huyện Hạ Lang đã xuất hiện nhiều thanh niên ưu tú, có nghị lực vượt khó, vươn lên khởi nghiệp với những mô hình hay, sáng tạo.
Việt Nam, Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Việt Nam, Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Thời sự - PV - 16:25, 21/11/2024
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết, chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia lần này có ý nghĩa quan trọng khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực an ninh, quốc phòng, hợp tác biển và một số lĩnh vực hợp tác về điện, kinh tế số…