Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghệ An: Những mô hình sinh kế "đuổi cái nghèo" cho nhiều phụ nữ DTTS

An Yên - 09:33, 17/03/2023

Hàng nghìn gia đình hội viên phụ nữ thoát nghèo, thoát cận nghèo trong năm 2022 là con số ấn tượng của phụ nữ Nghệ An trong nỗ lực vươn lên làm giàu. Nhưng quan trọng hơn, sự thoát nghèo, thoát cận nghèo đang ngày càng bền vững hơn nhờ những mô hình sinh kế “sát sườn” từ sự đồng hành, hỗ trợ của các chương trình, dự án chính sách của Nhà nước và của đội ngũ cán bộ các cấp hội phụ nữ.

Nhiều chị em ở bản Xiềng, xã Đôn Phục, huyện Con Cuông tham gia tổ nấu rượu men lá cho thu nhập khá
Nhiều chị em ở bản Xiềng, xã Đôn Phục, huyện Con Cuông tham gia tổ nấu rượu men lá cho thu nhập khá

Đào tạo nghề để tạo việc làm

Chúng tôi về xã Ngọc Lâm và Thanh Sơn (huyện Thanh Chương), là hai xã tái định cư của Thủy điện bản Vẽ, được mắt thấy, tai nghe nhiều chị em phụ nữ tham gia học nghề, có việc làm và có thu nhập từ nghề đã học. Ấy là những lớp đào tạo nghề dệt thổ cẩm do Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp - Giáo dục Thường xuyên huyện Thanh Chương phối hợp với Hội LHPN xã tổ chức. 

Đối với chị Lô Thị Dung, bản Thanh Hoà (xã Thanh Sơn), thì việc học nghề dệt thổ cẩm vô cùng ý nghĩa. Ngoài những lúc lên nương rẫy, chị Dung đã có thêm nghề dệt, tạo nguồn thu nhập ổn định từ công việc thứ hai này. Chị Dung cười: Lúc nông nhàn, mình tranh thủ dệt thổ cẩm. Ban đầu thì hơi khó, khi quen tay thì dệt nhanh thôi mà. Vừa giữ gìn nghề truyền thống, vừa có việc làm nữa.

Ở huyện Anh Sơn, bằng nguồn hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề và tập huấn kỹ năng sản xuất của tỉnh, hàng trăm phụ nữ ở các xã trên địa bàn huyện được đào tạo nghề, được hướng dẫn các phương pháp sản xuất nên sản phẩm làm ra ngày càng nhiều và chất lượng được nâng lên. 

Năm qua, Trung tâm Dạy nghề huyện mở 3 lớp học nghề may công nghiệp, 2 lớp học dệt thổ cẩm cho 60 hội viên là phụ nữ DTTS thuộc 2 xã Bình Sơn và Thành Sơn, 1 lớp dạy nghề nấu ăn cho 35 hội viên phụ nữ thị trấn, 1 lớp kỹ thuật chăn nuôi gà. Cũng từ học nghề này, nhiều phụ nữ đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm nghề, vốn sống và có cơ hội gặp gỡ, giao lưu để nâng cao chất lượng cuộc sống.

Hoạt động đào tạo nghề để tạo việc làm đã trở thành hoạt động thường xuyên của các cấp hội phụ nữ ở Nghệ An. Chỉ tính riêng năm 2022, các cấp hội phụ nữ đã phối hợp với Sở Công Thương, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, các trung dạy nghề hướng nghiệp, các doanh nghiệp tại các địa phương, trung tâm Khuyến công, khuyến nông - khuyến ngư mở các lớp dạy nghề và giới thiệu tham gia học nghề tại các cơ sở khác cho 14.133 lao động nữ. 

Các nghề thu hút sự tham gia của nhiều hội viên phụ nữ như kỹ thuật may công nghiệp, kỹ thuật chế biến ăn uống, kỹ thuật chăn nuôi, mây tre đan, thổ cẩm, kỹ thuật trồng nấm. Từ đó, đã có 11.023 lao động có việc làm với thu nhập từ 3,5 - 5 triệu đồng/tháng.

Ngoài ra, hội phụ nữ các cấp đã phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo tư vấn, giới thiệu việc làm cho 8.869 lao động nữ trên địa bàn đi làm tại các công ty may mặc, các khu công nghiệp, các doanh nghiệp trên địa bàn và xuất khẩu lao động. 

Thông qua những chương trình, hoạt động hiệu quả trên, phụ nữ Nghệ An, đặc biệt tại vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa và đồng bào DTTS đã tìm cho mình một sinh kế thoát nghèo bền vững. Góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của các địa phương nói riêng, toàn tỉnh nói chung.

Thành viên HTX sản xuất và dịch vụ Hoa ban xanh (bản Cầu Tám, xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn) mang sản phẩm đi giới thiệu tại các hội chợ
Thành viên HTX sản xuất và dịch vụ Hoa ban xanh (bản Cầu Tám, xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn) mang sản phẩm đi giới thiệu tại các hội chợ

Những mô hình sinh kế bền vững

Những năm qua, Nghệ An đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm hỗ trợ hội viên hội phụ nữ phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Trên cơ sở chủ trương chung đó, các cấp hội phụ nữ đã vào cuộc, bám sát cơ sở để khảo sát nắm bắt tình hình đời sống của hội viên, phụ nữ và nhu cầu của các đối tượng phụ nữ nghèo, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, số hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ, để đề ra các biện pháp giúp đỡ cụ thể, phù hợp với điều kiện và khả năng.

Từ đó, nhiều mô hình mới, hay, hiệu quả đã được triển khai cho phụ nữ vùng DTTS như: Mô hình Hợp tác, tổ hợp tác dệt thổ cẩm; Mô hình du lịch cộng đồng; Tổ hợp tác nấu rượu men lá; Tổ hợp tác trồng cây dược liệu địa phương; Mô hình nuôi lợn đen, gà đen, vịt bầu; Ngân hàng bò; Mô hình trồng sắn, ngô cao sản…

Ngay tại huyện Con Cuông, đã có mô hình rượu men lá bản Xiềng, xã Đôn Phục do chị em làm chủ thu hút hàng chục hội viên tham gia. Từ sự trăn trở với nghề truyền thống, trăn trở với kế sách mưu sinh; từ định hướng của cấp ủy chính quyền, của hội phụ nữ xã, chị em phụ nữ bản Xiềng đã thành lập các tổ nấu rượu cho thu nhập khá. Làng có 3 tổ nấu rượu tập trung tại 3 hộ gia đình, luôn có 30 - 40 lao động.

Bà Vi Thị Hồng, Tổ trưởng Tổ nấu rượu men lá bản Xiềng cho hay: Với công suất bình quân khoảng 200 - 300 lít rượu/ngày; mỗi tháng tiêu thụ bình quân 6.000 - 7.000 lít, mang lại thu nhập bình quân mỗi lao động làng nghề 18 triệu đồng/người/năm.

Các cấp hội còn quan tâm hỗ trợ các ý tưởng khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh khả thi hoàn thiện và hiện thực hóa. Nổi bật như ý tưởng “Phát triển chuỗi giá trị thổ cẩm” của HTX sản xuất và dịch vụ Hoa Ban xanh huyện Kỳ Sơn đạt giải cuộc thi cấp Trung ương; Các ý tưởng đạt giải cuộc thi cấp tỉnh như ý tưởng “HTX Dược liệu Tâm My” Quế Phong; ý tưởng “Tạo vườn ghen cây dược liệu” của Quế Phong. “THT trồng ngô sinh khối” tại Tương Dương, ý tưởng “Phát triển rượu men lá và nếp cẩm truyền thống”, ý tưởng “Phát triển du lịch cộng đồng” ý tưởng “THT Mây tre đan” tại địa bàn huyện Con Cuông…

Thông qua việc triển khai hiệu quả các ý tưởng khởi nghiệp, đã giúp bà con vùng dân tộc thay đổi dần nếp nghĩ, cách làm tạo nên các mô hình hay, hiệu quả để thu hút đông đảo bà con tham gia. HTX sản xuất và dịch vụ Hoa ban xanh (bản Cầu Tám, xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn) là ví dụ như thế. 

Trên cơ sở định hướng, động viên của Hội LHPN tỉnh, chị em phụ nữ thuộc HTX Hoa ban xanh đã chú trọng phát triển thương hiệu, kết hợp cùng các tổ chức phi chính phủ và doanh nghiệp chào bán sản phẩm tại các hội chợ, làm những sản phẩm lưu niệm bán cho khách du lịch tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng. 

Chị Lô Thị Mai, Trưởng nhóm dệt bản Na, xã Hữu Lậm, huyện Kỳ Sơn chia sẻ: Với tinh thần bảo tồn nên các thành viên trong HTX vẫn giữ cách làm truyền thống để mang lại những sản phẩm mộc mạc, giản dị đúng như tinh thần truyền nối bao đời nay của cha ông mình. Các sản phẩm đều có quy trình từ việc các chị em cùng nhau trồng dâu nuôi tằm, trồng lanh để làm vùng nguyên liệu; vào rừng tìm thảo mộc nhuộm màu, lên khung dệt vải hay quây quầy những lúc nông nhàn để cùng nhau thêu hoa văn, hoàn thiện sản phẩm dệt thủ công.

Bên cạnh đó, các cấp Hội phụ nữ Nghệ An cũng đã tích cực triển khai chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương" với tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái. Bằng nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả được thực hiện thường xuyên, liên tục đã tạo được nhiều chuyển biến về nhận thức, thay đổi tư duy và huy động được sự vào cuộc tích cực của hội viên phụ nữ toàn tỉnh, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, hội viên phụ nữ, giúp chị em từng bước nâng cao vị thế người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội, góp phần tích cực thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Lãnh đạo Hội LHPN tỉnh Nghệ An hồ hởi: Những hoạt động hỗ trợ, đồng hành cùng phụ nữ vươn lên đẩy đuổi đói nghèo bằng những mô hình sinh kế những năm qua có sự hỗ trợ từ các chương trình MTQG đã mang lại hiệu quả thiết thực. Thông qua các hoạt động hỗ trợ, năm 2022 đã có 30.740 hộ có phụ nữ nghèo, cận nghèo được Hội giúp đỡ. Đáng chú ý, đã có hơn 1.100 hộ có phụ nữ thoát nghèo, thoát cận nghèo./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Sáng 18/5, tại Công viên Biên Hùng Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Tỉnh đoàn Đồng Nai phối hợp cùng Công ty TNHH TCP Việt Nam (Nhãn hàng Red Bull) và các đơn vị tổ chức Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” năm 2025.
Tin nổi bật trang chủ
Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025), sáng 19/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ (đường Bắc Sơn, Hà Nội).
Du lịch tâm linh về Ninh Thuận

Du lịch tâm linh về Ninh Thuận

Dân tộc - Tôn giáo - Thái Sơn Ngọc - 5 giờ trước
Ninh Thuận sở hữu tiềm năng du lịch đa dạng, đang được đầu tư khai thác hiệu quả, thu hút đông đảo du khách. Hệ thống chùa, thiền viện mang kiến trúc cổ xen hiện đại, hòa quyện thiên nhiên, mở ra triển vọng phát triển du lịch tâm linh. Nhân Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, quảng bá hình ảnh du lịch tâm linh Ninh Thuận.
“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 7 giờ trước
Nghệ nhân Châu Thị Đông được cộng đồng dân cư làng Chăm Phú Nhuận (xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) trân trọng gọi là “báu vật sống”. Bà vượt qua định kiến giới, nỗ lực tự học chữ Chăm, học ngâm diễn Ariya và trình diễn dân ca Chăm, trở thành người truyền cảm hứng trong hành trình gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc mình.
Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Sắc màu 54 - Minh Anh - 15 giờ trước
Về tham gia hoạt động tháng 5 “Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam”, sáng 18/5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Cơ Tu huyện A Lưới, TP. Huế đã tổ chức tái hiện Lễ hội Tác Giảng Ka Coong, Tấc Giàng Xứ (cúng thần núi, cúng thần rừng).
Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Sức khỏe - Minh Nhật - 23:30, 18/05/2025
Việc tiến hành nghiên cứu khoa học, học hỏi kinh nghiệm quốc tế và triển khai các mô hình kết hợp trong thực tiễn, xây dựng bộ tiêu chí chuẩn hóa năng lực bác sĩ y học cổ truyền là các bước quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế tại Việt Nam.
Sắc hoa thổ cẩm trên

Sắc hoa thổ cẩm trên "vùng đất khô" Cán Tỷ

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 18:46, 18/05/2025
Những năm qua, HTX Dệt lanh Cán Tỷ, xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã xây dựng và khẳng định thương hiệu trên thị trường bởi những sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Tin tức - Minh Nhật - 18:43, 18/05/2025
Ngày 18/5, tại phường Vân Sơn, thị xã Mộc Châu, UBND tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La.
Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 18:39, 18/05/2025
Trong 2 ngày (17 - 18/5), tại xã Hải Sơn, Tp. Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội “Hoa sim biên giới năm 2025”, với chủ đề “Sắc tím biên cương - Kết nối di sản”. Đây là năm thứ 4 sự kiện được tổ chức, thu hút đông đảo người dân, du khách trong và ngoài tỉnh tham gia, trải nghiệm.
Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Tin tức - Minh Anh - 18:37, 18/05/2025
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức hoạt động trải nghiệm “Giữ màu di sản”, nơi người tham gia có cơ hội tìm hiểu một kỹ thuật tạo hoa văn trên vải của phụ nữ dân tộc Mông ở Mù Cang Chải, Yên Bái, mang đến cơ hội khám phá và kết nối sâu sắc với di sản văn hóa địa phương.
Sau chùa Tam Chúc, dự kiến Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) trong 2 ngày

Sau chùa Tam Chúc, dự kiến Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) trong 2 ngày

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tào Đạt - 18:33, 18/05/2025
Theo thông tin từ Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, sau chùa Tam Chúc (Hà Nam), dự kiến Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - Bảo vật quốc gia của Ấn Độ, sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (huyện Tân Yên, Bắc Giang) trong 2 ngày (20, 21/5).
Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Xã hội - Văn Hoa - 18:29, 18/05/2025
Sáng 18/5, tại Công viên Biên Hùng Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Tỉnh đoàn Đồng Nai phối hợp cùng Công ty TNHH TCP Việt Nam (Nhãn hàng Red Bull) và các đơn vị tổ chức Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” năm 2025.