Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thêm những mô hình sinh kế giúp bà con Vân Kiều thoát nghèo

Nguyễn Thanh - 17:29, 01/03/2023

Xác định nhiệm vụ trọng tâm là hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo bền vững; những năm qua, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Làng Mô (BĐBP Quảng Bình) đã vận động xã hội hóa, xây dựng các mô hình sinh kế dành tặng cho người dân khu vực biên giới. Công sức ấy của những chiến sĩ quân hàm xanh không chỉ tô thắm thêm truyền thống bộ đội cụ Hồ, thắt chặt thêm tình quân dân mà còn là điểm sáng trong công tác dân vận, bốn cùng.

CBCS đồn biên phòng Làng Mô sửa chữa, hoàn thiện đường ống dẫn nước sinh hoạt về bản cho người dân
Cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Làng Mô hoàn thiện đường ống dẫn nước sinh hoạt về bản

Đồn Biên phòng Làng Mô phụ trách địa bàn xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh có 4 thôn, 15 bản, với 1.246 hộ dân; trong đó, người Vân Kiều chiếm hơn 60%. Những năm qua, xã Trường Sơn được Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp quan tâm đầu tư các chương trình phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện các chính sách ưu tiên xóa đói, giảm nghèo. Nhờ vậy, đời sống của Nhân dân trên địa bàn xã cơ bản ổn định, ngày càng được cải thiện.

Nhưng do nhiều nguyên nhân, xã Trường Sơn vẫn một trong những địa phương nghèo của huyện Quảng Ninh. Dù diện tích tự nhiên rộng lớn nhưng địa hình chủ yếu là núi đá vôi và chia cắt; trong khi khí hậu lại khắc nghiệt, mưa lũ và sạt lở hàng năm nên không có nhiều thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp. Hơn nữa, cơ sở hạ tầng của Trường Sơn cũng rất hạn chế, giao thông đi lại khó khăn, một số bản ở xa, không có đường giao thông tới bản, mùa mưa bị chia cắt. Do đó, đời sống của người dân rất khó khăn. Tỉ lệ hộ nghèo của xã chiếm trên 40%.

Trước thực trạng ấy, cán bộ chiến sĩ (CBCS) Đồn Biên phòng Làng Mô đã vận động các nguồn lực, xây dựng các mô hình sinh kế giúp người dân có thể phát triển kinh tế bền vững, ổn định cuộc sống lâu dài. Trên cơ sở tìm hiểu thổ nhưỡng và các loại cây có giá trị kinh tế phù hợp với khí hậu, chất đất ở Trường Sơn, đơn vị đã triển khai mô hình trồng dứa, na, ổi tại bản Chân Trộng và bản Bến Đường. Đồng thời phối hợp với chính quyền và Hội LHPN xã Trường Sơn hỗ trợ 6 mô hình sinh kế phát triển kinh tế hộ gia đình; 1.000 cây dổi ghép và huê đỏ; hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt cho bà con.

CBCS Đồn Biên phòng Làng Mô, Bộ đội Biên phòng Quảng Bình giúp bà Hồ Thị Con chăm sóc vườn ổi
CBCS Đồn Biên phòng Làng Mô giúp bà Hồ Thị Con chăm sóc vườn ổi

Bà Hồ Thị Con, người Vân Kiều ở bản Bến Đường, xã Trường Sơn, là một trong những hộ dân được Đồn Biên phòng Làng Mô hỗ trợ xây dựng khu vườn trồng cây ăn quả. Bà Con chia sẻ: Trước đây, khu vườn nhà tôi trồng sắn và keo, mỗi năm thu được 2 triệu thôi; đói ăn quanh năm đấy. Nay vườn đã xanh mướt na và ổi, từ công sức của các chú bộ đội cả. Tính ra cả vườn có đến 80 cây ổi, 350 cây na.

Theo bà Con, từ năm ngoái, các chú bộ đội đến nhà đặt vấn đề giúp đỡ gia đình chuyển đổi sang các cây ăn quả có giá trị kinh tế cao hơn. Gia đình nghe thấy hợp lý liền đồng ý. Các chú bộ đội còn hỗ trợ dọn vườn, làm đất, mua cả cây giống tới trồng. Hàng tuần, còn cắt cử người giúp nhà tôi dọn cỏ, xới đất, chăm sóc vườn cây. “Tôi hy vọng vườn cây sẽ giúp gia đình có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống để xói đói nghèo”, bà Con cười rạng rỡ.

Cùng với việc xây dựng các mô hình sinh kế tặng cho người nghèo trên biên giới, Đồn Biên phòng Làng Mô đã kết nối với các tổ chức xã hội, nhà hảo tâm xây dựng 7 công trình nước sạch, 9 căn nhà cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, với tổng trị giá hơn 900 triệu đồng. Không dừng lại đó, từ nguồn kinh phí xã hội hóa, Đồn Biên phòng Làng Mô còn phối hợp với UBND và Hội LHPN xã Trường Sơn triển khai xây dựng 17 “Công trình vệ sinh vì cộng đồng” (nhà vệ sinh) hỗ trợ cho các hộ dân.

Hội LHPN xã Trường Sơn phối hợp với cán bộ Đồn Biên phòng Làng Mô và thanh niên thi công công trình “Nhà vệ sinh vì cộng đồng” tặng người dân xã Trường Sơn
Hội LHPN xã Trường Sơn phối hợp với cán bộ Đồn Biên phòng Làng Mô và thanh niên thi công công trình “Nhà vệ sinh vì cộng đồng” tặng người dân xã Trường Sơn

Chị Trần Thị Mai ở thôn Tân Sơn, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh đã được CBCS Đồn Biên phòng Làng Mô hỗ trợ xây dựng “Công trình vệ sinh vì cộng đồng”. Hầm tự hủy của các nhà vệ sinh được làm từ các thùng nhựa nguyên sinh có sức dẻo dai, chịu được va đập tốt, không bị ăn mòn, oxy hóa. Chị Mai kể: Thật bất ngờ khi được BĐBP xây tặng nhà công trình vệ sinh vì cộng động. Tôi rất vui vì công trình này tiện lợi, đảm bảo vệ sinh môi trường, sạch sẽ hơn.

Với phương châm “3 cùng, bốn bám” để gần dân, sát dân, hiểu rõ những khó khăn của Nhân dân, cũng như nhu cầu của bà con, Đồn Biên phòng Làng Mô đã triển khai mô hình "Tiếng máy vùng biên". Thực tế, có những thôn, bản ở Trường Sơn như bản Dốc Mây không có đường, không có điện nên không có bất cứ máy móc, phương tiện hiện đại nào hoạt động được ở bản Dốc Mây. Mọi thứ đồ dùng đều phải vận chuyển bằng sức người vào bản. Do không có máy móc nên phụ nữ Vân Kiều đều phải giã gạo bằng tay. Chứng kiến những hình ảnh đó, CBCS Đồn Biên phòng Làng Mô nảy ra sáng kiến tặng dân bản máy xay - nghiền mini chạy bằng điện vừa có thể sử dụng động cơ để người dân vơi bớt nỗi cơ cực, vất vả.

Trẻ em bản Dốc Mây chơi đùa dưới ánh đèn điện – công trình do CBCS đồn biên phòng Làng Mô xây dựng
Trẻ em bản Dốc Mây đã được vui đùa dưới ánh đèn điện – công trình do CBCS Đồn Biên phòng Làng Mô xây dựng

Đánh giá về vai trò của những người lính quân hàm xanh ở Đồn Biên phòng Làng Mô, chị Nguyễn Thị Mỹ Duyên, Chủ tịch Hội LHPN xã Trường Sơn nhấn mạnh: Việc triển khai xây dựng các mô hình sinh kế, công trình an sinh hỗ trợ người dân trên địa bàn là rất phù hợp và ý nghĩa. Điều đó, không chỉ góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, giảm bớt khó khăn cho đồng bào DTTS mà còn thắt chặt thêm tình đoàn kết gắn bó quân dân ở khu vực biên giới.

Đến nay, Đồn Biên phòng Làng Mô đã phối hợp với các tổ chức xã hội, nhà hảo tâm và chính quyền địa phương hỗ trợ 25 máy cày, xay xát, nghiền trị giá hơn 226 triệu đồng cho các thôn, bản. Việc đưa loại máy móc này vào hoạt động đã từng bước thay đổi phương thức sản xuất, giải phóng sức lao động, động viên bà con áp dụng cơ giới hóa, tăng hiệu quả, năng suất lao động. Ngoài ra, Đồn Biên phòng Làng Mô còn xây dựng công trình nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp cho Bản Cổ Tràng, chiều dài 1km, trị giá 75 triệu đồng.

Đại úy Trần Thanh Nam, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Làng Mô khẳng định: Việc giúp đỡ đồng bào nơi đơn vị đóng quân ổn định cuộc sống, xóa đói, giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Chúng tôi sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ bà con với phương châm “ba cùng, bốn bám”. Bởi đồng bào ổn định cuộc sống thì an ninh biên giới mới được đảm bảo, thế trận lòng dân mới được củng cố vững chắc./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Gia Lai: Xảy ra nhiều vụ cháy mía tại khu vực phía Đông

Gia Lai: Xảy ra nhiều vụ cháy mía tại khu vực phía Đông

Từ đầu tháng 3 đến nay, tại các địa phương phía Đông tỉnh Gia Lai liên tiếp xảy ra tình trạng mía cháy. Gần 15 ha của hơn 10 hộ dân tại huyện Kbang và thị xã An Khê đang thời kỳ thu hoạch đã bị ngọn lửa thiêu rụi.
Sắc lê cao nguyên trắng

Sắc lê cao nguyên trắng

Photo - Tráng Xuân Cường - 8 phút trước
Mùa hoa lê trắng Bắc Hà đang thì bung nở, nhuộm sắc trắng tinh khôi mê hồn, quyến rũ gọi mời du khách. Các vườn, đồi lê, nhất là Trại rau quả huyện, các bạn trẻ, nườm nượp ghé thăm trải nghiệm Check-in, chiêm ngưỡng, thưởng ngoạn màu trắng tinh khôi của hoa lê khoe sắc trên Cao nguyên trắng Bắc Hà, Lào Cai.
Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh ung thư phổ biến thứ 3 ở nữ giới

Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh ung thư phổ biến thứ 3 ở nữ giới

Sức khỏe - Minh Nhật - 1 giờ trước
Theo xếp loại của Globocan (một dự án của Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế), với gần 17.000 ca mắc mới mỗi năm, ung thư đại trực tràng đã vượt ung thư dạ dày, trở thành loại phổ biến thứ 4 tại Việt Nam. Riêng ở phụ nữ, ung thư đại trực tràng xếp hàng thứ 3, sau ung thư vú và phổi.
495 huyện đã hoàn thành cơ sở dữ liệu địa chính với trên 46 triệu thửa đất

495 huyện đã hoàn thành cơ sở dữ liệu địa chính với trên 46 triệu thửa đất

Tin tức - Minh Nhật - 1 giờ trước
Theo thông tin mới nhất từ Bộ Nông nghiệp và Môi trường, cả nước hiện có 495/696 đơn vị cấp huyện đã hoàn thành cơ sở dữ liệu địa chính với trên 46 triệu thửa đất đưa vào vận hành phục vụ công tác quản lý nhà nước và giải quyết thủ tục hành chính về đất đai cho người dân, doanh nghiệp.
54 địa phương phê duyệt nhu cầu nhà tạm, nhà dột nát cần xóa trong năm 2025

54 địa phương phê duyệt nhu cầu nhà tạm, nhà dột nát cần xóa trong năm 2025

Tin tức - Minh Nhật - 1 giờ trước
Chính phủ vừa điều chỉnh mục tiêu đến ngày 31/10/2025, sẽ cơ bản hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước. Hiện có 54 địa phương đã phê duyệt nhu cầu nhà tạm, nhà dột nát cần xóa.
Linh thiêng Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa

Linh thiêng Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa

Media - BDT - 3 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 18/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Linh thiêng Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa. Ngôi cổ tự ở Bắc Ninh. Tiềm năng du lịch cộng đồng ở Bàu Ếch. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Linh thiêng Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa

Linh thiêng Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 18/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Linh thiêng Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa. Ngôi cổ tự ở Bắc Ninh. Tiềm năng du lịch cộng đồng ở Bàu Ếch. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quy định mới về chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Quy định mới về chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Thời sự - Minh Nhật - 5 giờ trước
Chính phủ ban hành Nghị định số 67/2025/NĐ-CP ngày 15/3/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máycủa hệ thống chính trị.
Lời mời gọi từ Thái Nguyên...

Lời mời gọi từ Thái Nguyên...

Phóng sự - Thanh Hải - 21:44, 17/03/2025
Tôi chưa từng đặt chân lên con tàu du lịch nối Hà Nội với Thái Nguyên. Nhưng, lời giới thiệu rất đỗi thiết tha từ nữ cán bộ của Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch tỉnh Thái Nguyên, thì thật tâm cũng rất muốn ngồi trên chính con tàu hỏa ấy để đến vùng đất bên dòng sông Cầu. Lời giới thiệu như những tiếng lòng, thôi thúc, mời gọi đến khó chối từ.
Ba Chẽ (Quảng Ninh): Cần quan tâm giải bài toán đầu tư trạm tiếp sóng viễn thông ở thôn, bản

Ba Chẽ (Quảng Ninh): Cần quan tâm giải bài toán đầu tư trạm tiếp sóng viễn thông ở thôn, bản

Khoa học - Công nghệ - Mỹ Dung - 21:35, 17/03/2025
Theo phản ánh của người dân, hiện nay tại một số thôn của huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) vẫn trong tình trạng “lõm” sóng di động. Điều này đã gây không ít khó khăn cho việc liên lạc cũng như tiếp cận chuyển đổi số đối với người dân, chính quyền; cũng như ảnh hưởng không ít đến việc phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Độc đáo nghệ thuật trang trí cây nêu trong văn hóa người Co ở Quảng Ngãi

Độc đáo nghệ thuật trang trí cây nêu trong văn hóa người Co ở Quảng Ngãi

Sắc màu 54 - T.Nhân - H.Trường - 21:34, 17/03/2025
Cây nêu, bộ gu và trang trí cây nêu, là biểu tượng tâm linh, nét văn hóa đặc sắc, độc đáo của người Co, bởi nó có một vị trí đặc biệt quan trọng và xuyên suốt không thể thiếu trong đời sống tinh thần và hoạt động lễ hội như lễ hội ăn trâu, múa cà đáo, múa cồng chiêng... Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng huyện Trà Bồng (18/3/1975 – 18/3/2025), UBND huyện đã tổ chức hoạt động trưng bày trang trí cây nêu của dân tộc Co trên địa bàn huyện.
Lào Cai: Tập trung nguồn lực, khẩn trương hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm

Lào Cai: Tập trung nguồn lực, khẩn trương hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 21:28, 17/03/2025
Là tỉnh vùng cao còn nhiều khó khăn lại hứng chịu thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3; tuy nhiên, với quyết tâm chính trị cao nhất, tỉnh Lào Cai đang phấn đấu đến hết tháng 5/2025 sẽ hoàn thành việc xóa 100% nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn toàn tỉnh với nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ.