Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tết Độc lập trong đời sống của đồng bào Vân Kiều

PV - 10:18, 31/08/2020

Từ rất lâu rồi, truyền thống vui đón Tết Độc lập (Quốc khánh 2-9) của người Vân Kiều ở bản Ka Tăng, thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị luôn mang ý nghĩa truyền dạy cho con cháu về đạo lý "Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Tết Độc lập cũng là dịp để người dân nhớ công ơn Đảng, Bác Hồ kính yêu và tạo bầu không khí vui tươi, gắn chặt tình đoàn kết xóm làng, góp phần xây dựng bản làng ngày càng giàu đẹp.

Lãnh đạo UBND thị trấn Lao Bảo và cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo chung vui Tết Độc lập cùng bà con Vân Kiều ở bản Ka Tăng năm 2019. Ảnh: Thành Phú
Lãnh đạo UBND thị trấn Lao Bảo và cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo chung vui Tết Độc lập cùng bà con Vân Kiều ở bản Ka Tăng năm 2019. Ảnh: Thành Phú

Bản Ka Tăng có 226 hộ với 1.165 nhân khẩu, trong đó, người Vân Kiều chiếm trên 80%. Những năm gần đây, được sự quan tâm đầu tư của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, bản nhỏ nơi thị trấn biên giới này đã có nhiều khởi sắc theo sự phát triển chung của toàn xã hội. Năm nào cũng vậy, sau ngày kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám thành công, người dân ở bản Ka Tăng từ già đến trẻ đều ngóng chờ ngày Tết Độc lập. Bà con chỉnh trang nhà cửa, vệ sinh đường bản, treo cờ Tổ quốc và mua cho con trẻ quần, áo mới để mặc trong ngày Tết Độc lập.

Từng kinh qua 2 cuộc kháng chiến thần kỳ của dân tộc nên già Vỗ Lô (năm nay đã 93 tuổi) là người hiểu rõ nhất sự đổi thay của quê hương, của đồng bào dân tộc Vân Kiều từ khi có Đảng, có Bác Hồ dẫn đường, chỉ lối và người dân tộc Vân Kiều được mang họ Bác Hồ. Già Vỗ Lô bồi hồi nhớ lại: “Năm 1946, tôi nghe người lớn kể là có một đoàn cán bộ do Bác Hồ cử từ ngoài Bắc vào thăm hỏi đồng bào 2 dân tộc Pa Kô, Vân Kiều ở mặt trận phía Tây Trị Thiên, mang theo nhiều bức hình của Bác tặng các bản, áo lụa tặng những người già và truyền đạt chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng, không để cho kẻ thù phân hóa lợi dụng.

Để thể hiện quyết tâm một lòng theo Đảng và Bác Hồ của đồng bào, ngày 26-6-1946, được sự tổ chức của Mặt trận Liên Việt, các già làng của nhiều bản trên dãy núi Trường Sơn đã tự nguyện tụ họp, tổ chức lễ đâm trâu với lời thề: “Người Vân Kiều, Pa Kô mãi mãi đi theo Đảng, theo Bác Hồ và thống nhất quyết định lấy họ Bác Hồ làm họ chung cho cả 2 dân tộc Vân Kiều, Pa Kô”. Khi giặc đến xâm chiếm bản làng, nhiều thanh niên không kể là nam hay nữ người dân tộc Pa Kô, Vân Kiều đã tham gia kháng chiến, xung phong vào bộ đội hoặc gùi hàng hóa, lương thực, đạn dược cho bộ đội đánh giặc. Ngày ấy, dù có phải nhịn đói, ăn củ sắn, củ mài, măng rừng thay cơm, ăn tro tranh thay muối nhưng gạo và muối của bộ đội trên lưng người Vân Kiều gùi đến kho trong hang núi không thiếu một cân.

“Chiến tranh kết thúc, dẫu đã được sống trong niềm vui tự do độc lập, song cuộc sống của người Vân Kiều ở bản Ka Tăng mình vẫn còn khó khăn, đất rừng rộng nhưng bom, đạn còn lại nhiều quá nên người dân sợ không dám làm rẫy. Mỗi khi mùa giáp hạt đến, nhà ai cũng thiếu ăn, lũ trẻ con nghỉ học hết nên đã khổ lại càng khổ hơn. Bây giờ thì khác hẳn rồi, bản Ka Tăng không còn thiếu ăn nữa. Từ khi cửa khẩu Lao Bảo nâng cấp mở rộng, bà con bản mình được về ở trong khu tái định cư, được Nhà nước xây nhà, làm nhiều công trình cho dân nên cuộc sống đã đổi thay rất nhiều” - Già Vỗ Lô chia sẻ.

Trong những năm qua, được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước về chủ trương, chính sách hỗ trợ cho vùng cao, biên giới nên người Vân Kiều ở bản Ka Tăng đã có sự đổi thay đáng kể. Người dân một lòng theo Đảng, theo Bác Hồ, phấn đấu vươn lên, tham gia phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, đẩy lùi hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư. Số hộ nghèo theo tiêu chí mới chỉ còn 43 hộ trên tổng số 226 hộ, hằng năm có từ 9 - 10 hộ thoát nghèo, điều đáng mừng là không có hộ tái nghèo và hộ nghèo phát sinh chỉ chiếm 0,08%. Nhiều con em của bản đã có đủ trình độ để tham gia công tác vào các cấp ủy Đảng và chính quyền. Ngày càng có nhiều người theo học ở các trường trung cấp, cao đẳng, đại học... để rồi quay trở lại địa phương công tác góp sức xây dựng bản làng, xây dựng quê hương.

Trưởng bản Hồ Văn Pổ cho biết: “Tết Độc lập năm nay, bản chúng tôi đã xây dựng kế hoạch, chương trình nhưng do dịch Covid-19 đang lây lan nên cấp ủy và Ban cán sự bản đã bàn bạc và thống nhất với già làng là không tổ chức vui Tết Độc lập như những năm trước mà chỉ từng nhà làm mâm cơm để thắp hương lên bàn thờ của Bác Hồ và hạn chế tụ tập đông người”.

Với người dân tộc Vân Kiều ở bản Ka Tăng, việc tổ chức vui Tết Độc lập không chỉ thể hiện nét văn hóa theo cách riêng, sự nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo mà chính là cách làm thiết thực nhất để chào mừng ngày Quốc khánh của đất nước.

Đội cồng chiêng bản Ka Tăng biểu diễn trong ngày Tết Độc lập. Ảnh: Thành Phú
Đội cồng chiêng bản Ka Tăng biểu diễn trong ngày Tết Độc lập. Ảnh: Thành Phú

Bà Võ Thị Thúy, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Lao Bảo, phụ trách lĩnh vực văn hóa-xã hội cho biết: “Hằng năm, cứ đến dịp Quốc khánh 2-9, chính quyền địa phương phối hợp với Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo cùng bà con ở bản Ka Tăng tổ chức các hoạt động vui chơi đón Tết Độc lập. Đây là nét đẹp văn hóa cần giữ gìn và phát huy để người dân Vân Kiều nơi vùng cao biên giới tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ công ơn Bác Hồ, ơn Đảng và Nhà nước, giáo dục thế hệ trẻ về tình yêu quê hương và có trách nhiệm xây dựng quê hương. Năm nay, do dịch bệnh Covid-19 nên mọi hoạt động không được tổ chức sôi nổi như các năm trước, nhưng bà con dân bản vẫn luôn tràn đầy niềm vui, niềm tin tưởng vào Đảng, Nhà nước trước sự vươn mình phát triển của quê hương”.

Mỗi năm, vào ngày Tết Độc lập, tiếng cồng, tiếng chiêng được cất lên từ nhà sinh hoạt cộng đồng của bản Ka Tăng lại vang vọng khắp núi rừng biên cương như niềm vui, hạnh phúc và niềm tin, tự hào của người Vân Kiều trước bao sự đổi thay phát triển không ngừng của quê hương mình.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, những ngày qua, tại hai tỉnh Sơn La và Điện Biên đã có mưa to đến rất to, gây lũ quét, lũ ống, làm thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Hiện hai địa phương đang tập trung triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Tin nổi bật trang chủ
Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 20:27, 26/07/2024
Ngày 26/7, ngay sau Lễ an táng, Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Lời cảm ơn.
Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - BDT - 13:23, 26/07/2024
13 giờ hôm nay (26/7), Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông. Lễ an táng diễn ra lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Thời sự - Ngọc Chí - 11:07, 26/07/2024
Mặc dù trời mưa lớn, nhưng 8 giờ sáng ngày 26/7, 86/86 thôn làng đồng bào Xơ Đăng huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đã tổ chức lễ tưởng nhớ, tiễn đưa đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn, thể hiện tình cảm của đồng bào Xơ Đăng dành cho Tổng Bí thư, người lãnh đạo luôn một lòng vì nước, vì dân.
Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Xã hội - Minh Thu - 10:51, 26/07/2024
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, những ngày qua, tại hai tỉnh Sơn La và Điện Biên đã có mưa to đến rất to, gây lũ quét, lũ ống, làm thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Hiện hai địa phương đang tập trung triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:50, 26/07/2024
Từ sáng sớm nay (26/7), hàng nghìn người dân tiếp tục xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Nhiều người bày tỏ niềm tiếc thương với Tổng Bí thư bằng những bức ảnh, bài thơ tự sáng tác.
Tin trong ngày - 25/7/2024

Tin trong ngày - 25/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Người dân bày tỏ niềm thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:48, 26/07/2024
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng ra đi không chỉ là mất mát to lớn của gia quyến, của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam, mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân các dân tộc Lào cũng mất đi người bạn thân thiết nhất. Đất nước Lào sẽ giữ mãi trong tim những tình cảm chân thành, tình đồng chí trân trọng đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Thời sự - Thanh Nguyễn - 07:21, 26/07/2024
Trong suốt sự nghiệp chính trị của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng đã dành những tình cảm đặc biệt cho quê hương Nghệ An. Bằng chứng là, trên cương vị người đứng đầu của Đảng, Tổng Bí thư đã 2 lần về thăm, làm việc tại tỉnh Nghệ An vào các năm 2012, 2017, đồng thời, chủ trì 3 cuộc làm việc của Bộ Chính trị về ban hành, sơ kết, tổng kết các Nghị quyết phát triển Nghệ An. Những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc và làm việc của người đứng đầu Đảng đã để lại tình cảm, sự trân quý trong lòng người dân xứ Nghệ.
Vị Xuyên hôm nay...

Vị Xuyên hôm nay...

Phóng sự - Tào Đạt - 06:57, 26/07/2024
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) từ một địa bàn được xác định là thứ yếu, trở thành một điểm nóng ác liệt. Ở đây, những câu chuyện về sự hi sinh của người lính đã trở thành một bản anh hùng ca bất diệt. Và sự “thay da đổi thịt” ở mảnh đất này ngày hôm nay làm càng tôn lên giá trị của hòa bình, mang theo đó là những ước vọng nơi biên cương Tổ quốc.
Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Thời sự - Nhóm PV - 22:31, 25/07/2024
Tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh và tại quê nhà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội, ngày 25/7, rất đông người dân đứng xếp hàng từ sớm, lặng lẽ chờ đợi để được vào viếng Tổng Bí thư trong niềm xúc động và tiếc thương vô hạn. Càng về đêm, dòng người hướng về Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội càng đông. Mọi người xếp hàng ngay ngắn, thành kính chờ đến lượt vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Thời sự - Thúy Hồng - 21:51, 25/07/2024
Ngay từ sáng sớm ngày 25/7, dòng người từ TP. Hà Nội và các tỉnh, thành lân cận trong cả nước đã đến xếp hàng dọc các con phố dẫn tới Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội và quê hương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội để chờ được vào thắp nén tâm hương tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh đạo hết lòng vì nước, vì dân, dành trọn cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước.