Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phát triển đặc sản nếp tan Co Giàng - Cơ hội thoát nghèo cho phụ nữ xã Pắc Ta

Thuỳ Anh - 17:41, 17/02/2023

Thương hiệu gạo nếp tan Co Giàng ở Lai Châu từ lâu đã nổi tiếng bởi chất lượng gạo dẻo và thơm ngon. Với mong muốn phát triển thương hiệu để gạo nếp tan Co Giàng đến với nhiều người tiêu dùng, hội viên có thêm cơ hội thoát nghèo, vươn lên làm giàu... Hội Phụ nữ xã Pắc Ta, huyện Tân Uyên đang tích cực triển khai vận động, khuyến khích và hỗ trợ hội viên mạnh dạn đầu tư nhân rộng mô hình sản xuất...

Những người phụ nữ Tân Uyên hân hoan được mùa lúa nếp tan Co Giàng trên cánh đồng bản Bó Lun, xã Pắc Ta, huyện Tân Uyên, Lai Châu
Những người phụ nữ Tân Uyên hân hoan được mùa lúa nếp tan Co Giàng trên cánh đồng bản Bó Lun, xã Pắc Ta, huyện Tân Uyên, Lai Châu

Xã Pắc Ta, huyện Tân Uyên từ lâu đã nổi tiếng với thương hiệu gạo nếp tan Co Giàng, chất lượng gạo dẻo và thơm ngon. Với mong muốn đưa thương hiệu gạo nếp tan Co Giàng đến với nhiều người tiêu dùng hơn nữa, năm 2022  phụ nữ bản Bó Lun đã thành lập Tổ hợp tác phát triển sản phẩm nếp tan Co Giàng với 5 hội viên.

Được sự trợ giúp của các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ, chị em trong Tổ hợp tác đã mạnh dạn vay 25 triệu đồng từ Quỹ "Hỗ trợ phụ nữ nghèo huyện Tân Uyên" để làm vốn đầu tư, gieo hơn 4 ha giống gạo nếp tan Co Giàng, với mục tiêu giúp các chị em hội viên vượt khó và nâng cao thu nhập.

Nhờ nắm bắt kịp thời về khoa học - kỹ thuật khi gieo trồng và chăm sóc, ngay vụ đầu tiên đã cho sản lượng đạt 48 tạ mỗi ha, với giá bán ra 30 nghìn đồng/kg, giúp các hội viên có thu nhập khá hơn so với thời gian trước.

Chị Hoàng Thị Thợi, thành viên Tổ hợp tác chia sẻ: “Mọi năm do ít kinh phí nên thu hoạch được ít hơn, năm nay thu hoạch được nhiều hơn so với mọi năm”.

Kết quả từ bản Bó Lun, là cơ sở để xã Pắc Ta nhân rộng mô hình, thành lập thêm một tổ hợp tác phát triển gạo nếp tan Co Giàng tại bản Nà Ún với 4 thành viên. Nhờ sự hỗ trợ đắc lực của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lai Châu, đầu năm 2022, Tổ hợp tác bản Nà Ún đã được vay vốn 117 triệu đồng. Các chị em nông dân tổ Nà Ún tích cực học hỏi kinh nghiệm của tổ Bó Lun, để mạnh dạn gieo trồng gần 2 ha lúa giống, bước đầu cho sản lượng thu hoạch đạt gần 5 tấn lúa nếp tan Co Giàng.

Không dấu được niềm vui, chị Hoàng Thị Hoan, thành viên Tổ hợp tác chia sẻ: "Được sự hỗ trợ của Hội Liên hiệp Phụ nữ xã và tỉnh giúp vay vốn, gia đình tôi được vay 25 triệu đồng, nhờ số vốn đó mà gia đình tôi có điều kiện chăm sóc cây lúa tốt hơn, vụ năm nay đã cho năng suất cao hơn nhiều”.

Kho lúa nếp của gia đình chị Hoàng Thị Thợi bản Bó Lun, xã Pắc Ta, huyện Tân Uyên, Lai Châu
Kho lúa nếp của gia đình chị Hoàng Thị Thợi ở bản Bó Lun, xã Pắc Ta.

Chị Lương Thị Oanh, Chủ tịch Hội LHPN xã Pắc Ta, huyện Tân Uyên cho biết: Thời gian qua, Hội Phụ nữ xã Pắc Ta đã chủ động phối hợp với các ban, ngành đoàn thể vận động chị em chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa cây, con giống mới vào sản xuất. Đồng thời, tạo điều kiện cho hội viên phụ nữ tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi; hướng dẫn các tổ nhóm sử nguồn vốn đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả; phối hợp với UBND xã, tổ chức các hội nghị trao đổi học tập kinh nghiệp cho các hộ thực hiện mô hình.

Từ việc sử dụng nguồn vốn vay phát triển giống lúa nếp tan Co Giàng, các chị em mua giống lúa, phân bón phục vụ cho các diện tích cấy lúa nếp tan Co Giàng cho kết quả sản lượng lúa cao, nhờ đó, nhiều hộ gia đình trong các tổ đã thoát nghèo. 

Hiện toàn xã Pắc Ta có 9 mô hình, tổ tín dụng tiết kiệm, vay vốn, tương trợ với trên 800 thành viên. Trong giai đoạn 2016 - 2021, Hội đã hỗ trợ 10 hội viên phụ nữ vươn lên thoát nghèo và xây dựng nhiều mô hình, tổ phụ nữ liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Có thể khẳng định, thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Pắc Ta đã thành công trong việc hỗ trợ phụ nữ xóa đói, giảm nghèo; qua đó khơi dậy ý thức, trách nhiệm, tinh thần tương thân tương ái, phát huy nội lực giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cảnh báo về triển vọng kinh tế toàn cầu đến năm 2030 của WB

Cảnh báo về triển vọng kinh tế toàn cầu đến năm 2030 của WB

Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây đưa ra cảnh báo về triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới. Theo đó, trung bình tiềm năng tăng trưởng kinh tế toàn cầu giai đoạn 2022 - 2030 sẽ giảm xuống mức thấp nhất trong 3 thập kỷ, là 2,2% mỗi năm, mở ra một "thập kỷ mất mát" cho nền kinh tế thế giới, trừ khi các nhà hoạch định chính sách áp dụng các sáng kiến mạnh mẽ để thúc đẩy nguồn cung lao động, năng suất và đầu tư.
Tin nổi bật trang chủ
Núi Cánh Diều - Một di tích danh thắng quốc gia bị lãng quên

Núi Cánh Diều - Một di tích danh thắng quốc gia bị lãng quên

Tìm trong di sản - Thiên An - 13 phút trước
Núi Cánh Diều ở phường Thanh Bình, TP. Ninh Bình được xếp hạng Di tích Danh thắng quốc gia năm 1962, là một trong “tứ đại danh sơn” của TP. Ninh Bình. Tuy nhiên hiện nay, Núi Cánh Diều đang bị lãng quên.
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác quản lý tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý

Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác quản lý tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý

Tin tức - T.Hợp - 14 phút trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 28/3/2023 về tăng cường công tác quản lý tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý.
708 đối tượng phạm tội về tham nhũng, chức vụ trong quý I/2023

708 đối tượng phạm tội về tham nhũng, chức vụ trong quý I/2023

Pháp luật - PV - 19 phút trước
Trong quý I/2023, lực lượng Công an phát hiện 218 vụ, 708 người phạm tội về tham nhũng và chức vụ. Thông tin này được Bộ Công an cho biết chiều 28/3/2023, tại cuộc họp báo về tình hình, kết quả các mặt công tác Công an quý I/2023, nhiệm vụ công tác trọng tâm thời gian tới.
Bắc Giang quan tâm phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi

Bắc Giang quan tâm phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi

Kinh tế - PV - 20 phút trước
Theo UBND tỉnh Bắc Giang, tỉnh tập trung thực hiện, bảo đảm tiến độ, hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn năm 2023.
Phước Sơn (Quảng Nam): Bồi dưỡng kiến thức cho Người có uy tín

Phước Sơn (Quảng Nam): Bồi dưỡng kiến thức cho Người có uy tín

Người có uy tín - PV - 1 giờ trước
Ngày 28 - 29/3, tại huyện Phước Sơn, Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam tổ chức bồi dưỡng kiến thức cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS.
Đồng bào Mông ở Sa Pa giữ nghề chạm bạc

Đồng bào Mông ở Sa Pa giữ nghề chạm bạc

Trải qua hàng trăm năm, người Mông dưới chân núi Hoàng Liên vẫn gìn giữ nghề chạm khắc bạc truyền thống của dân tộc mình. Với họ, những trang sức làm bằng bạc là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tinh thần.
Hỗ trợ phụ nữ nông thôn tiếp cận với nước sạch và vệ sinh

Hỗ trợ phụ nữ nông thôn tiếp cận với nước sạch và vệ sinh

Xã hội - PV - 1 giờ trước
Ngày 28/3, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam phối hợp với Hội LHPN tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội thảo với chủ đề "Giải pháp hỗ trợ phụ nữ tiếp cận với nước sạch và vệ sinh ở khu vực nông thôn".
Công tác dân nguyện đã góp phần tăng cường niềm tin của Nhân dân với Đảng và Nhà nước

Công tác dân nguyện đã góp phần tăng cường niềm tin của Nhân dân với Đảng và Nhà nước

Thời sự - PV - 22:10, 28/03/2023
Chiều 28/3, tại Nhà Quốc hội, Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập (17/3/2003 - 17/3/2023) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì.
Đồng bào Mông ở Sa Pa giữ nghề chạm bạc

Đồng bào Mông ở Sa Pa giữ nghề chạm bạc

Media - Trọng Bảo - 21:16, 28/03/2023
Trải qua hàng trăm năm, người Mông dưới chân núi Hoàng Liên vẫn gìn giữ nghề chạm khắc bạc truyền thống của dân tộc mình. Với họ, những trang sức làm bằng bạc là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tinh thần.
Thổ cẩm Hoa Tiến từ vùng cao xứ Nghệ đến bạn bè quốc tế

Thổ cẩm Hoa Tiến từ vùng cao xứ Nghệ đến bạn bè quốc tế

Sắc màu 54 - Tấn Vịnh - 21:12, 28/03/2023
Tại bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu (Nghệ An) có một gia đình người Thái bao đời luôn trân trọng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc, của gia đình như một di sản văn hóa quý giá. Đặc biệt, các thế hệ trong gia đình này luôn ý thức truyền nghề cho hế hệ sau. Cô gái trẻ Sầm Thị Tình là thế hệ thứ tư đã khởi nghiệp và bước đầu đã gặt hái những trái ngọt từ nghề truyền thống của gia đình
Công tác dân vận vùng đồng bào DTTS trước hết phải làm cho người dân “ưng cái bụng”

Công tác dân vận vùng đồng bào DTTS trước hết phải làm cho người dân “ưng cái bụng”

Công tác Dân tộc - Thành Nhân - 21:02, 28/03/2023
Phú Yên có 3 huyện miền núi: Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh, có đông đồng bào DTTS sinh sống. Mỗi dân tộc có phong tục, tập quán riêng, nên chính quyền và các hội, đoàn thể ở địa phương luôn xác định rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác dân vận. Cán bộ nói bà con nghe, tin tưởng và “ưng cái bụng”. Nhờ vậy, tình hình an ninh chính trị ở vùng đồng bào DTTS luôn được giữ vững, cuộc sống của bà con ngày càng ấm no, diện mạo nông thôn miền núi ngày càng khởi sắc.