Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thực hiện các Chương trình MTQG ở Nghệ An: Gỡ khó, đẩy nhanh tiến độ

An Yên - 09:54, 11/04/2023

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) ở Nghệ An đã bước sang năm thứ 2 của lộ trình 2021-2025. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện và tỷ lệ giải ngân còn gặp nhiều khó khăn. Nghệ An đang nỗ lực gỡ khó để triển khai thực hiện các Chương trình MTQG đảm bảo tiến độ.

Kỳ Sơn đang là một trong nhiều địa phương ở Nghệ An còn gặp những khó khăn trong thực hiện các Chương trình MTQG. Trong ảnh: một bản làng người Mông ở huyện Kỳ Sơn
Kỳ Sơn đang là một trong nhiều địa phương ở Nghệ An còn gặp những khó khăn trong thực hiện các Chương trình MTQG. Trong ảnh: một bản làng người Mông ở huyện Kỳ Sơn

Giai đoạn 2021 - 2025, ngân sách Trung ương phân bổ cho tỉnh Nghệ An hơn 4.931 tỷ đồng để thực hiện 3 Chương trình MTQG gồm: Xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi; giảm nghèo bền vững.

So với nhiều địa phương khác, Nghệ An là tỉnh có số lượng dự án và đối tượng thụ hưởng lớn. Theo đó, Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi triển khai 10 dự án và 14 tiểu dự án, 8 sở, ngành và 12 huyện, thị xã được giao chủ trì, quản lý, tổ chức thực hiện.

 Riêng mức đầu tư cho Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG DTTS và miền núi) giai đoạn 2021-2025 là hơn 2.632 tỷ đồng. Phạm vi triển khai Chương trình trên địa bàn 131 xã và 588 thôn đặc biệt khó khăn. Với Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững triển khai 2 dự án thành phần, với 48 dự án chi tiết. Còn Chương trình MTQG xây dựng NTM triển khai tại 411 xã, với 988 dự án chi tiết.

Trong năm 2022, Nghệ An được phân bổ hơn 1.295 tỷ đồng để thực hiện 3 Chương trình MTQG cho 977 dự án; trong đó, có hơn 150 dự án trả nợ và chuyển tiếp, 785 dự án khởi công mới có tổng mức đầu tư dự kiến dưới 15 tỷ đồng.

Là một trong những địa phương có khối lượng thực hiện các Chương trình MTQG lớn, nhưng tiến độ thực hiện cũng như tỷ lệ vốn giải ngân ở huyện Tương Dương còn thấp. Theo đó, đối với Chương trình MTQG DTTS và miền núi, năm 2022, nguồn ngân sách Trung ương giao cho huyện hơn 142 tỷ đồng. Đến nay, UBND tỉnh đã phân bổ được hơn 98 tỷ đồng, đạt gần 70% kế hoạch vốn được giao. 

Tuy nhiên, đến hết tháng 2/2023, huyện vẫn chưa giải ngân được do các dự án chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư. Năm 2023, nguồn ngân sách Trung ương giao cho huyện là hơn 151 tỷ đồng để thực hiện đầu tư xây dựng 1 dự án khởi công mới thuộc cấp huyện phê duyệt; 38 dự án chuyển tiếp; hỗ trợ nhà ở. Đến ngày 31/12/2022, UBND tỉnh đã bố trí gần 70 tỷ đồng, đạt hơn 46% kế hoạch vốn được giao; tuy nhiên đến tháng 2/2023 vẫn chưa giải ngân được đồng vốn nào.

Còn với Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, từ năm 2021 đến tháng 3/2023, ngân sách Trung ương đã hỗ trợ cho huyện hơn 73 tỷ đồng. Đến ngày 10/3/2023, huyện đã giải ngân 693 triệu đồng. Phần lớn, các dự án, tiểu dự án đang trong quá trình chuẩn bị triển khai, chưa xác định được khối lượng cụ thể, dẫn đến kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ không đạt tiến độ so với kế hoạch đề ra.

Một lãnh đạo huyện Tương Dương cho biết: Ngoài những vướng mắc chung của tỉnh ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn 2 Chương trình MTQG: DTTS và miền núi và giảm nghèo bền vững chậm; thì còn do thiếu cán bộ triển khai thực hiện. Cụ thể, Ban quản lý dự án huyện thiếu nhân sự quản lý và cán bộ kỹ thuật; phòng Tài chính – Kế hoạch là cơ quan thường trực chịu trách nhiệm tham mưu tổng hợp chính, cũng đang thiếu chuyên viên bộ phận kế hoạch đầu tư.

Dù đã nỗ lực, quyết tâm cao nhưng tiến độ thực hiện các Chương trình MTQG ở huyện Tương Dương vẫn còn chậm. Trong ảnh: Bà con người Thái ở bản Minh Thành, xã Lượng Minh (Tương Dương) làm đường giao thông
Dù đã nỗ lực, quyết tâm cao nhưng tiến độ thực hiện các Chương trình MTQG ở huyện Tương Dương vẫn còn chậm. Trong ảnh: Bà con người Thái ở bản Minh Thành, xã Lượng Minh (Tương Dương) làm đường giao thông

Tại cuộc làm việc với 3 huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông (giữa tháng 3) về thực hiện các Chương trình MTQG, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Bùi Đình Long cũng đã nêu rõ: tiến độ thực hiện và tỷ lệ giải ngân của địa phương thấp so với kế hoạch; phần lớn các dự án, tiểu dự án đang trong quá trình chuẩn bị triển khai, chưa xác định được khối lượng cụ thể, một số dự án chưa hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư.


Vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng đến thực hiện các Chương trình MTQG
Vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng đến thực hiện các Chương trình MTQG

Tiếp tục “gỡ khó” để đẩy nhanh tiến độ

Rõ ràng, tiến độ chậm, tỷ lệ giải ngân thấp đang tác động lớn đến kế hoạch chung của niên độ 2021-2025. Xác định rõ vướng mắc, khó khăn hiện nay; huy động cao độ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các ban ngành; “xốc” lại trách nhiệm, nhiệm vụ của các bộ phân liên quan… đang là những giải pháp, biện pháp mà tỉnh Nghệ An thực hiện để đẩy nhanh tiến độ.

Tinh thần này, trong thời gian làm việc thực tế với các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông về tiến độ thực hiện các Chương trình MTQG, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Bùi Đình Long cũng đã đã yêu cầu các địa phương có giải pháp chỉ đạo quyết liệt, tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các dự án, tiểu dự án thuộc các chương trình. 


Bản làng vùng đồng bào DTTS tỉnh Nghệ An
Bản làng vùng đồng bào DTTS tỉnh Nghệ An đang ngày càng khởi sắc

Các địa phương cần kiện toàn lại bộ máy các phòng ban để làm tốt hơn công tác tham mưu, gắn với kích hoạt và phân công nhiệm vụ cho các thành viên ban chỉ đạo theo từng địa bàn, từng dự án cụ thể. 

Bên cạnh đó, rà soát chi tiết từng dự án, tiểu dự án thành phần để nhận diện khó khăn, vướng mắc ở đâu, để có hướng giải quyết sát đúng. Ngoài việc đốc thúc các dự án đã có hướng dẫn cụ thể thì cần rà soát các dự án sinh kế, giảm nghèo bền vững để nhân rộng các mô hình phù hợp, hiệu quả. Đặc biệt, cần sớm đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện quyết định phê duyệt dự án, để giao kế hoạch vốn các năm 2022 và 2023 đối với những dự án còn lại.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Giải bài toán thiếu nước ở Hàm Tân

Giải bài toán thiếu nước ở Hàm Tân

Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận, là vùng đất có đặc thù khí hậu nắng nóng, khô hạn kéo dài, thường bị xâm nhập mặn. Người dân Hàm Tân thường xuyên phải đối diện với tình trạng thiếu nước trong sinh hoạt và sản xuất. Những năm gần đây, từ các chính sách đầu tư của Nhà nước nói chung, chính sách đầu tư đặc thù của tỉnh Bình Thuận nói riêng, đã từng bước khắc phục tình trạng thiếu nước, tạo điều kiện để người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống.
Kết nối hoạt động văn hóa vùng biên giới Việt - Lào

Kết nối hoạt động văn hóa vùng biên giới Việt - Lào

Sắc màu 54 - Tấn Vịnh - 3 giờ trước
Trong những năm qua, hoạt động giao lưu văn hóa giữa Việt Nam - Lào trở nên sâu sắc vì truyền thống hữu nghị, quan hệ lâu đời giữa hai nước, 2 dân tộc. Nhiều địa phương đã làm tốt công tác kết nghĩa, giao lưu văn hóa. Đơn cử như các tỉnh miền Trung Việt Nam và Nam Lào được xem như mô hình nổi trội trong hoạt động giao lưu văn hóa đối ngoại, kết nghĩa giữa các tỉnh trong cả nước.
Asiad 19: Chỉ cần không thua đậm, Đội tuyển nữ Việt Nam sẽ

Asiad 19: Chỉ cần không thua đậm, Đội tuyển nữ Việt Nam sẽ "qua khe cửa hẹp"!

Thể thao - L.Minh - 3 giờ trước
Đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn khi đối đầu với ứng cử viên Huy chương Vàng Asiad 19 - Tuyển nữ Nhật Bản, lượt cuối bảng D, lúc 15h ngày 28/9.
Hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống bệnh dại

Hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống bệnh dại

Sức khỏe - Trương Vui - 4 giờ trước
Ở Việt Nam, bệnh dại đã lưu hành trong nhiều năm và là một trong số các bệnh truyền nhiễm có số ca tử vong cao nhất. Nhân Ngày Thế giới phòng chống bệnh dại (28/9), các chuyên gia lưu ý người dân không nên chủ quan với bệnh dại, có thể chủ động tiêm dự phòng trước và tiêm ngay khi có sự cố xảy ra để kịp thời bảo vệ sức khỏe và tính mạng.
Giải bài toán thiếu nước ở Hàm Tân

Giải bài toán thiếu nước ở Hàm Tân

Công tác Dân tộc - Lê Vũ - 4 giờ trước
Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận, là vùng đất có đặc thù khí hậu nắng nóng, khô hạn kéo dài, thường bị xâm nhập mặn. Người dân Hàm Tân thường xuyên phải đối diện với tình trạng thiếu nước trong sinh hoạt và sản xuất. Những năm gần đây, từ các chính sách đầu tư của Nhà nước nói chung, chính sách đầu tư đặc thù của tỉnh Bình Thuận nói riêng, đã từng bước khắc phục tình trạng thiếu nước, tạo điều kiện để người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống.
Công điện của Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ

Công điện của Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ

Tin tức - T.Hợp - 5 giờ trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 898/CĐ-TTg ngày 28/9/2023 về việc tập trung ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ.
Tin trong ngày 26/9/2023

Tin trong ngày 26/9/2023

Bản tin hôm nay, ngày 26/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gửi Thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng nhân dịp Tết Trung thu năm 2023. Gia Lai: 59 nam giới là Người có uy tín trở thành hội viên danh dự của Hội LHPN Việt Nam. Người có duyên nợ với chiêng Mường. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao vui tết Trung thu cùng trẻ em xã biên giới Môn Sơn

Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao vui tết Trung thu cùng trẻ em xã biên giới Môn Sơn

Tin tức - An Yên - 7 giờ trước
Tối 27/9, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An tổ chức chương trình “Biên cương - Đêm hội trăng rằm” tại Trường THCS Môn Sơn, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông.
Lạng Sơn: Tập huấn kỹ năng tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Lạng Sơn: Tập huấn kỹ năng tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Công tác Dân tộc - Thanh Nguyên - 7 giờ trước
Ngày 27/9, tại Lạng Sơn, UBND huyện Văn Lãng tổ chức Hội nghị tập huấn kỹ năng tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS năm 2023.
Kỳ vọng về một thế hệ trẻ am hiểu và đam mê âm nhạc dân gian Tây Nguyên

Kỳ vọng về một thế hệ trẻ am hiểu và đam mê âm nhạc dân gian Tây Nguyên

Giáo dục - Lê Hường - 8 giờ trước
Nhằm bảo tồn gìn giữ giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số, trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Đắk Lắk đã đưa môn âm nhạc dân gian Tây Nguyên vào chương trình giảng dạy. Sau hơn 1 năm đưa vào giảng đường, trở thành môn học chính thức, môn âm nhạc dân gian Tây Nguyên đã đạt những kết quả khả quan. Nhiều sinh viên được mời đi biểu diễn ở những sự kiện lớn trong và ngoài tỉnh.
Văn Lãng (Lạng Sơn): Công an vào cuộc xác minh việc thiếu trách nhiệm trong quản lý đất đai và công trình thủy lợi

Văn Lãng (Lạng Sơn): Công an vào cuộc xác minh việc thiếu trách nhiệm trong quản lý đất đai và công trình thủy lợi

Pháp luật - Thiên An - 8 giờ trước
Từ phản ánh của người dân về tuyến mương thủy lợi Pác Cần thuộc công trình đập dâng thủy luân Na Sầm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đã bị gãy đổ và hư hỏng nặng. HĐND huyện Văn Lãng đã tiến hành kiểm tra, phát hiện các sai phạm trong quản lý đất đai và công trình thủy lợi tại địa phương này. Vừa qua, Bí thư Huyện ủy Văn Lãng đã kết luận: “Chuyển vụ việc sang Cơ quan điều tra Công an huyện xác minh, làm rõ, xem xét tính chất, mức độ xử lý sai phạm theo đúng quy định của pháp luật”.
Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang tập huấn triển khai Dự án 4, Chương trình MTQG 1719

Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang tập huấn triển khai Dự án 4, Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 8 giờ trước
Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang vừa tổ chức lớp tập huấn “Kỹ năng thực hiện gói thầu giao cho cộng đồng thi công theo cơ chế đặc thù và Công tác duy tu bảo dưỡng công trình cơ sở hạ tầng” cho 110 học viên là đại diện Ban phát triển các thôn có công trình đầu tư xây dựng thuộc các huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang.