Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Xây dựng Nghệ An là tỉnh phát triển khá của cả nước, mang đậm bản sắc văn hóa xứ Nghệ

PV - 15:08, 25/05/2023

Bộ Chính trị thống nhất ban hành Nghị quyết mới về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Xác định mục tiêu Nghệ An là tỉnh phát triển khá của cả nước, kinh tế phát triển nhanh và bền vững, mang đậm bản sắc văn hóa xứ Nghệ.

Quang cảnh cuộc họp
Quang cảnh cuộc họp

Đó là kết luận trong cuộc họp Bộ Chính trị tại Trụ sở Trung ương Đảng ngày 25/5, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để cho ý kiến về Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 30/7/2013 của Bộ Chính trị khóa XI về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020.

Kinh tế của tỉnh Nghệ An phát triển khá toàn diện, tăng trưởng khá nhanh, chất lượng tăng trưởng được cải thiện, quy mô kinh tế được mở rộng, năm 2022 đứng thứ 10 trong toàn quốc và gấp 2,5 lần năm 2013; GRDP bình quân đầu người tăng nhanh, đạt 51,4 triệu đồng, gấp hơn 2 lần năm 2013.

Tại cuộc họp, sau khi nghe đại diện lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương trình bày nội dung Tờ trình, ý kiến của các cơ quan và lãnh đạo Tỉnh ủy Nghệ An, Bộ Chính trị đã thảo luận, thống nhất đánh giá, sau gần 10 năm thực hiện Nghị quyết số 26, Nghệ An đang từng bước hướng tới trung tâm về tài chính, thương mại, du lịch, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, công nghiệp công nghệ cao, y tế, văn hóa, thể thao của khu vực Bắc Trung bộ.

Kinh tế của tỉnh phát triển khá toàn diện, tăng trưởng khá nhanh, chất lượng tăng trưởng được cải thiện, quy mô kinh tế được mở rộng, năm 2022 đứng thứ 10 trong toàn quốc và gấp 2,5 lần năm 2013; GRDP bình quân đầu người tăng nhanh, đạt 51,4 triệu đồng, gấp hơn 2 lần năm 2013.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng nhanh.

Kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, nhất là hạ tầng giao thông và đô thị được đầu tư, nâng cấp.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại cuộc họp
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại cuộc họp

Văn hóa, xã hội có nhiều chuyển biến tích cực; giáo dục, đào tạo phát triển khá toàn diện; y tế phát triển khá đồng đều ở các tuyến; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; an sinh xã hội được bảo đảm; bảo vệ môi trường, quản lý, khai thác tài nguyên được chú trọng.

Quốc phòng, an ninh được củng cố; đối ngoại đạt kết quả tốt, nhất là với các địa phương của nước bạn Lào có chung đường biên giới. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được quan tâm. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của cấp ủy các cấp, tổ chức đảng; chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị-xã hội được nâng cao; khối đại đoàn kết toàn dân được tăng cường.

Tuy nhiên, Bộ Chính trị cũng cho rằng, sau gần 10 năm thực hiện Nghị quyết, Nghệ An vẫn là tỉnh còn nhiều khó khăn; phát triển kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; kinh tế biển hiệu quả chưa cao; kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội chưa đáp ứng yêu cầu.

Hiệu quả liên kết giữa Nghệ An với các tỉnh lân cận chưa cao. Phát triển văn hóa, xã hội còn nhiều bất cập. Đời sống vật chất, tinh thần của một bộ phận nhân dân, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi còn nhiều khó khăn.

Tình hình an ninh trật tự có nơi, có lĩnh vực còn phức tạp. Công tác quản lý nhà nước về tôn giáo có lúc, có việc chưa kịp thời, hiệu quả. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị có mặt còn hạn chế, cải cách hành chính chưa đáp ứng được yêu cầu.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Phạm Minh Chính với các đại biểu chụp ảnh chung
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Phạm Minh Chính với các đại biểu chụp ảnh chung

Để xây dựng Nghệ An trở thành tỉnh khá của cả nước, tương xứng với vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ và cả nước, Bộ Chính trị thống nhất ban hành Nghị quyết mới về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Nghị quyết xác định mục tiêu Nghệ An là tỉnh phát triển khá của cả nước, kinh tế phát triển nhanh và bền vững, mang đậm bản sắc văn hóa xứ Nghệ; là trung tâm của khu vực về thương mại, logistics, y tế, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, công nghiệp và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; là một trong những động lực phát triển của khu vực Bắc Trung Bộ.

Hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao và đạt mức cao; các giá trị hệ sinh thái rừng, biển đảo; văn hóa, lịch sử và truyền thống, nhất là văn hóa xứ Nghệ được bảo tồn và phát huy; quốc phòng, an ninh và chủ quyền biển, đảo được đảm bảo vững chắc; tổ chức đảng, hệ thống chính trị vững mạnh.

Bộ Chính trị giao Ban cán sự đảng Chính phủ, Đảng đoàn Quốc hội, các cơ quan, tổ chức đảng ở Trung ương chỉ đạo ban hành Chương trình hành động thực hiện để triển khai quán triệt và thực hiện tốt các nhiệm vụ nêu tại Nghị quyết.

Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Nghệ An triển khai nghiêm túc và có hiệu quả Nghị quyết; phát huy cao độ vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội nhằm sớm đưa Nghị quyết đi vào cuộc sống.

Các ngành, các cấp phải cùng vào cuộc đồng bộ; sau vài ba năm lại sơ kết để rút kinh nghiệm, tổ chức thực hiện như thế nào cho có hiệu quả, biến nghị quyết thành của cải vật chất, thành hiện thực sinh động để Nghệ An phải giàu có hơn, mạnh hơn, “Nghệ An như thế mới là Nghệ An”.

 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Phát biểu kết luận cuộc họp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, việc tổng kết thực hiện Nghị quyết số 26 của Bộ Chính trị về phương hướng nhiệm vụ xây dựng, phát triển Nghệ An đến năm 2020 là cần thiết, để có thêm nhiều kinh nghiệm trong thời gian tới.

Trên cơ sở tổng kết, và yêu cầu của nhiệm vụ mới, Bộ Chính trị thống nhất ra nghị quyết mới về xây dựng và phát triển Nghệ An.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu dự cuộc họp
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu dự cuộc họp

Trong nghị quyết mới cần nêu rõ hơn quan điểm, nhất là các giải pháp phải cụ thể, thiết thực hơn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm, dễ kiểm tra.

Nghệ An phải cố gắng, quyết liệt hơn nữa, mạnh mẽ hơn nữa, thật sự là chủ lực, là lực lượng trực tiếp thực hiện, đồng thời các bộ, ngành Trung ương và các tỉnh lân cận cũng cần quan tâm hơn nữa, phối hợp với Nghệ An trong quá trình tổ chức thực hiện nghị quyết.

Tổng Bí thư nhấn mạnh, có nghị quyết rồi mới là bước mở đầu, điều quan trọng là phải có biện pháp chỉ đạo thực hiện một cách cụ thể, quyết liệt, hiệu quả hơn. Muốn thế, các ngành, các cấp phải cùng vào cuộc đồng bộ; sau vài ba năm lại sơ kết để rút kinh nghiệm, tổ chức thực hiện như thế nào cho có hiệu quả, biến nghị quyết thành của cải vật chất, thành hiện thực sinh động để Nghệ An phải giàu có hơn, mạnh hơn, “Nghệ An như thế mới là Nghệ An”.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Ủy ban Dân tộc gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín tỉnh Bình Định

Ủy ban Dân tộc gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín tỉnh Bình Định

Người có uy tín - Mắn On - 21:30, 09/06/2023
Chiều 9/6, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), được sự ủy quyền của Lãnh đạo Ủy ban, Vụ trưởng Vụ Dân tộc thiểu số Lưu Xuân Thủy đã chủ trì tiếp và gặp mặt Đoàn đại biểu gồm 27 Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Bình Định.
Hòa Bình: Phát huy hiệu quả các chính sách dân tộc

Hòa Bình: Phát huy hiệu quả các chính sách dân tộc

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 21:24, 09/06/2023
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Hòa Bình được triển khai đồng bộ, hiệu quả, góp phần tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện trên các mặt kinh tế - xã hội (KT-XH). Đồng bào các DTTS tỉnh Hòa Bình cùng với Nhân dân trong toàn tỉnh đoàn kết, phát huy nội lực, hội nhập và phát triển.
Tin trong ngày - 9/6/2023

Tin trong ngày - 9/6/2023

Media - BDT - 20:00, 09/06/2023
Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Tiếp tục Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận tại tổ dự án Luật Đất đai (sửa đổi); Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ cơ quan Ủy ban Dân tộc lần thứ 41, nhiệm kỳ 2020 - 2025; Slovakia chính thức công nhận cộng đồng người gốc Việt Nam là dân tộc thiểu số; 1.000 nghệ sĩ thi độc tấu và hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc... cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Ninh: Người dân vùng cao lo lắng khi

Quảng Ninh: Người dân vùng cao lo lắng khi "con đến tuổi mà chưa được tiêm mũi vắc xin nào"

Sức khỏe - Mỹ Dung - 19:31, 09/06/2023
Trong khoảng gần tháng nay, Quảng Ninh là một trong nhiều địa phương trên cả nước thiếu vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng, dẫn đến việc không ít trẻ bị nhỡ lịch tiêm. Nhiều người dân, đặc biệt là khu vực vùng đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa đang rất lo lắng khi “con đến tuổi mà chưa được tiêm mũi nào”.
Bắc Giang: Gần 2 năm trúng đấu giá, nhưng tài sản không được bàn giao theo quy định của pháp luật

Bắc Giang: Gần 2 năm trúng đấu giá, nhưng tài sản không được bàn giao theo quy định của pháp luật

Pháp luật - Nguyễn Kiều - 19:10, 09/06/2023
Đã gần 2 năm trôi qua, kể từ ngày trúng đấu giá và hoàn tất các thủ tục Hợp đồng mua bán tài sản, thế nhưng anh Nguyễn Nhật Quang, thôn Làng Thị, xã Ngọc Vân, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang - người trúng đấu giá vẫn chưa được đơn vị có tài sản đấu giá, là Chi cục Thi hành án dân sự huyện Tân Yên, bàn giao tài sản.
Dân tộc Phù Lá

Dân tộc Phù Lá

Phù Lá là dân tộc rất ít người, sinh sống chủ yếu ở vùng miền núi phía Bắc như Lào Cai, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Yên Bái, Điện Biên.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Cần quy định cụ thể phương pháp xác định giá đất trong Luật Đất đai

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Cần quy định cụ thể phương pháp xác định giá đất trong Luật Đất đai

Thời sự - PV - 19:01, 09/06/2023
Nhấn mạnh định giá đất là vấn đề khó nhất trong tài chính đất đai, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Luật Đất đai phải quy định cụ thể về nguyên tắc xác định giá đất cũng như phương pháp xác định giá đất để Quốc hội thảo luận và cho ý kiến.
Dân tộc Phù Lá

Dân tộc Phù Lá

Media - Hồng Phúc - Đặng Việt Hùng - 19:00, 09/06/2023
Phù Lá là dân tộc rất ít người, sinh sống chủ yếu ở vùng miền núi phía Bắc như Lào Cai, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Yên Bái, Điện Biên.
Xây dựng nông thôn mới ở vùng cao, khi người dân đồng thuận

Xây dựng nông thôn mới ở vùng cao, khi người dân đồng thuận

Media - Trọng Bảo - 18:52, 09/06/2023
Bảo Thắng là huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Lào Cai. Với phương châm xây dựng nông thôn mới chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc, hiện nay, cấp ủy, chính quyền từ huyện đến xã đang tập trung duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí theo Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2022 - 2025. Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng với sự đồng thuận của người dân, thì đây chính là động lực để địa phương tiếp tục phấn đấu.
Tháo nút thắt trong giải ngân vốn đầu tư công

Tháo nút thắt trong giải ngân vốn đầu tư công

Media - Trọng Bảo - 18:48, 09/06/2023
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đang là vẫn đề nóng đối với các địa phương trong cả nước. Bằng nhiều giải pháp, cách làm, tỉnh miền núi Lào Cai đã và đang đạt được những kết quả đáng khích lệ trong giải ngân nguồn vốn này. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai cũng còn những vướng mắc nhất định, đòi hỏi sớm được tháo gỡ để đạt mục tiêu đề ra.
Bình Định: Tập huấn công tác bảo tồn văn hóa, truyền dạy nghề dệt thổ cẩm truyền thống

Bình Định: Tập huấn công tác bảo tồn văn hóa, truyền dạy nghề dệt thổ cẩm truyền thống

Công tác Dân tộc - L.Phương - 18:00, 09/06/2023
Ngày 9/6, tại xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định), Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Bình Định đã tổ chức lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể cho 60 học viên là công chức văn hóa xã, Trưởng thôn, làng, Người có uy tín, đồng bào dân tộc Ba Na (nhóm Ba Na Kriêm) ở địa phương.