Khánh Vĩnh là huyện miền núi có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống. Điều kiện hạ tầng cơ sở, đời sống của đồng bào còn nhiều khó khăn, hạn chế, do đó, hời gian qua, chính quyền địa phương rất quan tâm, chú trọng để thực hiện đồng bộ và hiệu quả các chính sách về giảm nghèo, an sinh xã hội, qua đó từng bước cải thiện và nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn toàn huyện...
Bạn đọc -
Lê Phương -
13:01, 30/11/2020 Để khuyến khích, hỗ trợ các hộ trồng rừng sản xuất, trợ cấp gạo cho hộ trồng rừng thay thế làm nương rẫy, Chính phủ đã ban hành Nghị định 75/2015/NĐ-CP về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2015 - 2020 (gọi tắt là NĐ 75). Tuy nhiên, đến nay, toàn tỉnh Khánh Hòa chỉ có 20 hộ được hưởng lợi từ việc trồng rừng theo Nghị định này.
Giáo dục -
Thành Nhân -
12:31, 30/11/2020 Những năm qua, tỉnh Khánh Hòa đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp đầu tư cho giáo dục vùng DTTS, miền núi. Tuy nhiên hiện nay, chất lượng giáo dục ở khu vực này vẫn còn nhiều hạn chế như: Kết quả học tập còn chênh lệch, học sinh (HS) bỏ học, lưu ban còn nhiều… Thực tế này đòi hỏi ngành giáo dục phải có những giải pháp hiệu quả hơn.
Phóng sự -
Thành Nhân -
12:48, 19/11/2020 Cơn bão số 8 và 9 năm 2018 đã làm hư hỏng, sập nhà hàng trăm hộ dân ở thôn Thành Đạt, Thành Phát, xã Phước Đồng, TP. Nha Trang (Khánh Hòa). Từ đó đến nay, cuộc sống của người dân hết sức khó khăn, họ phải sống tạm bợ, cheo leo bên sườn núi, với nỗi lo lũ quét, sạt lở đất luôn chực chờ. Mặc dù tỉnh, thành phố đã lên phương án, nhưng chưa biết khi nào người dân mới được di dời đến nơi ở mới để ổn định cuộc sống.
Kinh tế -
Đạt Thành Nhân -
11:33, 12/11/2020 Thời gian qua, nhóm các cơ quan, đơn vị đỡ đầu xã Khánh Phú, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) đã triển khai hiệu quả công tác dân vận trên địa bàn được phân công, góp phần giúp hàng chục hộ thoát nghèo bền vững. Đây là mô hình hay và thiết thực cần nhân rộng trong thời gian tới.
Du lịch -
Thành Nhân -
10:39, 06/11/2020 TP. Nha Trang (Khánh Hòa) là trung tâm du lịch lớn nhất khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên và là một trong những “thương hiệu” du lịch nổi tiếng được nhiều du khách lựa chọn. Tốc độ phát triển du lịch ở Nha Trang trong 5 năm trở lại đây rất ấn tượng. Chỉ tính riêng năm 2019, nơi đây đón hơn 7,2 triệu lượt khách, với hơn 3 triệu lượt khách quốc tế. Tuy nhiên, một tiềm năng mà trung tâm du lịch lớn này đang bỏ ngỏ, đó là chưa tổ chức được nhiều hoạt động về đêm.
Pháp luật -
Lê Thuận - Mạnh Hùng -
09:45, 28/10/2020 Phá rừng lấy đất làm rẫy, đốt thảm thực vật rừng lấy đất lâm nghiệp để sản xuất… là những chuyện gây bức xúc ở Suối Tân, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa). Vậy nhưng, chính quyền địa phương vẫn không hay biết và chưa có biện pháp xử lý triệt để.
Cùng với việc kiên trì bám biển, nhiều ngư dân tại Khánh Hòa đã bắt đầu áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật công nghệ cao vào hoạt động đánh bắt hải sản xa bờ. Những công nghệ mới đã giúp họ tiếp cận rộng hơn với nguồn lợi thủy sản, doanh thu cho mỗi chuyến đi biển, góp phần thay đổi đời sống kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Năm 2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án 2214 về “Tăng cường hợp tác quốc tế hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào DTTS. 7 năm qua, các tổ chức quốc tế đã thực hiện nhiều chương trình ý nghĩa, trợ lực cho đồng bào vùng DTTS có điều kiện phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo; Khánh Hòa là một trong những địa phương đạt kết quả nổi bật trong công tác này.
Tỉnh Khánh Hòa hiện có 92 Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), trong đó có 47 người là đảng viên. Bằng kinh nghiệm, uy tín trong cộng đồng, đội ngũ người có uy tín đã phát huy tốt vai trò là "cầu nối" chuyển tải chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến đồng bào DTTS hiệu quả. Ðồng thời họ là những người vận động trực tiếp đồng bào tham gia các phong trào thi đua ở cơ sở, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng DTTS và miền núi.
Năm 2020, toàn tỉnh Khánh Hòa có 39 sản phẩm được định hướng đăng ký tham gia Chương trình mỗi xã phường một sản phẩm (OCOP). Đây là những sản phẩm thế mạnh của các địa phương, đang cần được các chủ thể sản xuất quan tâm nâng cao chất lượng.
Bạn đọc -
Lê Phương -
21:27, 27/08/2020 Những năm qua, tại huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa), tình trạng người dân phá rừng, lấn chiếm đất rừng để làm nương rẫy diễn ra thường xuyên. Đặc biệt, từ năm 2019 đến nay, nhiều diện tích rừng, đất rừng Nhà nước giao cho Công ty TNHH Một thành viên Lâm sản Khánh Hòa quản lý tại huyện Khánh Vĩnh liên tục bị lấn chiếm.
Giáo dục -
Đạt Thành Nhân -
10:08, 24/08/2020 Do điều kiện đặc thù, trẻ em miền núi không rành tiếng Việt chiếm tỷ lệ cao. 5 năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Khánh Hòa đã triển khai nhiều giải pháp để thực hiện hiệu quả Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh (HS) tiểu học vùng DTTS giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025”.
Bạn đọc -
Thành Nhân -
09:42, 14/08/2020 Khi các loại cây ăn quả như sầu riêng, bưởi da xanh… khẳng định được giá trị tại huyện miền núi Khánh Sơn (Khánh Hòa), thì những người từ các địa phương khác tìm đến mua đất lập vườn ngày càng nhiều. Cứ qua mỗi mùa thu hoạch trái cây bạc tỷ, ở đây lại nóng lên “cơn sốt” đất. Điều này đang để lại nhiều nỗi lo khi người dân, nhất là đồng bào DTTS không còn đất, quay lại phá rừng lấy đất sản xuất.
Bạn đọc -
Thành Nhân -
20:45, 04/08/2020 Huyện Khánh Vĩnh có trữ lượng cát 10,3 triệu m3, diện tích hơn 555ha, tập trung tại 4 khu vực: Khánh Đông, Khánh Hiệp, Khánh Trung và sông Thác Ngựa (từ Sơn Thái đến Sông Cầu). Từ năm 2011 đến nay, tỉnh Khánh Hòa đã cấp phép khai thác cát cho 12 doanh nghiệp (DN). Bên cạnh các DN được cấp phép, thì nạn “cát tặc” vẫn diễn ra và ngày càng phức tạp.
Giáo dục -
Thành Nhân -
10:49, 27/07/2020 Tỉnh Khánh Hòa có hơn 30 DTTS, sinh sống chủ yếu tại hai huyện miền núi Khánh Vĩnh và Khánh Sơn. Toàn tỉnh có hơn 8.000 học sinh, sinh viên (HSSV) là con em đồng bào DTTS đang học tập tại các trường từ tiểu học đến trung học phổ thông, cao đẳng, đại học trong và ngoài tỉnh.
Kinh tế -
Thành Nhân -
10:23, 21/07/2020 Thời gian qua, tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp ở huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) vẫn thường xuyên xảy ra. Để hạn chế tình trạng này, các ngành chức năng của huyện đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó chú trọng khuyến khích người dân trồng rừng để hướng đến phát triển lâm nghiệp bền vững và ổn định đời sống cho người dân.
Sức khỏe -
Hà Văn Đạo -
10:40, 20/07/2020 Khánh Hòa được xem là điểm nóng của bệnh sốt xuất huyết (SXH), mức độ tăng, giảm không ổn định nên dễ bùng phát các ổ dịch. Cùng với nỗ lực chặn dịch của ngành Y tế thì sự chuyển biến trong nhận thức của người dân cũng là yếu tố quan trọng để kiểm soát dịch bệnh này.
Toàn tỉnh Khánh Hòa hiện có 92 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS. Những năm qua, các già làng, Người có uy tín luôn phát huy vai trò là hạt nhân trong việc tuyên truyền, vận động người dân chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; xây dựng các mô hình bảo đảm an ninh trật tự (ANTT), nhờ đó, ý thức chấp hành pháp luật của người dân đã được nâng lên.
Hơn 30 cơ sở kinh doanh lò gạch thủ công (hơn 30 lò) vây quanh các khu dân cư, trường học, trạm y tế ở xã Ninh Xuân, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) khiến đời sống người dân nơi đây ngột ngạt, nỗi lo sức khỏe bị bào mòn suốt nhiều tháng nay. Nhiều bệnh tật phát sinh, có người đã ngủ cũng phải đeo khẩu trang vì các cột khói nghi ngút xộc vào.