Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Khánh Vĩnh (Khánh Hòa): Sự lộng hành của cát tặc liệu có thế lực nào che chắn?

Tiếng Dân - 16:32, 03/06/2021

Trên dòng sông Chò, đoạn chảy qua xã Khánh Hiệp, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa có rất nhiều bãi khai thác cát xây dựng không phép, ngang nhiên hoạt động bất kể ngày đêm. Nhiều đoạn bờ sông tan hoang, sạt lở, ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Tình trạng này đã diễn ra nhiều năm, nhưng chưa bị xử lý; không những vậy còn có dấu hiệu có "xã hội đen" bảo kê!.

Hoạt động khai thác cát lậu biến dòng sông Chò tại thôn Cà Thiêu, xã Khánh Hiệp thành đại công trường
Hoạt động khai thác cát lậu biến dòng sông Chò tại thôn Cà Thiêu, xã Khánh Hiệp thành đại công trường

"Đại công trường" khai thác cát lậu

Theo phản ánh của người dân, chúng tôi đến xã Khánh Hiệp để ghi nhận tình trạng khai thác cát, đất trái phép tại đây. Đi dọc các tuyến đường mòn và đường bê tông liên xã, chúng tôi nhận thấy, bờ sông Chò bị các đối tượng khai thác cát trái phép đào xới tan hoang. 

Không chỉ khai thác cát, trên tuyến đường chính chạy qua UBND xã Khánh Hiệp nhiều xe ben, xe tải hạng nặng chở đất lậu chạy rầm rầm trên đường, bụi tung mù mịt. Cách UBND xã Khánh Hiệp không xa, là một điểm khai thác đất đang diễn ra khiến một quả đồi tan hoang.

Người dân tại xã Khánh Hiệp, cho biết: Việc khai thác tài nguyên đất, cát xây dựng tại xã Khánh Hiệp diễn ra rầm rộ và từ rất lâu. Hoạt động này diễn ra công khai, cả ngày lẫn đêm; một số mỏ cát, đất lậu sát trụ sở UBND xã nhưng chưa thấy chính quyền sở tại “tuýt còi”.

Men theo lối mòn của con đường đất dẫn đến thôn Cà Thiêu, xã Khánh Hiệp, rất dễ dàng nhìn thấy một bãi cát quy mô lớn, sát cạnh một cầu sắt bắc qua sông Chò. Người dân cho biết, đây là bãi khai thác cát lậu hoạt động nhiều năm nay, chủ bãi cát này là người đàn ông tên Tí Bướm (tên thật là Chung Cao Phong- Pv). 

Tại thời điểm trên, chúng tôi ghi nhận trong khu vực khai thác, có ít nhất 4 xe tải ben đang nhận cát từ máy múc và bè hút. Theo quan sát, ngay sát cạnh bờ sông Chò, có một chiếc xe tải đang được máy bơm cát trực tiếp từ sông Chò lên thẳng thùng xe, thông qua một bè đặt máy bơm hút dưới lòng sông. 

Cách đó không xa, một máy xúc đang xúc cát từ suối lên thùng xe, trong khi đó những xe khác đang chờ đến lượt vào chở cát. Do hoạt động khai thác cát, nên bờ sông Chò bị đào hút nham nhở gây nên những hố sâu, vách đất làm thay đổi dòng chảy của sông, tiềm ẩn nguy cơ sạt lở hai bên bờ sông.

Rời thôn Cà Thiêu, đến thôn Ba Cẳng cũng thuộc xã Khánh Hiệp, tại đây tình trạng khai thác cát trái phép cũng diễn ra rầm rộ. Người dân cho biết, đây là bãi cát của 2 người đàn ông có tên Ti và N. 

Thấy người lạ, ngay lập tức một đối tượng cao lớn, mặt có sẹo dài xuất hiện chặn xe chúng tôi và hất hàm nói: “Anh em khổ quá nên mới làm ít cát, mong các anh thông cảm bỏ qua”. Để tránh sự nghi ngờ, chúng tôi trở ra và di chuyển đến một điểm khác.

Chúng tôi đi về phía trạm bảo vệ rừng của Công ty Lâm nghiệp Trầm Hương, cách vị trí khai thác của bãi khai thác Ti và N chừng hơn 1km. Tại đây, chúng tôi phát hiện nền đường còn ướt do máy bơm cát từ sông Chò lên bờ, và nhiều vị trí tại đây cát còn vương vãi khắp nơi. Phía dưới lòng sông vẫn còn có một chiếc bè gắn bơm cát được buộc vào gốc cây khá kín đáo.

Một địa điểm khai thác cát lậu tập kết cát ngay trên bờ
Một địa điểm khai thác cát lậu tập kết cát ngay trên bờ

Có dấu hiệu côn đồ "bảo kê" mỏ cát ?

Sau khi ghi nhận tình trạng khai thác cát trái phép trên sông Chò, chúng tôi theo đường lớn trở ra phía UBND xã Khánh Hiệp, nhưng khi vừa từ đường lớn rẽ về phía bãi cát Ti và N, thì ngay lập tức có đối tượng lạ theo bám. 

Chúng tôi quay xe ra về, những đối tượng này đuổi theo tới tận sát trụ sở UBND xã Khánh Hiệp. Chúng tôi di chuyển bằng xe máy vào nhà một người dân gần đó, lên xe ô tô rời địa bàn, thì hai đối tượng này xuất hiện trước cổng để canh chừng và thông báo cho đồng bọn. 

Chỉ ít phút sau đó, một nhóm người kéo đến trước cổng nhà và một trong số đó chỉ đạo “xông vào nhà luôn”. Rất may, chủ nhà đã kịp thời đóng cổng nên nhóm đối tượng không thể vào nhà nên chia nhau canh gác khắp các ngả đường.

Với mục đích không cho chúng tôi rời khỏi hiện trường, nhóm người này điều động thêm một số thanh niên địa phương và một chiếc ô tô hiệu Inova để “lập chốt” canh chừng. Chúng tôi đã liên lạc nhờ những người dân xung quanh qua lại quan sát, và được biết các đối tượng có mang theo hung khí như dao, gậy và chia thành nhiều tốp nhỏ canh hết các ngả đường. 

Nhận thấy mức độ nguy hiểm lớn, chúng tôi đã liên lạc với Bí thư Huyện ủy và đồng chí Trưởng Công an huyện Khánh Vĩnh “cầu cứu”. Sau khi nghe có lực lượng Công an huyện Khánh Vĩnh đến, các đối tượng đã bỏ chạy khỏi khu vực.

Qua sự việc này, dư luận đặt ra các câu hỏi: Tại sao hàng loạt các mỏ đất, cát không phép ngang nhiên hoạt động trên địa bàn xã Khánh Hiệp nhưng không bị xử lý? Thế lực nào đã “bảo kê” để “rút ruột" tài nguyên nhằm trục lợi tại đây? 

Thiết nghĩ đã đến lúc, các cơ quan chức năng huyện Khánh Vĩnh và Tỉnh Khánh Hòa cần vào cuộc xác minh, làm rõ, xử lý nghiêm tình trạng khai thác cát, đất không phép tại xã Khánh Hiệp. Đồng thời, làm rõ vai trò trách nhiệm của từng cá nhân, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật, để trấn an người dân, dư luận.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười mới “cơ bản” trả lại hiện trạng ban đầu

Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười mới “cơ bản” trả lại hiện trạng ban đầu

Từ tháng 5/2024 đến nay, Báo Dân tộc và Phát triển đã bám sát cơ sở, nắm bắt thông tin và có đến 11 tin, bài phản ánh về những vi phạm trong lĩnh vực đất đai tại khu vực giáp ranh giữa địa giới hành chính xã Đăk Pxi và xã Đăk Long, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum (thường gọi khu vực Cây đa cười), đến nay, đất ở khu vực Cây đa cười mới “cơ bản” được trả lại hiện trạng ban đầu. Điều đáng nói là khi phóng viên làm việc với lãnh đạo UBND xã Đăk Pxi thì bị từ chối cung cấp thông tin vì cho rằng UBND huyện Đăk Hà đã có văn bản chỉ đạo “Mật”, mọi thông tin giờ đều qua Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện cung cấp.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vientiane, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vientiane, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN

Lúc 10 giờ 45 phút ngày 8/10 (giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh và Đoàn đại biểu Việt Nam đã tới Thủ đô Vientiane, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các hội nghị cấp cao liên quan.
Phòng Dân tộc huyện Krông Nô: Nâng cao hiệu quả tuyên truyền pháp luật bằng hình thức sân khấu hóa

Phòng Dân tộc huyện Krông Nô: Nâng cao hiệu quả tuyên truyền pháp luật bằng hình thức sân khấu hóa

Pháp luật - Lê Hường - 10 phút trước
Những kiến thức về pháp luật tưởng chừng khô khan, cứng nhắc lại trở nên sinh động, hấp dẫn, dễ hiểu, dễ nhớ thông qua hình thức sân khấu hóa. Đó là cảm nhận của những công chức xã tham gia Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc do UBND huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông vừa tổ chức vào cuối tháng 9 vừa qua.
Tuyên Quang phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS

Tuyên Quang phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Khánh Thi - 2 giờ trước
Không chỉ với hệ thống di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh phong phú, tiềm năng phát triển du lịch, tỉnh Tuyên Quang còn được bồi đắp thêm bản sắc văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào các DTTS. Với việc triển khai hiệu quả Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021 – 2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), tỉnh Tuyên Quang đã và đang gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS, đưa tài nguyên trở thành những sản phẩm du lịch độc đáo.
Mùa thu dùng cháo gạo lứt 'phòng táo, nhuận phế'

Mùa thu dùng cháo gạo lứt 'phòng táo, nhuận phế'

Sức khỏe - Minh Nhật - 2 giờ trước
Theo Đông y, ăn cháo vào mùa thu rất có ích cho sức khỏe với phương thức “Thu đông dưỡng âm, phòng táo, nhuận phế” - nghĩa là nên bổ sung đầy đủ tân dịch và trọng dụng những thực phẩm có công dụng dưỡng âm, nhuận tràng, bổ phế.
Bệnh sởi diễn biến phức tạp-Đắk Lắk đối mặt với “dịch chồng dịch”

Bệnh sởi diễn biến phức tạp-Đắk Lắk đối mặt với “dịch chồng dịch”

Sức khỏe - Lê Hường - 2 giờ trước
Cùng với dịch sốt xuất huyết chưa hạ nhiệt, dịch bệnh sởi diễn biến phức tạp, với hàng trăm ca mắc bệnh, cảnh báo nguy cơ cao “dịch chồng dịch” trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho Người uy tín năm 2024

Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho Người uy tín năm 2024

Tin tức - N. Tâm - P. Nam - 2 giờ trước
Ngày 08/10/2024, tại Trung tâm văn hóa tỉnh, Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu tổ chức khai mạc Hội nghị tấp huấn, bồi dưỡng kiến thức đối với Người uy tín trong vùng đồng bào các DTTS năm 2024. Đến dự có ông Tô Thành Phương, Trưởng Ban Dân tộc và Tôn giáo; các Sở, Ngành có liên quan và gần 80 vị là Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố về dự.
Ðộc đáo múa bóng rỗi

Ðộc đáo múa bóng rỗi

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 4/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Nghệ nhân làng cổ Đường Lâm biến rơm thành đồ chơi. Núi Bà Đen - Điểm nhất định phải đến. Những người lưu giữ báu vật của buôn làng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone

Thời sự - PV - 4 giờ trước
Sáng 8/10, ngay sau khi tới Thủ đô Vientiane, Lào để tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
Cả sư Đổng Bạ - hạt nhân đoàn kết vùng đồng bào Chăm

Cả sư Đổng Bạ - hạt nhân đoàn kết vùng đồng bào Chăm

Gương sáng - Thái Sơn Ngọc - 7 giờ trước
Cả sư Đổng Bạ là hạt nhân đoàn kết trong vùng đồng bào Chăm của tỉnh Ninh Thuận. Ông nêu gương sáng tiêu biểu trong công tác tuyên truyền bà con, tín đồ sống tốt đời đẹp đạo, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Cả sư Đổng Bạ là chỗ dựa tin cậy của chính quyền địa phương thực hiện hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
Lên Đồng Văn đi chợ lùi Phố Cáo

Lên Đồng Văn đi chợ lùi Phố Cáo

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 8 giờ trước
Mỗi tuần họp một lần, nhưng mỗi tuần lùi lại một ngày...là chợ phiên Phố Cáo hay còn gọi chợ lùi Phố Cáo- một trong số ít những phiên chợ độc đáo trên vùng cao nguyên đá của tỉnh Hà Giang.
Bàn giao nhà Đại đoàn kết cho đồng bào Raglay ở huyện vùng cao Bác Ái

Bàn giao nhà Đại đoàn kết cho đồng bào Raglay ở huyện vùng cao Bác Ái

Tin tức - Thái Sơn Ngọc - 8 giờ trước
Chiều 7/10, tại xã Phước Bình, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện Bác Ái tổ chức lễ bàn giao 21 nhà Đại đoàn kết cho đồng bào dân tộc Raglay thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo khó khăn về nhà ở. Đến dự có ông Lê Văn Bình, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Thuận và ông Ngô Quang Ngọc, Phó Giám đốc Công ty Xăng Dầu Phú Khánh, đơn vị hỗ trợ kinh phí xây dựng.
Lan toả, lắng đọng về một mùa Sen Dolta

Lan toả, lắng đọng về một mùa Sen Dolta

Công tác Dân tộc - Như Tâm - 8 giờ trước
Dù Lễ Sen Dolta (cúng ông bà) năm 2024 đã dần khép lại, nhưng những hình ảnh và tình cảm mà các đoàn công tác là lãnh đạo tỉnh Cà Mau đến trực tiếp thăm hỏi Ban quản trị các chùa Khmer-những địa chỉ căn cứ cách mạng, Mẹ Việt Nam Anh hùng và các gia đình chính sách trên địa bàn vẫn lan tỏa và lắng đọng ở nhiều ngôi chùa, nhiều gia đình đồng bào Khmer nơi các đoàn đến thăm. Những hoạt động này, thể hiện sâu sắc đạo lý truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, tình cảm tri ân đặc biệt, trách nhiệm sâu sắc của các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đối với những người có công với đất nước trong mỗi dịp lễ, tết truyền thống.