Không đủ tiềm lực kinh tế để trang bị những chiếc tàu công suất lớn, thiếu sức mạnh cơ bắp vươn khơi dài ngày, hàng ngàn người dân ở Khánh Hòa nhạy bén thích ứng với nghề khai thác, sơ chế rong biển. Truân chuyên đủ đường, nhưng họ vẫn can trường bám nghề mưu sinh nhờ rong biển.
Để thúc đẩy vùng dân tộc và miền núi, năm 2016, tỉnh Khánh Hòa đã ban hành Chương trình phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016–2020. Qua thời gian triển khai, Chương trình đã phát huy hiệu quả, góp phần từng bước thay đổi bộ mặt vùng nông thôn miền núi.
Trung tâm Y tế dự phòng Khánh Hòa khẳng định, trên địa bàn tỉnh đang có dịch sốt xuất huyết (SXH) lưu hành, mức độ tăng, giảm không ổn định. Đặc biệt, diễn biến của bệnh có nhiều phức tạp. Cùng với nỗ lực ngăn chặn dịch của ngành Y tế thì sự chuyển biến trong nhận thức của người dân cũng là yếu tố quan trọng để phòng và chống dịch hiệu quả.
Theo lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm Khánh Hòa, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa liên tục xảy ra các vụ phá rừng. Theo đó, lực lượng chức năng đã phát hiện, lập biên bản 197 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Các lực lượng đã tiến hành xử lý 136 vụ vi phạm, tịch thu 360,056m3 gỗ các loại, thu nộp ngân sách hơn 1,32 tỷ đồng.
Nhiều công trình nước tự chảy trên địa bàn huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) qua thời gian đã bị xuống cấp, hư hỏng nặng. Tình trạng này kéo dài đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân. Mặc dù địa phương đã bố trí kinh phí để khắc phục, nhưng vì nhiều công trình hư hỏng, kinh phí hạn chế nên vẫn chưa thể khắc phục hết.
Đó là chủ đề trong Diễn đàn Trí thức lần thứ nhất năm 2018, do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Khánh Hòa tổ chức. Diễn đàn này đã nhìn nhận những thành công của mối liên kết “4 nhà” trong thời gian qua. Đồng thời, đưa ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết để đưa mô hình này đạt kết quả tốt nhất.
Huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa hiện có trên 30 Người có uy tín trong cộng đồng. Thời gian qua, Người có uy tín đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, trong đó có vấn đề nâng cao chất lượng dân số.
Những năm qua, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa đã thay đổi nhận thức, tự vươn lên cải thiện đời sống kinh tế gia đình. Có được điều đó là nhờ chính sách hỗ trợ của Nhà nước và sự đồng hành, giúp đỡ của các hội đoàn thể.
Những năm gần đây, công nghiệp nông thôn (CNNT) ở Khánh Hòa đang có những hướng đi mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ ở các địa phương. Tuy nhiên, để những sản phẩm CNNT có đầu ra ổn định, bền vững thì vẫn còn nhiều trăn trở…
Từ đầu năm đến nay, nhiều nhân viên quản lý-bảo vệ rừng ở tỉnh Khánh Hòa, Bình Định... đồng loạt xin nghỉ việc. Tình trạng này khiến cho các đơn vị thiếu nhân lực trầm trọng, “cuộc chiến” bảo vệ rừng cũng ngày càng cam go hơn.
Thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) có diện tích rừng lớn, lại nằm giáp ranh với nhiều địa phương nên công tác quản lý, bảo vệ vô cùng khó khăn. Thời gian qua, rừng nơi đây liên tục bị tàn phá.
Do khai thác không đúng cách, hàng trăm ha thông trồng từ những năm 1990 tại xã Ba Cụm Nam (huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa) đã trở nên kiệt quệ. Điều đáng nói sự việc diễn ra trong một thời gian khá dài, nhưng các ngành chức năng địa phương không có biện pháp để ngăn chặn.
Nằm ngay trong Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Khánh Hòa TP. Nha Trang (Khánh Hòa) có một khu nhà được đặt tên: Ngôi nhà hy vọng.
Nằm trong chuỗi hoạt động của Chương trình Đối tác Thái Bình Dương 2018 (PP18), kéo dài từ ngày 17/5 đến hết ngày 2/6/2018, tại Khánh Hòa, PP18 sẽ tiến hành khám bệnh và phẫu thuật miễn phí cho hàng loạt bệnh nhân, đặc biệt là người nghèo, người dân vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Cùng với đó, PP18 còn tiến hành hàng chục hội thảo để trao đổi, phổ biến kiến thức, kỹ thuật y tế tiên tiến của thế giới cho BVĐK tỉnh Khánh Hòa.
Khu tái định cư Bố Lang có 142 hộ dân, thuộc xã Sơn Thái, huyện miền núi Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa trước đây là vùng nông thôn nghèo.
Là huyện miền núi nghèo nhất tỉnh Khánh Hòa, dân số chủ yếu là dân tộc Raglai, quanh năm bám rừng rẫy nên còn chủ quan trong việc chăm sóc sức khỏe, nhất là đối với trẻ em.
Tình trạng chặt cây, đốt than không chỉ hủy hoại tài nguyên rừng, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái mà tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng rất cao. Tuy nhiên, công tác xử lý những lò than trái phép tại các địa phương của tỉnh Khánh Hòa vẫn còn nhiều khó khăn. Điều này đặt ra những lo ngại rất lớn cho công tác phòng, chống cháy rừng mùa khô năm nay.
Nhiều năm qua, tình trạng khai thác cát trái phép vẫn diễn ra trên sông Cái (thuộc địa bàn huyện Diên Khánh, Khánh Hòa) khiến bờ sông Cái tại các xã Diễn Sơn, Diên Lâm, Diên Xuân bị sạt lở nặng.
Nhờ chính sách đầu tư của Nhà nước, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Khánh Hòa đã có nhiều chuyển biến tích cực. Năm 2018, nguồn vốn đầu tư được tăng lên và tập trung vào việc hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, giảm nghèo bền vững.
Nghề gốm ở Lư Cấm (phường Suối Hiệp, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) là một làng nghề được hình thành từ đầu thế kỷ 19, từng đem lại cuộc sống ấm no cho cư dân địa phương và được 3 ông vua của Triều Nguyễn là; Thành Thái, Duy Tân, Khải Định sắc phong. Thế nhưng, đến bây giờ làng gốm đã có hằng trăm năm tuổi này đang đứng trước nguy cơ mai một, những người tâm huyết với làng, với nghề cũng đành ngậm ngùi nhìn làng nghề tàn lụi...