Trải qua bao thăng trầm, tiếng sáo, điệu múa truyền thống của cộng đồng người Raglai ở các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận…đi vào cuộc sống như người bạn tinh thần với mỗi người. Từ buôn làng, tiếng sáo, điệu múa ấy còn ngân xa hơn đến nhiều vùng đất trong và ngoài nước như sự chuyển tải khát vọng vươn lên không ngừng nghỉ của cộng đồng người Raglai vậy.
Nhờ có tiềm năng lớn về đất đai, sau khi nghiên cứu những giống cây trồng phù hợp với đất đai, khí hậu, chính quyền xã Sông Cầu, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) đã vận động người dân trồng một số loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao như sầu riêng, bưởi da xanh. Đây là những loại cây trái phát triển tốt, có giá trị kinh tế giúp người dân nâng cao thu nhập.
Để giảm nghèo bền vững, khắc phục tình trạng tái nghèo, một trong những giải pháp quyết định là làm thế nào thay đổi tư duy của hộ nghèo. Bởi thực tế lâu nay, không ít hộ nghèo nhận thức về vấn đề giảm nghèo còn hạn chế, thậm chí có tư tưởng ỷ lại, thụ động không muốn thoát nghèo.
Quyết tâm vượt qua đói nghèo, đồng bào Chăm ở Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) đã thi đua lập các nhóm sản xuất; các hộ có điều kiện khó khăn còn được tiếp sức kịp thời thông qua vay vốn ưu đãi. Nhờ đó, cuộc sống ngày càng ổn định và phát triển.
Khánh Sơn là một huyện miền núi của tỉnh Khánh Hòa, cách trung tâm TP. Nha Trang khoảng 100 km. Nơi đây phần lớn là đồng bào dân tộc Raglai sinh sống.
Có thể nói, năm 2017 là một năm đầy gian khó đối với tỉnh Khánh Hòa.
Đây là lời khẳng định của Nhạc sĩ, nhà nghiên cứu Đặng Hoành Loan trước tình trạng nhiều di sản văn hóa bị ‘bỏ quên’ hoặc khai thác quá mức sau khi được vinh danh.
Sau những tháng ngày sa chân vào con đường ma túy, mại dâm mang trong mình căn bệnh HIV, Cao Thị D (dân tộc Raglai) ở miền sơn cước Khánh Sơn (Khánh Hòa) như trôi vào tuyệt vọng.
Nằm ở cuối xã Vĩnh Lương (TP. Nha Trang, Khánh Hòa) từ lâu các xóm chài được người dân gọi là “xóm chống thủy tặc”. Bởi, trong các xóm quy tụ được nhiều quân nhân xuất ngũ và cựu chiến binh; đồng thời, cũng là những ngư dân dày dạn. Họ đều là những người tự nguyện đứng ra ngăn chặn các kẻ xấu, bảo vệ tài nguyên biển.
Từ khi đề án cây trồng chủ lực huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) đưa vào triển khai phát huy hiệu quả, trên địa bàn các xã bắt đầu có dấu hiệu “sốt” đất trồng cây đặc sản. Tuy nhiên, bên cạnh tín hiệu vui, cần cẩn trọng với những hệ lụy.
Những ngày cuối đông, ngư dân nuôi trồng thủy hải sản ở Khánh Hòa trộn lẫn bao nỗi niềm sau những cơn cuồng nộ từ thiên tai. Nhưng đây cũng là lúc thắp lên khát vọng với những mô hình mới, ước vọng mới để kiến thiết lại cuộc sống và góp phần bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Từ lâu, chúng tôi đã được nghe nhiều về những nữ tu mặc áo blouse tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Khánh Hòa. Thế nhưng những ngày đầu Xuân này, chúng tôi mới có dịp gặp và trò chuyện với các sơ. Quả thật, có chứng kiến những người bệnh đang phải vật lộn với đau đớn bệnh tật, từng ngày, từng giờ giành giật sự sống mới thấy hết được ý nghĩa của công việc những nữ tu mang lại.
Nhà dân tộc học Trần Vĩnh Hoàng (Công tác tại Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) khẳng định với tôi rằng: “A Xây, xã Khánh Nam (Khánh Vĩnh - Khánh Hòa) là một làng người Raglai đặc biệt trên dải đất miền Trung. Là biểu trưng về sự vươn lên, sự chan hòa của tình người, sự đùm bọc và truyền thống tốt đẹp nhất của người Raglai”. Ấn tượng với tôi khi trở lại vùng đất này còn là cuộc “lột xác” thần kỳ.
Những ngôi nhà mới được xây lên, những cánh đồng phủ một màu xanh mơn mởn của lúa non... Sau nhiều thiệt hại chẳng thể “cân đo, đong đếm”, nụ cười vẫn nở trên khuôn mặt người dân vùng rốn lũ, dù với họ vẫn còn lắm lo toan, bộn bề.
Như cây phong ba, bốn mùa kiêu hãnh thu hứng vào mình những sương gió, nắng mưa, hàng trăm kình ngư ở Hòn Rớ (Phước Đồng, Nha Trang, Khánh Hòa) góp phần thắp lên khát vọng vươn khơi bám biển, giữ đảo của ngư dân Việt.
Đến huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) vào thời điểm này, sẽ bắt gặp những cánh đồng mía tím trải bạt ngàn. Nhiều nông dân nhận định, so với cây lúa nước, thì mía tím cho thu nhập cao gấp 2- 3 lần. Bởi vậy, bà con dân tộc thiểu số nơi đây vui với cây mía tím, bởi loại cây này giúp họ đảm bảo thu nhập để ổn định cuộc sống.
Nhằm giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất trong vùng đồng bào DTTS, thời gian qua, tỉnh Khánh Hòa đã thực hiện công tác bóc tách thu hồi đất từ các nông, lâm trường giao lại cho dân. Đây là giải pháp khả thi, tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn tồn tại một số bất cập cần phải khắc phục.
UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết vốn đầu tư cho đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Bắc Vân Phong khoảng 115.000 tỉ đồng, trong đó ngân sách chiếm chủ yếu.