Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Khánh Hòa: Đầu tư hàng chục tỷ đồng tôn tạo Di tích Đồng Bò để rồi... bỏ hoang!

T.Nhân – T.Hòa - 18:15, 15/08/2021

Năm 2008, tỉnh Khánh Hòa đã triển khai dự án "Tái hiện căn cứ Đồng Bò", nhằm giữ gìn và phát huy giá trị Di tích lịch sử căn cứ Đồng Bò. Tuy nhiên, sau khi đầu tư tôn tạo, với kinh phí thực hiện hàng chục tỷ đồng, khu di tích lại tiếp tục lâm vào cảnh hoang tàn, vừa lãng phí ngân sách nhà nước, vừa gây dư luận không tốt trong quần chúng Nhân dân.

Điểm dừng chân trên đường vào di tích lịch sử căn cứ Đồng Bò
Điểm dừng chân trên đường vào di tích lịch sử căn cứ Đồng Bò

Di tích đang trở thành phế tích

Chiến khu Đồng Bò (còn gọi là Mật khu Đá Hang), là căn cứ địa cách mạng, nơi diễn ra những trận chiến khốc liệt của quân và dân tỉnh Khánh Hòa chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ. Tại đây lưu giữ nhiều giá trị lịch sử vô giá về chiến khu xưa. 

Để phát huy giá trị di tích này, năm 2008, UBND tỉnh Khánh Hòa cho thực hiện dự án: Tái hiện căn cứ Đồng Bò, với nhiều hạng mục: Gộp Bệnh xá, đường đi, nhà dừng chân, khu nhà vệ sinh… Dự án do Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Khánh Hòa (BCHQS) làm chủ đầu tư. 

Mục tiêu dự án là, xây dựng, tái hiện lại căn cứ Đồng Bò thành một “bảo tàng sống” để giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ và thu hút khách du lịch đến tham quan. Tổng diện tích dự án là 25 héc-ta (ha), mức đầu tư hơn 11,2 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách tỉnh Khánh Hòa.

Theo đó, BCHQS tỉnh Khánh Hòa đã thực hiện trình tự thủ tục dự án, theo đúng chủ trương của Tỉnh ủy và UBND tỉnh. Đầu năm 2014, dự án đã hoàn thành, được Sở Tài chính phê duyệt quyết toán, với vốn đầu tư hơn 21,1 tỷ đồng.

Sau khi hoàn thành, dự án Tái hiện căn cứ Đồng Bò lại không có kinh phí để quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lịch sử, nên tiếp tục bị bỏ hoang phế. Đầu năm 2014, BCHQS tỉnh đã đề xuất việc liên kết với doanh nghiệp để mở rộng đầu tư, khai thác, phát huy giá trị dự án và đã được UBND tỉnh đồng ý. 

Trên cơ sở đó, tháng 4/2015, BCHQS tỉnh đã ký hợp đồng liên kết với Công ty TNHH Hải Đăng để mở rộng đầu tư, khai thác, phát huy giá trị dự án. Tuy nhiên, công tác quản lý di tích lịch sử căn cứ Đồng Bò vẫn không được cải thiện, bị bỏ hoang phế khiến nhiều hạng mục xuống cấp. 

Đầu tư... rồi bỏ hoang !

Để tìm hiểu kỹ hơn về những phản ánh của người dân, những ngày cuối tháng 7, phóng viên đã đến khu di tích lịch sử Đồng Bò để ghi nhận thực tế. Con đường dài khoảng 5km đi vào di tích được đầu tư, xây dựng trước đây, nay cỏ dại mọc um tùm và đang trên đà xuống cấp. Các hạng mục nhà dừng chân, khu nhà vệ sinh không bóng người quản lý, bỏ hoang trông rất phản cảm.

Theo tìm hiểu của phóng viên, trước tình trạng khu di tích Đồng Bò bỏ hoang nhiều năm, gây lãng phí tiền đầu tư của Nhà nước, tháng 8/2018, UBND tỉnh Khánh Hòa đã yêu cầu các sở, ngành rà soát lại dự án. Qua đó, các cơ quan chức năng nhận thấy có quy định đơn vị quân đội không được đem tài sản nhà nước liên doanh, liên kết. 

Do đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã đề nghị, giao dự án này cho Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh (đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở VH&TT) thực hiện việc quản lý, khai thác. Theo đó, ngày 1/10/2018, UBND tỉnh có công văn chỉ đạo BCHQS tỉnh lập hồ sơ trình cơ quan quản lý cấp trên, đề nghị Bộ Tài chính ra quyết định điều chuyển tài sản thuộc dự án Tái hiện căn cứ Đồng Bò theo quy định.

Đường vào di tích lịch sử căn cứ Đồng Bò hoang phế, xuống cấp
Đường vào di tích lịch sử căn cứ Đồng Bò hoang phế, xuống cấp

Ông Nguyễn Tuấn Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh Khánh Hòa, cho biết: Di tích lịch sử căn cứ Đồng Bò đã được UBND tỉnh Khánh Hòa đưa vào danh mục kiểm kê và công nhận là di tích lịch sử theo quyết định số 2577/UB-QĐ, ngày 5-10-1995 của UBND tỉnh Khánh Hòa. Hiện nay, Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh Khánh Hòa đang rà soát, xây dựng hồ sơ xếp hạng di tích này dựa trên các quy định của Luật Di sản văn hóa. 

Tuy nhiên, hiện nay, di tích này vẫn chưa được BCHQS tỉnh Khánh Hòa bàn giao cho Sở VH&TT quản lý. Sau khi hoàn tất việc bàn giao, nếu Sở VH&TT giao Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh quản lý, thì đơn vị sẽ đề nghị tổ chức cắm mốc khoanh vùng bảo vệ, lập hồ sơ xếp hạng theo quy định.

Trách nhiệm thuộc về ai?

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Thanh Hà, Giám đốc Sở VH&TT tỉnh Khánh Hòa, cho biết: Theo quy định, di tích căn cứ Đồng Bò phải được bàn giao cho Trung tâm Bảo tồn di tích (Sở VH&TT tỉnh Khánh Hòa) quản lý. Năm 2018, Sở KH&ĐT tỉnh Khánh Hòa cũng tham mưu UBND tỉnh bàn giao toàn bộ di tích lịch sử căn cứ Đồng Bò cho Sở VH&TT Khánh Hòa. 

Tuy nhiên, theo ông Hà, đến nay việc xác định trong 25ha đất di tích lịch sử căn cứ Đồng Bò, thì có khoảng hơn 8ha đất liên quan đến quốc phòng. Do đó, các cơ quan chức năng đang tiến hành xác minh làm rõ, xác định ranh, mốc rõ ràng, sau đó sẽ tổ chức chuyển giao cho Trung tâm Bảo tồn di tích quản lý.

Về ý kiến cho rằng, việc tỉnh Khánh Hòa bỏ ra hàng chục tỷ đồng để đầu tư, tôn tạo căn cứ Đồng Bò nhưng hiện nay lại bỏ hoang, không biết cơ quan nào phải chịu trách nhiệm? Ông Nguyễn Thanh Hà, cho rằng: Dự án này lâu nay do BCHQS tỉnh thực hiện và vẫn chưa bàn giao cho Sở VH&TT quản lý, nên Sở không nắm bắt được và không thể trả lời vấn đề này.

Có thể khẳng định, chiến khu Đồng Bò là một di tích lịch sử rất quan trọng, ghi dấu những chiến công của quân và dân Khánh Hòa trong hai cuộc kháng chiến, cần được bảo vệ và tôn tạo xứng đáng. Trên thực tế, di tích này cũng đã được đầu tư tôn tạo, nhưng tiếp tục  bị bỏ hoang. Dư luận đang cho rằng, các đơn vị liên quan của tỉnh khánh Hòa chưa thật sự quan tâm , tôn trọng di tích...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Những người lính với hành trình làm sạch đất

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Phóng sự - Hoàng Chính-VM - 6 phút trước
Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.
Phát huy nguồn lực tôn giáo đóng góp vào sự phát triển đất nước

Phát huy nguồn lực tôn giáo đóng góp vào sự phát triển đất nước

Dân tộc - Tôn giáo - Hà Anh - 16 phút trước
Trong tiến trình phát triển của đất nước, tôn giáo không chỉ là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần mà còn là nguồn lực quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, xây dựng phát triển đất nước. Với những giá trị đạo đức, văn hóa và tinh thần cộng đồng sâu sắc, tôn giáo đóng vai trò tích cực trong việc xây dựng một xã hội nhân văn, tiến bộ và thịnh vượng.
Gốm Yang Tao - Nghệ thuật từ đôi tay người phụ nữ M'nông

Gốm Yang Tao - Nghệ thuật từ đôi tay người phụ nữ M'nông

Sắc màu 54 - Xuân Hòa - 19 phút trước
Tại những buôn làng Tây Nguyên, mỗi sản phẩm thủ công không chỉ là vật dụng mà còn là tác phẩm nghệ thuật mang dấu ấn văn hóa. Những chiếc bình gốm, ché hay con vật bằng đất sét là kết tinh từ đôi tay khéo léo của những người phụ nữ buôn làng - nơi sự sáng tạo hòa quyện với tình yêu đất đai, quê hương.
Đắk Mil - Vùng trọng điểm cây cà phê ở Đắk Nông gồng mình chống hạn

Đắk Mil - Vùng trọng điểm cây cà phê ở Đắk Nông gồng mình chống hạn

Trang địa phương - Lê Hường - 1 giờ trước
Nhiều công trình thủy lợi cạn trơ đáy, cây cà phê héo rũ, rụng lá, hoa cháy đen; người dân vùng trọng điểm cà phê Đắk Mil của tỉnh Đắk Nông đang tìm đủ cách chống chọi với hạn cứu cây trồng.
Phó Thủ tướng Mai Văn Chính thăm, tặng quà người có công tại miền núi Khánh Hòa

Phó Thủ tướng Mai Văn Chính thăm, tặng quà người có công tại miền núi Khánh Hòa

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Nhân chuyến công tác tại tỉnh Khánh Hòa, ngày 1/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính đã đến thăm, tặng quà người có công và kiểm tra thực tế 2 công trình được đầu tư từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại huyện miền núi Khánh Sơn.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phú Yên: Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Phú Yên: Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Tin tức - T.Nhân - N.Triều - 1 giờ trước
Tối 1/4, tại Tp. Tuy Hòa, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Phú Yên long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh (01/4/1975 - 01/4/2025) với chủ đề “Phú Yên Anh hùng - Ngời sáng tương lai”.
Quảng Nam sắp tổ chức Lễ hội hoa sưa năm 2025

Quảng Nam sắp tổ chức Lễ hội hoa sưa năm 2025

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Lễ hội “Tam Kỳ - Mùa hoa sưa năm 2025” với chủ đề “Rực rỡ sắc hoa vàng” sẽ được tổ chức từ ngày 10 - 13/4/2025.
Tiềm năng kinh tế từ phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Tiềm năng kinh tế từ phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Khai thác tiềm năng, lợi thế để liên kết trồng cây dược liệu theo chuỗi giá trị đang mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp vùng cao, vùng đồng bào DTTS. Từ đó, góp phần chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị kinh tế cho đồng bào DTTS.
Đại Giới Đàn Trí Tấn khu vực Đông Nam Bộ lần thứ I năm 2025 thành công tốt đẹp

Đại Giới Đàn Trí Tấn khu vực Đông Nam Bộ lần thứ I năm 2025 thành công tốt đẹp

Dân tộc - Tôn giáo - Duy Chí - 1 giờ trước
Lần đầu tiên tỉnh Bình Dương tổ chức thí điểm Đại Giới Đàn Trí Tấn, thu hút 400 giới tử đến từ 5 tỉnh thành khu vực Đông Nam Bộ. Trải qua kỳ thi quan trọng về Kinh, Luật, Luận để được công nhận Tì Kheo, Sa Di, tiếp tục gìn giữ, vun đắp giáo pháp, giáo luật Phật Giáo.
Du lịch Việt - Sự kết hợp hài hòa dịch vụ cao cấp với văn hóa bản địa độc đáo chinh phục giới ‘tinh hoa’

Du lịch Việt - Sự kết hợp hài hòa dịch vụ cao cấp với văn hóa bản địa độc đáo chinh phục giới ‘tinh hoa’

Sự kiện - Bình luận - Minh Nhật - 1 giờ trước
Việt Nam đang dần khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch cao cấp toàn cầu nhờ sự kết hợp hài hòa giữa dịch vụ đẳng cấp và bản sắc văn hóa độc đáo.