Những năm gần đây, với các nguồn đầu tư của Nhà nước, cùng sự tham gia tích cực của đồng bào người Cống, Mảng, Si La và Lự , một số hủ tục, lạc hậu còn tồn tại đang từng bước bị đẩy lùi khỏi đời sống của đồng bào các DTTS. Đồng bào ý thức việc xây dựng nếp sống văn minh, hiểu hơn về tầm quan trọng chung tay giữ gìn những giá trị, bản sắc văn hóa riêng có của dân tộc để phát huy trong đời sống cộng đồng.
Nhìn một cách thực tế, đời sống đồng bào La Hủ về thu nhập, mức sống, tiếp cận các dịch vụ cơ bản… còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn. Để cải thiện, nâng cao đời sống của đồng bào La Hủ cũng như giúp dân tộc này phát triển bền vững vẫn phải nghiên cứu và thực hiện thêm chính sách đặc thù, dài hơi.
Lai Châu hiện có 20 dân tộc sinh sống, với dân số khoảng trên 484.000 người, trong đó có 4 dân tộc Mảng, Cống, Lự, Si La là thuộc nhóm dân tộc có khó khăn đặc thù. Nhờ các chính sách đối với của Đảng, Nhà nước, bộ mặt các bản làng dân tộc rất ít người của tỉnh Lai Châu dần thay đổi. Đặc biệt, giai đoạn 2021-2025, Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đã thiết kế tiểu dự án 1, Dự án 9 về đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn nhằm giải quyết toàn diện những vấn đề cấp thiết của đồng bào.
Nằm ở vùng biên viễn Lai Châu là nơi sinh sống của một số dân tộc có số dân dưới 10.000 người như Cống, Mảng, Si La và Lự. Điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu khắc nghiệt, trình độ dân trí hạn chế, đã từng có một thời, đồng bào các dân tộc nơi đây sống trong cảnh đói nghèo, do cuộc sống chủ yếu phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên. Để giúp đồng bào thoát cảnh nghèo khó, nhiều chính sách của Đảng, nhà nước; trong đó có cả những chính sách đặc thù, đã được triển khai đầu tư, hỗ trợ đồng bào, Nhờ vậy, đời sống đồng bào nơi đây đã dần đổi thay một cách tích cực.
Trong những năm qua Đảng và Nhà nước luôn dành sự quan tâm phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người thông qua các dự án đầu tư, hỗ trợ riêng biệt đã từng bước nâng cao đời sống của đồng bào. Báo Dân tộc và Phát triển ghi nhận một số ý kiến của chính quyền địa phương và người dân xung quanh vấn đề này.
LTS: Vừa qua, Báo Dân tộc và Phát triển đã đăng tải loạt bài “Nhận diện khó khăn đặc thù của những dân tộc rất ít người”. Loạt bài viết đã phác họa những khó khăn đặc thù của 14 dân tộc rất ít người giai đoạn 2021 – 2025, được phê duyệt theo Quyết định số 1227/QĐ-TTg ngày 14/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Trong bức tranh chung đó, mỗi dân tộc lại có những khó khăn đặc thù, những vấn đề cấp bách riêng cần được tập trung giải quyết triệt để.
Nghị định số 57/2017/NĐ – CP là một trong các chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển giáo dục vùng đồng bào DTTS và miền núi, đối tượng thụ hưởng là trẻ em, học sinh (HS), sinh viên (SV) thuộc các dân tộc rất ít người. Nhưng chính sách ưu tiên tại Nghị định so với các chính sách khác ít nhiều tạo ra sự so sánh trong cộng đồng các dân tộc. Để phát triển toàn vùng đồng bào DTTS và miền núi thì việc hướng tới hỗ trợ giáo dục theo vòng đời là giải pháp căn cơ.
Đã gần 3 năm nay, dân tộc La Hủ của tỉnh Lai Châu không còn thuộc nhóm dân tộc rất ít người được thụ hưởng chính sách đặc biệt theo Quyết định số 449 ngày 10/4/2020 của Chính phủ về "Bảo vệ và phát triển các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2021 - 2030", do số lượng người La Hủ cả nước đã tăng lên hơn 12 nghìn người, (theo quy định dân tộc được thụ hưởng có dân số dưới 10.000 người). Song trên thực tế, đồng bào La Hủ chỉ tăng số lượng nhân khẩu còn cuộc sống của người La Hủ ở miền biên viễn xa xôi này vẫn đang quẩn quanh trong khó khăn, đói nghèo đeo bám.
Là một trong những tỉnh khó khăn nhất vùng Tây Bắc, với 20 dân tộc sinh sống, trong đó có nhiều đồng bào thuộc diện còn nhiều khó khăn và một số huyện có đồng bào DTTS như Cống, Mảng, La Hủ thuộc diện có khó khăn đặc thù. Do vậy, thời gian qua, Lai Châu đã đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc nói chung và những chính sách đặc thù nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo và bảo đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn.
Ngoài được hỗ trợ học tập thì học sinh (HS), sinh viên (SV) thuộc các DTTS rất ít người được ưu tiên tuyển thẳng vào hệ thống các trường chuyên biệt và các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Tuy nhiên, chính sách ưu tiên này không chỉ gây khó khăn cho một số trường chuyên biệt, mà còn khiến các cơ sở giáo dục đại học lo ngại về chất lượng đầu vào.
Cùng với hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi thì Nhà nước sẽ hỗ trợ nâng cao trình độ năng lực sản xuất, tổ chức lớp tập huấn cho các hộ gia đình về kiến thức sản xuất tại thôn, bản và tham quan học tập trao đổi kinh nghiệm…cho cộng đồng các dân tộc có khó khăn đặc thù. Đây là nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất và sinh kế thuộc Tiểu dự án 1 – Dự án 9 của Chương trình MTQG phát triển KT- XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), được quy định rất cụ thể để tháo gỡ “điểm nghẽn” về năng lực sản xuất, thúc đẩy phát triển bền vững các dân tộc có dân số dưới 10.000 người.
Cộng đồng các DTTS rất ít người chủ yếu sinh sống ở những điểm “lõi” của vùng nghèo cả nước. Do đó, tỷ lệ hộ nghèo cao là mẫu số chung của nhiều DTTS có dân số dưới 10.000 người. Mặc dù, rất nhiều chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ đã được triển khai, nhưng công tác giảm nghèo bền vững ở cộng đồng các DTTS rất ít người vẫn đang là một thách thức lớn.
Bao năm qua, những người tiêu biểu, điển hình trong phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc, nỗ lực bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc… của người Ơ Đu là những tấm gương sáng để cộng đồng dân bản tin và làm theo.
Sau hơn 5 năm thực hiện, các chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập theo Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 9/5/2017 đã khẳng định tính nhân văn, ưu việt và là sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào các DTTS rất ít người. Để phù hợp hơn với lĩnh vực công tác dân tộc trong tình hình mới, góp phần thực hiện hiệu quả Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 theo Nghị quyết số 88/2019/QH14, trước mắt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg thì cần thiết phải có những điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Nghị định số 57/2017/NĐ-CP.
LTS: Theo Quyết định số 1227/QĐ-TTg ngày 14/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn 2021 – 2025, cả nước có 14 dân tộc có khó khăn đặc thù sinh sống ổn định thành cộng đồng trên địa bàn các xã khu vực III và các thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi. Việc xác định những dân tộc có khó khăn đặc thù, là cơ sở để tập trung nguồn lực đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn văn hóa, phát triển dân số,… bảo đảm nhất quán nguyên tắc “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển” của Đảng, Nhà nước ta.
Sức khỏe -
Quỳnh Trâm -
09:01, 29/07/2022 Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp ở các cấp, công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) ở nhiều địa bàn vùng DTTS, miền núi Thanh Hóa đạt được những kết quả đáng mừng. Ý thức của người dân về thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác DS-KHHGĐ, nâng cao chất lượng cuộc sống, chăm sóc sức khỏe sinh sản, chăm sóc người cao tuổi... được nâng lên rõ rệt.
Thời gian qua, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum thực hiện nhiều giải pháp thiết thực để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh DTTS rất ít người (dân tộc Brâu và dân tộc Rơ Măm). Qua đó, góp phần bảo vệ, phát triển các dân tộc rất ít người này về mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội.
Tỉnh Lào Cai có 2 dân tộc là Bố Y và Phù Lá thuộc diện được hỗ trợ theo Đề án Hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các DTTS rất ít người giai đoạn 2016 - 2025 theo Quyết định số 2086 của Thủ tướng Chính phủ. Từ nguồn lực hỗ trợ đầu tư của Nhà nước, tỉnh Lào Cai đã triển khai thực hiện các nội dung, hạng mục của Đề án một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, qua đó, từng bước khôi phục phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của hai dân tộc Bố Y và Phù Lá.
Hiện nay, dân tộc Bố Y sinh sống tại một số xã trên địa bàn huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai, thuộc nhóm dân tộc rất ít người. Dân tộc Bố Y thuộc diện được hỗ trợ theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719). Tuy nhiên, đến thời điểm này gần 44 tỷ đồng nguồn vốn hỗ trợ cho dân tộc Bố Y năm 2023 chưa thể giải ngân được.
Bố Y hay còn gọi là (Chủng Chá, Trọng Gia), là 1 trong 16 dân tộc rất ít người trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam (chỉ với hơn 3.000 người theo số liệu điều tra năm 2019). Người Bố Y cư trú chủ yếu ở một số tỉnh miền núi biên giới phía Bắc với 2 nhóm địa phương: Bố Y và Tu Dí.