Ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, phát biểu tại buổi Lễ kỷ niệmDự lễ kỷ niệm về phía Trung ương có: Ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương; bà Võ Thị Ánh Xuân - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước; ông Đào Ngọc Dung, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo; ông Ngô Đông Hải - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương; cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương.
Các đại biểu tham dự Lễ kỷ niệmVề phía tỉnh Bình Định có: Ông Hồ Quốc Dũng - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh Ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Lê Kim Toàn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Phạm Anh Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo tỉnh Gia Lai, Phú Yên, Khánh Hòa... Cùng các vị nguyên lãnh đạo tỉnh Bình Định qua các thời kỳ; các Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân, cựu chiến binh, nhân chứng lịch sử, đại diện thân nhân cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam từng tập kết ra Bắc cùng đông đảo đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên và người dân địa phương.
Ông Hồ Quốc Dũng - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Định, đọc diễn văn tại buổi Lễ kỷ niệmDấu mốc thiêng liêng trong hành trình “ra đi để trở về”
Sau khi Hiệp định Genève năm 1954 được ký kết, đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền. Theo thỏa thuận, các lực lượng kháng chiến miền Nam sẽ tập kết ra miền Bắc để củng cố lực lượng, chờ ngày tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Trong khoảng 300 ngày lịch sử, Cảng Quy Nhơn đã trở thành điểm tập kết chiến lược, tiễn đưa hàng vạn cán bộ, chiến sĩ, học sinh và đồng bào các tỉnh miền Nam, Tây Nguyên rời quê hương ra Bắc.
Những cuộc chia tay tại Cảng Quy Nhơn không chỉ là sự kiện chính trị - quân sự đặc biệt, mà còn là biểu tượng của lòng yêu nước, sự hy sinh và niềm tin son sắt. Những người ra đi mang theo lời hứa sẽ trở về trong ngày toàn thắng, còn người ở lại giữ trọn hậu phương vững chắc cho tiền tuyến.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Hồ Quốc Dũng - Bí thư Tỉnh ủy Bình Định, cho biết: Với vị trí chiến lược nối liền Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, Cảng Quy Nhơn được Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn là một trong các điểm tập kết quan trọng nhất. Trong thời gian ngắn ngủi nhưng mang tính bước ngoặt ấy, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bình Định đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, tổ chức đón tiếp, chăm lo, tiễn đưa hơn 20.000 cán bộ, chiến sĩ, đồng bào, học sinh ra miền Bắc.
Đông đảo đại diện thân nhân cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam từng tập kết ra BắcĐây vừa là vinh dự lớn lao, vừa là trách nhiệm nặng nề mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tin tưởng giao cho Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Bình Định. Tuy thời gian không dài, nhưng đây là thời điểm vô cùng quan trọng, vì không chỉ đơn thuần là tập kết các lực lượng ra miền Bắc, mà còn là thời gian để tranh thủ chuẩn bị cho Đảng bộ và nhân dân các tỉnh Liên khu V nói chung và Bình Định nói riêng bước vào giai đoạn đấu tranh cách mạng mới.
Ghi nhận giá trị lịch sử và truyền thống cách mạng sâu sắc của sự kiện này, ngày 25/4/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 1017/QĐ-BVHTTDL, công nhận “Cảng Quy Nhơn - Điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc” là Di tích lịch sử cấp quốc gia.
Phát huy giá trị di tích, tỉnh Bình Định đã triển khai đồng bộ nhiều hoạt động ý nghĩa: xây dựng cụm bia tưởng niệm, biên soạn tài liệu, sản xuất phim tư liệu, số hóa hình ảnh chiến sĩ tập kết, lồng ghép nội dung giáo dục truyền thống vào trường học và tổ chức chính trị - xã hội.
Tiết mục văn nghệ tại Lễ kỷ niệmBí thư Tỉnh ủy Hồ Quốc Dũng nhấn mạnh: Giữ gìn di tích không chỉ là bảo vệ một địa điểm lịch sử, mà là gìn giữ tinh thần yêu nước, lòng kiên trung và khát vọng cống hiến của bao thế hệ. Với tầm nhìn đó, Bình Định đặt mục tiêu phát triển khu di tích Cảng Quy Nhơn thành không gian lịch sử - văn hóa, gắn với du lịch ký ức, giáo dục truyền thống và phát triển đô thị bền vững.
"70 năm đã trôi qua nhưng sự kiện 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc vẫn còn nguyên giá trị lịch sử, đó là bài học quý báu về tinh thần yêu nước, đoàn kết, ý chí quyết tâm của quân - dân ta vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đó là bài học về sự gìn giữ, xây dựng và phát triển nguồn lực cho cách mạng, và là bài học về việc tổ chức triển khai những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong những thời khắc bước ngoặc của lịch sử dân tộc", ông Hồ Quốc Dũng nhấn mạnh.
Phát huy truyền thống, phục vụ nhiệm vụ phát triển đất nước trong thời kỳ mới
Lễ kỷ niệm 70 năm hoàn thành chuyển quân tập kết ra Bắc tại Quy Nhơn không chỉ thể hiện sự tri ân đối với những người đã cống hiến vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, mà còn là thông điệp mạnh mẽ về đoàn kết, khát vọng vươn lên và phát triển bền vững trong thời kỳ mới.
Ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương và bà Võ Thị Ánh Xuân - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Trao hồ sơ, kỷ vật cho thân nhân cán bộ đi BPhát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, nhấn mạnh: Trong những năm tháng kháng chiến gian khổ, Nhân dân các tỉnh Liên khu V đã thể hiện tinh thần “nhường cơm sẻ áo”, đồng lòng vượt qua khó khăn, cùng cả nước làm nên chiến thắng vĩ đại. Ngày nay, trong thời bình, càng cần phát huy hơn nữa sức mạnh liên kết vùng, hợp tác, hỗ trợ nhau phát triển toàn diện và bền vững.
Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương đề nghị, tỉnh Bình Định tiếp tục đẩy mạnh công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn” thông qua các hoạt động thăm hỏi, tri ân, tôn vinh các gia đình chính sách, thân nhân cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc. Đồng thời, cần tăng cường tuyên truyền sâu rộng về tầm vóc và ý nghĩa lịch sử của sự kiện tập kết, góp phần bồi đắp nhận thức, niềm tự hào và tinh thần trách nhiệm trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đặc biệt là thế hệ trẻ về sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Các cấp ủy, chính quyền tỉnh Bình Định cần tiếp tục quan tâm bảo tồn, phát huy giá trị Di tích “Cảng Quy Nhơn - Điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc” như một minh chứng lịch sử sống động, giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ hôm nay và mai sau. “Tôi tin tưởng rằng nơi đây sẽ thực sự trở thành một 'địa chỉ đỏ' trong giáo dục lịch sử, truyền thống cách mạng; là không gian sinh hoạt truyền thống của nhân dân và điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước”, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương nhấn mạnh.
Ông Hoàng Đạo Cương - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (thứ 2 từ phải sang), trao Bằng Di tích quốc gia Cảng Quy Nhơn - Địa điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc (1954 - 1955) cho lãnh đạo Tp. Quy NhơnĐể tiếp tục phát huy ý nghĩa lịch sử to lớn của sự kiện tập kết ra Bắc tại Quy Nhơn, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương đề nghị Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Bình Định cần tập trung quán triệt, thực hiện hiệu quả các chủ trương của Trung ương, nhất là về việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp, xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương theo hướng tinh gọn, hiệu quả.
Đặc biệt, cần chủ động triển khai chủ trương hợp nhất tỉnh, nhằm hình thành đơn vị hành chính mới có quy mô, tiềm lực và nguồn lực đủ mạnh để phát triển trở thành trung tâm công nghiệp chế biến, dịch vụ, du lịch và kinh tế biển của khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên.
Cùng với đó, Bình Định cần định hướng trở thành trung tâm phát triển kinh tế biển lớn của cả nước là điểm nhấn du lịch quốc gia và quốc tế, sở hữu hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại, phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ, cảng biển - Logistics, nông nghiệp công nghệ cao; là trung tâm chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đóng vai trò hạt nhân phát triển kinh tế mới của khu vực miền Trung - Tây Nguyên.