Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cao Bằng: Quan tâm phát triển toàn diện các dân tộc có khó khăn đặc thù

Thùy Như - 19:50, 05/12/2024

Lô Lô là một trong 14 dân tộc có khó khăn đặc thù theo Quyết định số 1227/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Từ các chương trình, chính sách dân tộc, tỉnh cao Bằng đã quan tâm đầu tư, hỗ trợ phát triển toàn diện đời sống vật chất, tinh thần cho dân tộc Lô Lô.

(Ban Chuyên đề- Bài CĐ Ban Dân tộc CB) Cao Bằng: Quan tâm phát triển toàn diện dân tộc có khó khăn đặc thù
Phụ nữ dân tộc Lô lô trong trang phục truyền thống dân tộc.

Quan tâm tạo sinh kế bền vững

Ở Cao Bằng, đồng bào dân tộc Lô Lô có khoảng 2.300 nhân khẩu, chiếm 52,3% tổng số người Lô Lô của cả nước. Đồng bào sinh sống tại các xã: Hồng Trị, Kim Cúc, Cô Ba của huyện Bảo Lạc và xã Đức Hạnh của huyện Bảo Lâm. Đây là hai huyện vùng sâu, vùng xa khó khăn nhất của tỉnh Cao Bằng.

Với nguồn lực từ các chương trình, chính sách dân tộc, những năm qua, tỉnh Cao Bằng đã nỗ lực triển khai các dự án, đề án nhằm phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc Lô Lô. Trong đó, tỉnh đã ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất để tạo sinh kế bền vững.

Bên cạnh các chính sách chung cho đồng bào DTTS, thực hiện Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các DTTS rất ít người giai đoạn 2016 – 2025 theo Quyết định 2086/QĐ-TTg, tỉnh Cao Bằng được Trung ương phân bổ 37,047 tỷ đồng. Từ nguồn vốn này, tỉnh đã đầu tư 5 dự án hạ tầng cơ sở (đường giao thông, nhà sinh hoạt cộng đồng, nhà công vụ giáo viên, công trình cấp nước sinh hoạt) ở các xóm có đông đồng bào dân tộc Lô Lô sinh sống, gồm: Cà Đổng, Cà Pẻn A của xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm; Khau Chang, Khau Cà của xã Hồng Trị và Khuổi Khon của xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc.

Ngoài ra, tỉnh Cao Bằng đã hỗ trợ các địa bàn đồng bào Lô Lô sinh sống 1.030.411 cây hồi, quế, sở; 354 con bò cái sinh sản; hỗ trợ 169 hộ làm chuồng chăn nuôi; hỗ trợ trang thiết bị nhà sinh hoạt cộng đồng, thành lập và duy trì đội văn nghệ, khôi phục sản xuất nhạc cụ, trang phục dân tộc; nghiên cứu, phục dựng lễ hội dân tộc Lô Lô, nghi lễ đám cưới của người Lô Lô trên địa bàn tỉnh; bảo tồn làng văn hóa truyền thống dân tộc Lô Lô ở xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc (Bảo Lạc).

Theo ông Bế Văn Hùng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng, với các chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ đó, đời sống của đồng bào dân tộc Lô Lô trên địa bàn đã được nâng lên cả vật chất, lẫn tinh thần; nhất là điều kiện sản xuất được đảm bảo đã góp phần quan trọng nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ nghèo trong đồng bào dân tộc Lô Lô của tỉnh.

Đơn cử như xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc (huyện Bảo Lạc), toàn xóm có 62 hộ, với gần 300 nhân khẩu, 100% là đồng bào dân tộc Lô Lô. Trước đây, 50% hộ trên địa bàn xóm là hộ nghèo, hộ cận nghèo. Với các chính sách đầu tư, hỗ trợ thiết thực và nỗ lực của người dân, hết năm 2023, xóm chỉ còn 10/62 hộ nghèo.

(Ban Chuyên đề- Bài CĐ Ban Dân tộc CB) Cao Bằng: Quan tâm phát triển toàn diện dân tộc có khó khăn đặc thù 1
Thi quay sợi bông trong Ngày hội văn hóa các dân tộc Lô Lô huyện Bảo Lâm lần II được tổ chức ngày 04/5/ 2024.

Mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững cho đồng bào dân tộc Lô Lô càng thuận lợi hơn kể từ khi tỉnh Cao Bằng triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn. Là một trong 14 dân tộc có khó khăn đặc thù theo Quyết định số 1227/QĐ-TTg, bên cạnh được hưởng lợi chung về các chính sách được triển khai ở đia phương thì đồng bào Lô Lô còn được thụ hưởng sự đầu tư trực tiếp của Tiểu dự án 1 – Dự án 9 thuộc Chương trình MTQG 1719.

Bảo tồn văn hóa gắn với phát triển du lịch

Theo Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng, ông Bế Văn Hùng, trong quá trìn triển khai Tiểu dự án 1 của Dự án 9 thuộc Chương trình MTQG 1719 để đầu tư, hỗ trợ đồng bào dân tộc Lô Lô, huyện Bảo Lâm và huyện Bảo Lạc đã chú trọng thực hiện mục tiêu “kép”; tức là vừa đảm bảo bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống, vừa hướng tới tạo sinh kế bền vững.

Đơn cử tại huyện Bảo Lâm, Trung tâm Văn hóa và Truyền thông huyện được giao triển khai Tiểu dự án 1 của Dự án 9. Theo bà Nguyễn Thị Mai, Phó Giám đốc đơn vị Trung tâm, hiện đơn vị đã tổ chức các lớp truyền dạy nghề truyền thống dân tộc Lô Lô như: Nghề đan lát, thêu thùa, dệt vải tại xã Đức Hạnh với sự tham gia của 288 học viên; lớp truyền dạy nghề có sự tham gia trực tiếp của 48 nghệ nhân truyền dạy nghề dệt vải, quay sợi, kỹ thuật cắt, khâu, thêu, ghép vải trên trang phục truyền thống và truyền dạy đan lát.

“Bên cạnh việc mở các lớp truyền dạy nghề, đơn vị phối kết hợp với các ngành, địa phương tổ chức tuyên truyền bằng các hình thức như phát loa tuyên truyền ô tô lưu động; xây dựng các phóng sự bảo tồn và phát triển những nét đẹp văn hóa truyền thống, phong tục tập quán của dân tộc Lô Lô; tổ chức chương trình biểu diễn Văn nghệ, sân khấu hóa....”, bà Mai cho biết.

Đặc biệt, để khai thác tiềm năng, lợi thế ở các địa phương, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào, thực hiện Chương trình MTQG 1719, tỉnh Cao Bằng đã triển khai đầu tư, nâng cấp các điểm du lịch ở những địa bàn có đông đồng bào dân tộc Lô Lô sinh sống. Các điểm du lịch cộng đồng đã và đang thổi luồng gió mới vào công tác giảm nghèo nhanh và bền vững cho cộng đồng dân tộc có khó khăn đặc thù này trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Nổi bật trong đó là xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc (huyện Bảo Lạc). Năm 2020, Đề án “Bảo tồn văn hóa truyền thống dân tộc Lô Lô gắn với phát triển Điểm du lịch cộng đồng xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng” được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt, với tổng mức đầu tư 5 tỷ đồng.

(Ban Chuyên đề- Bài CĐ Ban Dân tộc CB) Cao Bằng: Quan tâm phát triển toàn diện dân tộc có khó khăn đặc thù 2
Xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc là điểm du lịch rất hấp dẫn ở Cao Bằng.

Từ nguồn vốn này, huyện Bảo Lạc đã hỗ trợ tu bổ, sửa chữa 5 ngôi nhà ở truyền thống, một nhà văn hóa sinh hoạt cộng đồng và một số công trình phụ trợ khác. Người dân cũng được đào tạo, tập huấn kiến thức, kinh nghiệm về phát triển bền vững du lịch cộng đồng, nâng cao chất lượng phục vụ của các homestay, từ đó hướng đến mục tiêu đưa Khuổi Khon thành làng văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng.

Còn tại huyện Bảo Lâm, để hỗ trợ điểm du lịch cộng đồng tại xóm Cà Đổng, xã Đức Hạnh, năm 2023, huyện đã bố trí 500 triệu đồng, từ vốn Chương trình MTQG 1719 để đầu tư tuyến đường dạo nội bộ xóm. Tuyến đường được đầu tư đã kết hợp với tua du thuyền trên lòng hồ thủy điện, tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch có điểm dừng chân tham quan, khám phá những tuyệt tác của thiên nhiên ban tặng.

Trong năm 2024, thực hiện Kế hoạch số 1955/KH-UBND ngày 01/7/2024 của UBND huyện Bảo Lâm về thực hiện nội dung đột phá về phát triển du lịch - dịch vụ bền vững, xóm Cà Đồng tiếp tục được đầu tư Nhà văn hoá truyền thống đồng bào Lô Lô; Homestay; nhà ăn và phòng lưu niệm trưng bày các di sản của người Lô Lô và xây dựng cơ sở hạ tầng như cải tạo đường vào hang Dơi, xã Đức Hạnh giai đoạn 2 bậc lên xuống và lan can…

Ngoài ra, huyện Bảo Lâm tiếp tục đầu tư xây dựng đường vào điểm checkin, khu ngắm cảnh tại xóm Cà Đổng, xã Đức Hạnh giai đoạn 2; đầu tư nguồn lực xây dựng Hang Dơi, xã Đức Hạnh giai đoạn 2 làm đường, cầu thang lan can vào Hang Dơi.

Theo ông Nông Văn Lương, Phó Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm, cùng với đầu tư cơ sở hạ tầng, huyện quan tâm hỗ trợ xây dựng và phát triển nghề thủ công của dân tộc Lô Lô như dệt thổ cẩm, đan lát… tạo ra các sản phẩm truyền thống như quần áo, mũ, khăn, túi trầu, vỏ gối, túi đựng điện thoại… Các sản phẩm thủ công truyền thống của đồng bào phục vụ nhu cầu mua sắm của khách du lịch; đồng thời tạo các không gian để du khách có thể khám phá và trải nghiệm, hướng dẫn cách làm các sản phẩm truyền thống của dân tộc.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Nghề làm gốm thủ công truyền thống của người Mnông được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể

Đắk Lắk: Nghề làm gốm thủ công truyền thống của người Mnông được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 3991/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với nghề làm gốm của người Mnông xã Yang Tao, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk.
Tin nổi bật trang chủ
Khẩn trương rà soát các luật về tổ chức bộ máy trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội

Khẩn trương rà soát các luật về tổ chức bộ máy trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội

Chiều 11/12, phát biểu bế mạc phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh: Trong tháng 2/2025 dự kiến sẽ diễn ra kỳ họp thứ 9 để sửa đổi các luật liên quan, phục vụ triển khai việc sắp xếp tổ chức, tinh gọn bộ máy, đề nghị các cơ quan của Quốc hội phối hợp các cơ quan của Chính phủ khẩn trương chuẩn bị tài liệu bảo đảm tiến độ trình theo chương trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề ra.
Nghệ An: “Đưa pháp luật” về bản làng

Nghệ An: “Đưa pháp luật” về bản làng

Pháp luật - An Yên - 1 giờ trước
Đó là một trong những nội dung mà Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An thực hiện những năm qua, từ việc triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). Kết quả rõ nhất từ việc đưa pháp luật về bản làng, là nhận thức, suy nghĩ của người dân về các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đã được nâng lên; đây cũng là điều kiện quan trọng để đồng bào DTTS thực hiện phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống mới ngày càng tốt hơn.
Cao Bằng: Vượt chỉ tiêu giảm nghèo ấn tượng

Cao Bằng: Vượt chỉ tiêu giảm nghèo ấn tượng

Tin tức - Lê Tuấn - 4 giờ trước
Giai đoạn 2021 - 2023, toàn tỉnh Cao Bằng giảm tỷ lệ hộ nghèo là 12,32%, bình quân mỗi năm giảm ở mức 4,11%. Đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm 4,23% (giảm 5.349 hộ so với năm 2022), đưa tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 28,94% xuống còn 24,71%. Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo của tỉnh bình quân giảm 5,65%; tỷ lệ hộ nghèo DTTS giảm 4,21%.
Kbang (Gia Lai) thay đổi nếp nghĩ cách làm, nâng cao quyền năng cho phụ nữ DTTS

Kbang (Gia Lai) thay đổi nếp nghĩ cách làm, nâng cao quyền năng cho phụ nữ DTTS

Media - Ngọc Thu - 10 giờ trước
Thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Kbang, tỉnh Gia Lai đã tích cực triển khai các hoạt động truyền thông bình đẳng giới, giải quyết các vấn đề bức thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi. Qua đó, đã từng bước thay đổi nếp nghĩ cách làm, nâng cao quyền năng cho phụ nữ DTTS.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi: “Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Bình Gia

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi: “Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Bình Gia

Media - Thúy Hồng - 10 giờ trước
Công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân là một nhiệm vụ quan trọng, những năm qua, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó chú trọng tuyên truyền, vận động, hướng dẫn Nhân dân chuyển đổi cơ cấu, đưa nhiều giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Để chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi hiệu quả, người dân đã được tập huấn, hướng dẫn áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nhờ đó các mô hình chuyển đổi đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, tạo sinh kế ổn định, nâng cao đời sống cho người dân. Đây được coi là chìa khóa quan trọng giúp người dân xóa đói, giảm nghèo bền vững.
Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng bản Sen

Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng bản Sen

Media - BDT - 11 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngày 11/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Kon Tum: Khai mạc các hoạt động Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng bản Sen. Trại chim công trên đất B’Lao. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Người đưa văn hóa Tây Nguyên vào rượu cần

Người đưa văn hóa Tây Nguyên vào rượu cần

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 11/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa lúa rẫy . Lễ hội Đồi cỏ Ba Quáng năm 2024. Người đưa văn hóa Tây Nguyên vào rượu cần. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thuận Châu (Sơn La): Hội thi tìm hiểu tuyên truyền pháp luật về hôn nhân và gia đình

Thuận Châu (Sơn La): Hội thi tìm hiểu tuyên truyền pháp luật về hôn nhân và gia đình

Tin tức - Anh Đức - 11 giờ trước
Vừa qua, Phòng Dân tộc huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) phối hợp cùng Trường PTDT Nội trú THCS và THPT huyện Thuận Châu tổ chức Hội thi “Tìm hiểu và tuyên truyền pháp luật về hôn nhân và gia đình, luật bình đẳng giới và các quy định của pháp luật về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”.
Hàm Yên (Tuyên Quang) : Triển khai thực hiện hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Hàm Yên (Tuyên Quang) : Triển khai thực hiện hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Công tác Dân tộc - PV - 11 giờ trước
Xác định rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của tín dụng chính sách xã hội đối với việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), gắn với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) đã triển khai nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội hiệu quả. Đây là điểm tựa thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo, ổn định sản xuất và phát triển sinh kế cho người dân.
Vườn Quốc gia Pù Mát: Phát hiện nhiều cá thể lợn rừng hoang dã chết bất thường

Vườn Quốc gia Pù Mát: Phát hiện nhiều cá thể lợn rừng hoang dã chết bất thường

Môi trường sống - Minh Nhật - 11 giờ trước
Đây là lần đầu tiên Vườn Quốc gia Pù Mát ghi nhận tình hình lợn rừng hoang dã trong Khu bảo tồn chết với số lượng lớn, nghi ngờ có dịch bệnh đang phát tán trong quần thể lợn rừng hoang dã.
Đồng Tháp nhập khẩu 100 sếu đầu đỏ từ Thái Lan

Đồng Tháp nhập khẩu 100 sếu đầu đỏ từ Thái Lan

Môi trường sống - Anh Trúc - 11 giờ trước
Tỉnh Đồng Tháp đặt mục tiêu, tới năm 2032 sẽ nhập khẩu và nuôi thả 100 cá thể sếu đầu đỏ, kỳ vọng nuôi sống thành công tối thiểu 50 con. Sau đó, đàn sếu nuôi thả ra tự nhiên có thể tự sinh tồn và sinh sản, sống quanh năm ở rừng Tràm Chim.
Ban Chỉ đạo 202 Bộ Quốc phòng kiểm tra, giám sát các dự án thành phần trong Chương trình MTQG 1719 tại BĐBP tỉnh Sóc Trăng

Ban Chỉ đạo 202 Bộ Quốc phòng kiểm tra, giám sát các dự án thành phần trong Chương trình MTQG 1719 tại BĐBP tỉnh Sóc Trăng

Công tác Dân tộc - V.Long - N.Tâm - 11 giờ trước
Ngày 11/12, tại cơ quan Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng, Tổ công tác Ban Chỉ đạo 202 Bộ Quốc phòng do Đại tá Lê Thành Công - Trưởng phòng Kinh tế sự nghiệp Cục Kinh tế, Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện các nội dung, dự án thành phần trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2022 - 2023 và tình hình triển khai nhiệm vụ năm 2024 - 2025 của đơn vị Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Sóc Trăng.