Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Đến với đồng bào La Hủ trên miền biên viễn Mường Tè: Cần thêm trợ lực để phát triển bền vững (Bài 2)

Tào Đạt - 23:44, 14/07/2024

Nhìn một cách thực tế, đời sống đồng bào La Hủ về thu nhập, mức sống, tiếp cận các dịch vụ cơ bản… còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn. Để cải thiện, nâng cao đời sống của đồng bào La Hủ cũng như giúp dân tộc này phát triển bền vững vẫn phải nghiên cứu và thực hiện thêm chính sách đặc thù, dài hơi.

Ông Ly Xạ Pu, người có uy tín ở xã Pa Ủ phối hợp với Đồn Biên phòng Pa Ủ và trưởng bản tuyên truyền chủ trương, chính sách của đảng, pháp luật của Nhà nước cho người dân La Hủ xã Pa Ủ
Ông Ly Xạ Pu, Người có uy tín ở xã Pa Ủ phối hợp với Đồn Biên phòng Pa Ủ và Trưởng bản tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cho người dân La Hủ xã Pa Ủ (Ảnh: Đức Duẩn)

Cú huých từ chính sách chưa đủ mạnh

Dân tộc La Hủ hiện có 3.146 hộ, với trên 12 nghìn nhân khẩu sinh sống chủ yếu ở tỉnh Lai Châu, tại 40 bản, thuộc 8 xã (Pa Vệ Sủ, Bum Tở, Nậm Khao, Mường Tè, Tá Bạ, Thu Lũm, Ka Lăng, Pa Ủ) của huyện Mường Tè và 01 bản xen ghép tại bản Chang Chảo Pá, xã Hua Bum, huyện Nậm Nhùn.

Đây là các xã thuộc khu vực miền núi, biên giới có điều kiện kinh tế khó khăn, địa hình chia cắt mạnh, đất canh tác ít, khí hậu khắc nghiệt. Đường giao thông đi lại khó khăn do độ dốc lớn, nhiều khe suối, vào mùa mưa hầu hết các bản bị cô lập với khu vực xung quanh. Theo số liệu thống kê của Ban Dân tộc tỉnh Lai Châu, tính đến 31/12/2023, dân tộc La Hủ có tới 2.314 hộ nghèo (chiếm 74%), 298 hộ cận nghèo (chiếm 9,4%).

Theo ông Lý Văn Khung, Trưởng phòng Dân tộc huyện Mường Tè, trong những năm qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ, đầu tư được triển khai cho đồng bào DTTS trên địa bàn, trong đó có đồng bào La Hủ, nhất là những hỗ trợ về sinh kế. Đối với đồng bào La Hủ, từ các chính sách hỗ trợ, bước đầu đồng bào đã biết dựa vào các tiềm năng lợi thế của địa phương tạo ra vùng sản xuất như quế, riềng, cây sa nhân, thảo quả dưới tán rừng và đặc biệt đưa một số cây có giá trị như Sâm Lai Châu vào trồng tại các xã Bum Tở, Pa Vệ Sủ, Tá Bạ… 

Tuy nhiên, sự phát triển sản xuất nông nghiệp của người La Hủ chỉ mang tính nhỏ lẻ, không bền vững; đến nay chưa có dự án sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, vẫn sản xuất theo nếp cũ, lạc hậu. Việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất còn hạn chế; chăn nuôi hiệu quả thấp, không tái đàn được.

Qua tìm hiểu tại cơ sở cũng thấy rằng, dù chính quyền và lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu đã cầm tay chỉ việc, thậm chí khai hoang ruộng, canh tác lúa nước làm mẫu cho bà con, xây dựng nhiều mô hình sinh kế, nhưng hiệu quả không cao vì một phần do nhận thức còn hạn chế nên không nhiều hộ làm theo.

Cán bộ Quân y Đồn Biên phòng Pa Ủ, BĐBP Lai Châu khám bệnh cho người dân ở bản Tân Biên, xã Pa Ủ, huyện Mường Tè (Ảnh: Đức Duẩn)
Đồng bào La Hủ vẫn cần được hỗ trợ về mọi mặt để vươn lên (Trong ảnh: Cán bộ Quân y Đồn Biên phòng Pa Ủ, BĐBP Lai Châu khám bệnh cho người dân ở bản Tân Biên, xã Pa Ủ, huyện Mường Tè; Ảnh: Đức Duẩn)

Mặt khác, các cơ sở hạ tầng trong vùng đồng bào La Hủ sinh sống cũng còn hạn chế như trường học, trạm y tế, hệ thống thủy lợi, điện.... Trong đó, trường học đã dần được đầu tư kiên cố hóa, song để đáp ứng được công tác dạy và học theo chương trình giáo dục phổ thông mới còn gặp nhiều khó khăn, các phòng ăn, ở của học sinh bán trú còn chật hẹp. Khoảng cách đi lại từ địa bàn người La Hủ sinh sống đến trường học còn xa, đường xá đi lại hiểm trở, có nơi còn phải trèo đèo lội suối, đặc biệt là vào mùa mưa lũ rất nguy hiểm.

Khó khăn là vậy, nhưng từ khi không còn được hưởng các chính sách bảo tồn đặc biệt theo Quyết định số 449 ngày 10/4/2020 của Chính phủ, đồng bào La Hủ cũng chỉ được thụ hưởng các chính sách về y tế, giáo dục, văn hóa như các thành phần DTTS khác đang triển khai trên địa bàn.

Nhìn nhận khách quan, đồng bào La Hủ có xuất phát điểm thấp hơn rất nhiều so với các DTTS khác, nên để đồng bào bắt nhịp, phát triển được như các dân tộc, là cả một hành trình khó khăn và vẫn phải có thêm các nguồn lực hỗ trợ.

Cần thêm trợ lực

Trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Trần Hữu Chí, Trưởng ban Dân tộc Lai Châu cho biết, khi có Quyết định số 499 ngày 10/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về “Bảo vệ và phát triển dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2021-2030” và Quyết định số 1227/QĐ-TTg ngày 14/7/2021 phê duyệt Danh sách các dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn và khó khăn đặc thù giai đoạn 2021-2025, dân tộc La Hủ không thuộc nhóm dân tộc có khó khăn đặc thù. Đây là sự thiệt thòi lớn đối với đồng bào dân tộc La Hủ trong việc thụ hưởng chính sách đặc thù của Chương trình MTQG 1719.

Theo ông Trần Hữu Chí, việc đặt vấn đề về phát triển bền vững cho đồng bào La Hủ, sẽ phải mất một thời gian dài, với sự quyết tâm chính trị cao nhất, thì mới có thể hoàn thành được. Hơn nữa, nhất thiết phải có thêm Đề án để giúp đỡ đồng bào dân tộc La Hủ vươn lên.

Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lai Châu Trần Hữu Chí cho rằng cần phải có thêm chính sách hỗ trợ đồng bào La Hủ
Ông Trần Hữu Chí, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Lai Châu cho rằng, vẫn cần phải có riêng Đề án hỗ trợ đồng bào La Hủ phát triển

Việc xây dựng Đề án cho vùng đồng bào dân tộc La Hủ phải có cách làm mới, dài hơi. Trong đó, trước hết phải làm chuyển biến ý thức hệ, tập quán, văn hóa, thể chất, sức khỏe của đồng bào. Hướng cho đồng bào "cởi bỏ" tính tự ti, khơi dậy lòng tự hào để họ vươn lên phát triển kinh tế.  Mặt khác, phải tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, nhằm phục vụ sản xuất và đời sống cho đồng bào.

“Xuất phát từ tình hình thực tiễn về đồng bào La Hủ, tỉnh Lai Châu mong muốn Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Dân tộc có Đề án riêng để phát triển đời sống của dân tộc La Hủ, qua đó giúp cho địa phương tranh thủ được nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào La Hủ. Đồng thời, có cơ chế tháo gỡ vướng mắc triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719 để tỉnh Lai Châu tiếp tục quy hoạch, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng cơ sở đồng bộ và bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc gắn với phát triển du lịch của dân tộc La Hủ...”, ông Trần Hữu Chí đề xuất.

Bên cạnh việc đồng bào La Hủ tự mình vươn lên phát triển bền vững, rất cần có thêm chính sách bảo tồn, hỗ trợ đặc biệt của Nhà nước để cái đói, cái nghèo, lạc hậu... không còn quẩn quanh bên người dân ở nơi đại ngàn, thâm sơn cùng cốc này./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Gặp lại ở Hố Quáng Phìn...

Gặp lại ở Hố Quáng Phìn...

Trời đã tang tảng sáng, nhưng khắp các đỉnh núi, vạt nương và bản làng còn chìm trong biển sương mù. Sương uyển chuyển. Lúc êm chảy từng dòng, khi đứng lặng hình cái vòng cổ bạc ôm ngọn núi, rồi theo gió tản ra len lỏi khắp các lối đi, tràn cả vào trong nhà làm ánh lửa bên các bếp buổi sớm thêm đượm... Giờ này có lẽ Hố Quáng Phìn cũng đã thức giấc!
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Thư ký Liên hợp quốc gửi lời chúc mừng Xuân Ất Tỵ 2025 tới lãnh đạo và nhân dân Việt Nam

Tổng Thư ký Liên hợp quốc gửi lời chúc mừng Xuân Ất Tỵ 2025 tới lãnh đạo và nhân dân Việt Nam

Thời sự - PV - 20:42, 31/01/2025
Ngày 30/1/2025 (tức mùng Hai Tết Ất Tỵ 2025), tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, đã có buổi làm việc với Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres để trao đổi về các vấn đề cùng quan tâm và hợp tác Việt Nam-Liên hợp quốc trong năm 2025.
Phát huy sức trẻ của Người có uy tín

Phát huy sức trẻ của Người có uy tín

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 16:15, 31/01/2025
Nhanh nhạy nắm bắt thông tin, sáng tạo trong cách tuyên truyền, đội ngũ Người có uy tín trẻ cùng với những “cây đại thụ” ở các buôn làng Đắk Lắk đã phát huy vai trò của mình trong các phong trào thi đua ở cơ sở, góp phần phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS, xứng đáng là “cầu nối” ý Đảng - lòng dân.
Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư

Thời sự - PV - 11:58, 31/01/2025
Trong không khí mừng Đảng, mừng Xuân, sáng 31/1 (tức ngày 3 tháng Giêng, năm Ất Tỵ), tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư, xã Trường Yên, thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dâng hương tưởng nhớ các bậc tiên đế có công với đất nước tại Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng và Đền thờ Vua Lê Đại Hành.
Ngày Tết nghĩ chuyện nếp nhà

Ngày Tết nghĩ chuyện nếp nhà

Phóng sự - Ngô Thế Lâm - 06:05, 31/01/2025
Tết Việt, cùng bao biến thiên của thời gian, từ những giao thoa cũ, mới như một quy luật tất yếu, vẫn còn đó vẹn nguyên trong tâm thức mỗi người những điều xưa cũ thật khó đổi dời. Tết vẫn như một lời hẹn ân cần, một niềm háo hức sum vầy, xốn xang…
Xuân này mời bạn lên vùng cao Sín Thầu!

Xuân này mời bạn lên vùng cao Sín Thầu!

Phóng sự - Trương Hữu Thiêm - 21:35, 30/01/2025
Trên con đường Cửa khẩu Khoan La San, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, chỉ cách ngã ba biên giới Việt - Trung - Lào hơn một tầm tiếng gọi. Chiều cuối năm, không gian đặc quánh, sương mù tựa tấm khăn voan phủ trắng những sườn núi, các mái nhà, làm mềm thêm giai điệu nồng nàn của Trường ca Lhápadi văng vẳng đâu đây...
Hồn núi rừng trong chiếc bánh chưng xanh

Hồn núi rừng trong chiếc bánh chưng xanh

Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 23/1/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ. Ngọt ngào bưởi Diễn Bắc Sơn. Hồn núi rừng trong chiếc bánh chưng xanh.
Việt Nam đứng thứ hai xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc

Việt Nam đứng thứ hai xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc

Tin tức - Anh Trúc - 21:00, 30/01/2025
Việt Nam đứng thứ hai trong xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc với kim ngạch hơn 4 tỷ USD, vượt Chile và thu hẹp khoảng cách với Thái Lan.
“Bộ tứ báo thủ” trở thành tác phẩm điện ảnh đạt mốc 50 tỷ đồng nhanh nhất

“Bộ tứ báo thủ” trở thành tác phẩm điện ảnh đạt mốc 50 tỷ đồng nhanh nhất

Tin tức - Anh Trúc - 20:52, 30/01/2025
Với doanh thu phòng vé đạt hơn 56 tỷ đồng chỉ sau 1,5 ngày ra mắt, “Bộ tứ báo thủ” của Trấn Thành đạt kỷ lục là tác phẩm điện ảnh đạt mốc 50 tỷ đồng nhanh nhất.
Du xuân Lạng Sơn chiêm bái miếu mạo cầu tài lộc, bình an

Du xuân Lạng Sơn chiêm bái miếu mạo cầu tài lộc, bình an

Tin tức - Minh Nhật - 20:20, 30/01/2025
Thời tiết nắng ấm chan hòa làm dòng người ngược lên Lạng Sơn du xuân nhộn nhịp. Nhiều du khách thập phương đã đến các đình, chùa, miếu... để chiêm bái, cầu tài lộc, bình an.
Quảng Ninh: Người dân nô nức du xuân, lễ chùa đầu năm

Quảng Ninh: Người dân nô nức du xuân, lễ chùa đầu năm

Trang địa phương - Mỹ Dung - 20:13, 30/01/2025
Lễ chùa đầu năm là một phong tục truyền thống ý nghĩa của người Việt. Cũng như mọi năm, Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, nhiều gia đình ở Quảng Ninh nô nức đi đền, chùa chiêm bái, thể hiện lòng thành kính, biết ơn và cầu chúc may mắn. Tại một số điểm tâm linh như đền, chùa, miếu, khu di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh đã thu hút hàng ngàn Phật tử, người dân: Chùa Long Tiên, Đền Cửa Ông, Đền Cái Lân…
Trên quê hương Anh hùng Bom Bo

Trên quê hương Anh hùng Bom Bo

Kinh tế - Thanh Liêm - 17:25, 30/01/2025
Chúng tôi trở lại Bom Bo, xã Bình Minh, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước vào dịp tỉnh tổ chức Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng huyện Bù Đăng (14/12/1974 - 14/12/2024), khi không khí Xuân đã tỏa khắp từng con đường, góc phố. Có thể nói, chưa bao giờ sóc Bom Bo lại rộn rã đến thế. Từ bom đạn, khổ đau trong chiến tranh, mảnh đất này giờ đang vươn mình trở thành vùng quê giàu đẹp, no ấm...