Qua tìm hiểu thực tiễn về đời sống của đồng bào La Hủ cho thấy, vai trò của đảng viên - những "hạt giống đỏ" trong các Chi bộ, đang góp phần tích cực làm thay đổi diện mạo, đời sống đồng bào trong các bản làng La Hủ ở huyện biên giới Mường Tè. Tuy nhiên, hiện nay việc phát triển đảng viên mới trong đồng bào La Hủ đang gặp rất nhiều khó khăn do thiếu nguồn quần chúng ưu tú.
Ẩn mình dưới những tán rừng tại khu vực biên giới tỉnh Lai Châu là bản làng của người La Hủ. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, sự vào cuộc của hệ thống chính trị, đồng lòng của cộng đồng các DTTS trong việc thực hiện hiệu quả công tác dân tộc, chính sách dân tộc...,nhờ đó diện mạo nơi các bản làng La Hủ đã có sự thay đổi tích cực, đời sống đồng bào đã được cải thiện. Góp phần làm nên kết quả này là chính những người con của bản làng La Hủ được ví là những “hạt giống đỏ” ở vùng đất biên giới này.
Có nước sinh hoạt về tận nhà, bà con chúng tôi mừng lắm, không còn vất vả đi chở từng can nước hay phải mang quần áo ra suối giặt. Người già, trẻ em được vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ hàng ngày, đỡ lo bệnh tật - đó là những lời chia sẻ phấn khởi của người dân ở các bản làng huyện vùng cao biên giới Mường Tè, Lai Châu.
Nhìn một cách thực tế, đời sống đồng bào La Hủ về thu nhập, mức sống, tiếp cận các dịch vụ cơ bản… còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn. Để cải thiện, nâng cao đời sống của đồng bào La Hủ cũng như giúp dân tộc này phát triển bền vững vẫn phải nghiên cứu và thực hiện thêm chính sách đặc thù, dài hơi.
Đã gần 3 năm nay, dân tộc La Hủ của tỉnh Lai Châu không còn thuộc nhóm dân tộc rất ít người được thụ hưởng chính sách đặc biệt theo Quyết định số 449 ngày 10/4/2020 của Chính phủ về "Bảo vệ và phát triển các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2021 - 2030", do số lượng người La Hủ cả nước đã tăng lên hơn 12 nghìn người, (theo quy định dân tộc được thụ hưởng có dân số dưới 10.000 người). Song trên thực tế, đồng bào La Hủ chỉ tăng số lượng nhân khẩu còn cuộc sống của người La Hủ ở miền biên viễn xa xôi này vẫn đang quẩn quanh trong khó khăn, đói nghèo đeo bám.
Đề án phát triển kinh tế- xã hội các dân tộc đặc biệt khó khăn theo Quyết định 1672 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó hỗ trợ làm nhà ở đối với hộ nghèo đã giúp cho hàng nghìn hộ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn Cống, Mảng, La Hủ trên địa bàn tỉnh Lai Châu có nhà ở đáp ứng tiêu chuẩn “3 cứng”.
Media -
Hồng Phúc - Việt Hùng -
14:46, 20/03/2023 Dân tộc La Hủ còn có các tên gọi khác như Xá Lá Vàng, người Khổ Thông, là một trong số các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến. Đây là ngôn ngữ được dùng chung với các dân tộc Hà Nhì, Phù Lá, Lô Lô, Cống, Si La.