Media -
Hồng Phúc - Việt Hùng -
14:46, 20/03/2023 Dân tộc La Hủ còn có các tên gọi khác như Xá Lá Vàng, người Khổ Thông, là một trong số các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến. Đây là ngôn ngữ được dùng chung với các dân tộc Hà Nhì, Phù Lá, Lô Lô, Cống, Si La.
Media -
PV -
10:21, 23/02/2020 Ở nước ta, dân tộc La Hủ cư trú tập trung ở huyện Mường Tè (Lai Châu), là một trong 16 dân tộc rất ít người (dưới 10.000 người). Họ có đời sống văn hóa, tinh thần khá phong phú, độc đáo...
Không chỉ cải thiện về đời sống, giảm tỷ lệ hộ nghèo mà từ các chính sách đầu tư đặc thù, chất lượng dân số đồng bào La Hủ đã có bước phát triển tích cực. Từ dân tộc có số dân dưới 10 ngàn người, dân tộc La Hủ đã phát triển lên trên 12 ngàn người, ra khỏi danh sách nhóm dân tộc có khó khăn đặc thù theo Quyết định 1227. Tuy nhiên, để nâng cao đời sống đồng bào La Hủ, không chỉ dựa vào dân số đã tăng hơn để giảm chính sách, mà cần xem xét toàn diện các điều kiện sống của đồng bào với các dân tộc khác, để từ đó có chính sách mới, dài hơi phát triển dân tộc La Hủ bền vững.
Nhìn một cách thực tế, đời sống đồng bào La Hủ về thu nhập, mức sống, tiếp cận các dịch vụ cơ bản… còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn. Để cải thiện, nâng cao đời sống của đồng bào La Hủ cũng như giúp dân tộc này phát triển bền vững vẫn phải nghiên cứu và thực hiện thêm chính sách đặc thù, dài hơi.
Vượt quãng đường gần 20 km đi bộ từ trung tâm xã Pa Vệ Sử (huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu) chúng tôi mới tới được bản Sín Chải B, nơi cư trú của đồng bào dân tộc La Hủ. Giữa nơi thâm sơn cùng cốc này, điều làm chúng tôi ngạc nhiên là những chùm thảo quả căng mọng, đỏ rực cả một góc trời minh chứng cho một cuộc sống trù phú và no ấm nơi đây.
Qua tìm hiểu thực tiễn về đời sống của đồng bào La Hủ cho thấy, vai trò của đảng viên - những "hạt giống đỏ" trong các Chi bộ, đang góp phần tích cực làm thay đổi diện mạo, đời sống đồng bào trong các bản làng La Hủ ở huyện biên giới Mường Tè. Tuy nhiên, hiện nay việc phát triển đảng viên mới trong đồng bào La Hủ đang gặp rất nhiều khó khăn do thiếu nguồn quần chúng ưu tú.
Dân tộc Mảng là 1 trong 16 dân tộc rất ít người của nước ta, sống tập trung chủ yếu ở thượng nguồn sông Đà thuộc khu vực biên giới tỉnh Lai Châu. Những năm qua, đồng bào dân tộc Mảng luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư, chăm lo với nhiều chế độ, chính sách ưu tiên. Tuy nhiên, do đặc thù là dân tộc ít người sống ở vùng xa, vùng sâu, giao thông cách trở, thiếu vốn, thiếu thông tin, tập quán du canh, du cư, công tác xóa đói, giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc Mảng đang gặp nhiều khó khăn và thách thức.
Dịch vụ thông tin là 1 trong 6 dịch vụ xã hội cơ bản trong chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025 theo Điều 3, Nghị định số 07/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Tuy nhiên, công tác này còn rất nhiều rào cản do cách tiếp cận, địa hình, nhận thức của người dân… Để tăng khả năng tiếp cận và sử dụng thông tin Nhà nước cần những giải pháp mạnh mẽ cũng như sự chung tay của toàn xã hội.
Vùng DTTS và miền núi, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK hiện vẫn là “vùng lõm” về thông tin. Tiếp tục thực hiện chính sách cấp không thu tiền các ấn phẩm báo, tạp chí trên cơ sở chọn lọc là giải pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả “phủ sóng” thông tin về cơ sở.