Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Về Sín Chải nghe người La Hủ nói chuyện thoát nghèo

Hiếu Anh - 14:09, 14/06/2022

Vượt quãng đường gần 20 km đi bộ từ trung tâm xã Pa Vệ Sử (huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu) chúng tôi mới tới được bản Sín Chải B, nơi cư trú của đồng bào dân tộc La Hủ. Giữa nơi thâm sơn cùng cốc này, điều làm chúng tôi ngạc nhiên là những chùm thảo quả căng mọng, đỏ rực cả một góc trời minh chứng cho một cuộc sống trù phú và no ấm nơi đây.

Đường vào xã Pa vệ Sử
Đường vào xã Pa vệ Sử

Xa rồi cuộc đời du cư

Trưởng bản Pờ A Le bùi ngùi nhớ lại, gần 20 năm trước người dân tộc La Hủ vẫn quen cuộc sống du canh, du cư, quanh năm chỉ có 2 mùa no đói. Thế rồi, năm 1997, Nhà nước đã đầu tư đưa 33 hộ đồng bào sống tản mát trong vùng rừng về lập nên bản Sín Chải B. Lập bản mới, Nhà nước lại đầu tư cho dân khai phá hơn 10 ha ruộng bậc thang trồng lúa.

Cái đói cơm thì đã bị đẩy lùi, nhưng sinh kế để giúp người dân không chuyển đi khi thấy mái lợp nhà ngả màu vàng phải nhờ vào cây thảo quả. Con đường cây thảo quả đến với các hộ đồng bào nơi đây cũng thật tình cờ, đó là con đường làm thuê.

Trưởng bản Pờ A Le cho biết thêm, khi mới lập bản vẫn nghèo, thanh niên hết mùa gặt rủ nhau đi làm thuê hái thảo quả của người Hà Nhì. Thấy “được ăn”, trưởng bản xin lấy tiền công bằng thảo quả tươi, đem về ươm trồng.

Những ngày ươm giống với các hộ đồng bào La Hủ thật sự là một thử thách, vì 3 năm làm giống, 6 năm trồng cây mới được quả. Nhưng tất cả các hộ nơi đây đã bàn nhau không bán quả non, thiếu tiền thì đi kiếm rễ cây thuốc, tam thất về bán, còn thảo quả phải để làm giống cho bà con. Cái “nghị quyết” của nhóm người tiên phong được thực hiện nghiêm ngặt, lứa quả đầu để làm giống chia cho mọi nhà trong bản ươm trồng tiếp. Rừng thảo quả ở bản Sín Chải B ra đời như thế.

Giờ đây, bản có bao nhiêu thảo quả đến trưởng bản cũng không tính hết được, nhưng nhà nào cũng có “ăn cùng chung, ai cũng phải có”. Nhà nhiều năm thu 6 - 7 trăm cân, nhà ít cũng trăm cân. Mỗi cân thảo quả có giá từ 60 - 80 nghìn đồng. Những năm tới, số hộ thu cả tấn thảo quả có lẽ cũng “nhiều nhiều đấy”. Cũng nhờ thảo quả mà có tiền, có ước muốn cái xe máy chạy thay đôi chân, phải mở rộng con đường lên bản...

Thảo quả mọng đỏ của người La hủ
Thảo quả mọng đỏ của người La hủ

Gặp triệu phú của người La Hủ

Khi được hỏi về người giàu nhất bản, trưởng bản Pờ A Le trả lời ngay, đó là gia đình người nghèo nhất bản trước đây - gia đình anh Pờ Lòng Xá. Theo sự chỉ dẫn của trưởng bản, chúng tôi đã lặn lội vào rừng tìm gặp anh triệu phú này. Phải mất gần 1 tiếng đi bộ trong rừng nữa chúng tôi mới gặp được Pờ Lòng Xá, vì cả gia đình đang đi thu hoạch thảo quả.

Ngừng tay giây lát, Pờ Lòng Xá trải lòng: Nhà Xá ngày xưa nghèo lắm. Năm Xá lên 9 tuổi, mẹ chết. Năm 15 tuổi, bố cũng đi theo mẹ. Tuổi thơ Xá, cả năm đếm chỉ được mấy bữa cơm, vì “hồi bé thèm cơm lắm”, bữa ăn chỉ có sắn, củ rừng, thậm chí măng ăn thay củ… "Nhiều lúc đói quá phải vượt rừng sang nhà gần đó xin ăn”, Xá kể. Món ăn Xá nhớ nhất và sợ nhất, sợ đến tận bây giờ là món củ nâu. Loại củ ở dưới xuôi vẫn dùng để nhuộm vải, khi đói, anh em Xá phải đi đào ăn thay sắn. Củ nâu mang về thái nhỏ ngâm nước, luộc bỏ nước vài lần rồi mới ăn mà vẫn chát, đắng. Năm 18 tuổi, Xá có vợ: “Nó thương thì về ở với mình chứ không cưới”.

Thế rồi, cuộc đời của anh chàng mồ côi ấy đã rẽ sang một bước ngoặt khác, nhờ cây thảo quả. Ngày ấy nghèo, Xá cùng anh em đi làm thuê hái thảo quả cho người Hà Nhì. Người Hà Nhì gần gũi và thương người La Hủ, thường khi đói vẫn xin nhau được. Mấy người Hà Nhì bảo “ăn được đấy, lấy về mà trồng”. Lúc trả tiền công, anh em Xá xin chuyển một phần sang lấy thảo quả tươi làm giống, người chủ vườn đồng ý ngay, lại dạy cách trồng, cách chăm. Gần 10 năm theo cái cây, cũng đến ngày nó cho quả, đất tốt “quả to hơn ở nương người Hà Nhì”.

Thu được gần 10 bao quả tươi, chỗ quả ấy sấy khô bán phải 10 triệu đồng, đời Xá, cả bao anh em chưa bao giờ có nhiều tiền thế. Bà con trong bản xem, ai cũng muốn “xin”. Nghĩ tiền cũng thèm, nhưng nhớ “lúc bé, đói, xin ăn chúng nó, chúng nó cũng đói mà vẫn cho mình”, nên Xá không nghĩ đến chuyện bán nữa mà để cho bà con.

Giờ Xá giàu nhất bản, con Xá cũng học cao nhất bản. Nhà Xá có 8 con trâu, 11 con bò, còn thảo quả có đến cả ngàn gốc. Năm nhiều, gia đình Xá thu 6 - 7 trăm cân, năm mất mùa cũng thu 4 trăm cân. Anh nằm trong số những người mà tới đây có thể thu cả tấn quả khô mỗi năm.

Chúng tôi chia tay với Sín Chải khi mặt trời lặn dần nhuộm vàng cả dòng suối Nậm Sì Lường, nhưng hình ảnh những chùm thảo quả đỏ mọng cứ đọng mãi trong tâm trí tôi. Cuộc sống của những người La Hủ vẫn còn nhiều khó khăn nhưng với nỗ lực của những người dân nơi đây, chắc chắn đồng bào La Hủ sẽ có một cuộc ấm ổn định sung túc. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chờ tin người thân trong tuyệt vọng

Chờ tin người thân trong tuyệt vọng

Trận lũ quét kinh hoàng xảy ra ở thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên (Lào Cai) vào sáng ngày 10/9 đã vùi lấp 37 ngôi nhà làm hàng trăm người thương vong. Gần hai ngày trôi qua, tại Nhà văn hóa thôn Làng Nủ, nơi đặt Sở Chỉ huy tiền phương, nhiều người dân vẫn ngóng chờ tin tức của người thân mình trong tuyệt vọng.
Tin nổi bật trang chủ
Công đoàn Ngân hàng Chính sách xã hội ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bão số 3

Công đoàn Ngân hàng Chính sách xã hội ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bão số 3

Tin tức - Nhóm PV - 46 phút trước
Công đoàn Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã ủng hộ 500 triệu đồng, hỗ trợ đồng bào các tỉnh đang bị thiệt hại do mưa lũ, để nhanh chóng khắc phục hậu quả của thiên tai, ổn định cuộc sống; đồng thời cử các Đoàn công tác đến những địa phương bị ảnh hưởng bão số 3, để chia buồn, thăm hỏi, động viên, tặng quà bà con có hoàn cảnh khó khăn, ảnh hưởng bởi mưa bão.
Kon Tum: Một hộ đồng bào DTTS bị mất trộm hơn 300 cây Sâm Ngọc Linh

Kon Tum: Một hộ đồng bào DTTS bị mất trộm hơn 300 cây Sâm Ngọc Linh

Pháp luật - Ngọc Chí - 49 phút trước
Ngày 12/9, UBND xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) cho biết, trên địa bàn xã có một hộ gia đình người DTTS vừa bị mất trộm hơn 300 cây sâm Ngọc Linh.
Chuyên gia hướng dẫn xử lý nước sạch sử dụng cho sinh hoạt sau bão, lũ

Chuyên gia hướng dẫn xử lý nước sạch sử dụng cho sinh hoạt sau bão, lũ

Sức khỏe - Minh Nhật - 50 phút trước
Bộ Y tế đã có hướng dẫn một số phương pháp để xử lý nước sạch sử dụng cho sinh hoạt sau mùa bão, lũ.
Kỳ Sơn (Nghệ An): Cứu thành công một người dân bị nước lũ cuốn rơi xuống vực

Kỳ Sơn (Nghệ An): Cứu thành công một người dân bị nước lũ cuốn rơi xuống vực

Tin tức - Lê Thạch - 51 phút trước
Một người dân trong khi đi xe máy thăm rẫy đã bị nước lũ cuốn trôi cả người và xe, rất may người bị nạn đã được người nhà kịp thời phát hiện và cứu vớt lên bờ an toàn.
Khẩn cấp di dời 12 hộ dân ra khỏi khu vực báo động đỏ có nguy cơ sạt lở cao

Khẩn cấp di dời 12 hộ dân ra khỏi khu vực báo động đỏ có nguy cơ sạt lở cao

Tin tức - Hoàng Quý - 53 phút trước
Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn xã Bảo Hà (Bảo Yên, Lào Cai) vừa cho biết, đã khẩn cấp di dời 12 hộ dân với 57 nhân, tại thôn Khoai 3 (xã Bảo Hà) ra khỏi khu vực nguy hiểm, có nguy cơ sạt lở cao.
Cả nước ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Cả nước ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 12/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Thủ tướng tới Yên Bái chỉ đạo ứng phó khắc phục hậu quả mưa lũ. Lãnh đạo UBDT thăm, động viên, hỗ trợ Nhân dân các tỉnh khắc phục hậu quả thiên tai. Cả nước ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3
Gia Lai chung tay hướng về đồng bào vùng bão lũ các tỉnh phía Bắc

Gia Lai chung tay hướng về đồng bào vùng bão lũ các tỉnh phía Bắc

Tin tức - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Chiều 12/9, UBND tỉnh Gia Lai đã phát động, vận động, kêu gọi ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do bão số 3 gây ra. Buổi phát động được kết nối trực tuyến với 17 điểm cầu tại 17 huyện, thị xã và thành phố trên địa bàn tỉnh.
Bắc Hà (Lào Cai): Tìm thấy thêm 3 người mất tích trong các vụ sạt lở

Bắc Hà (Lào Cai): Tìm thấy thêm 3 người mất tích trong các vụ sạt lở

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
UBND huyện Bắc Hà vừa cho biết, tính đến 17h00 ngày 12/9, đã tìm được thêm thi thể 3 người mất tích trong các vụ sạt lở đất đá tại địa phương trong cơn bão số 3, nâng số nạn nhân tử vong của địa phương lên 18 người.
Nghệ nhân Phú Bình Đồn, Người có uy tín tiêu biểu trong vùng đồng bào Chăm Ninh Thuận

Nghệ nhân Phú Bình Đồn, Người có uy tín tiêu biểu trong vùng đồng bào Chăm Ninh Thuận

Người có uy tín - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Người có uy tín Phú Bình Đồn là nghệ nhân dân tộc Chăm tiêu biểu ở thôn Tân Bổn, xã Phước Ninh, huyện Thuận Nam. Ông vừa được Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận mời dự Họp mặt đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ tiêu biểu năm 2024. Nhiều năm qua, ông tâm huyết xây dựng mô hình gia đình nghệ nhân gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống đồng bào Chăm.
Thanh Hóa: Mưa lũ cuốn trôi người và xe tải

Thanh Hóa: Mưa lũ cuốn trôi người và xe tải

Tin tức - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Do mưa to, nước chảy mạnh, 1 công nhân đã bị nước cuốn tử vong, trong khi 1 xe tải thùng loại 1,5 tấn chở cây keo giống cũng bị nước lũ cuốn trôi xuống phía hạ lưu 3m.
Cấp ngay 150 tỷ đồng cho tỉnh Lào Cai để khắc phục hậu quả mưa lũ

Cấp ngay 150 tỷ đồng cho tỉnh Lào Cai để khắc phục hậu quả mưa lũ

Thời sự - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Đây là chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Lào Cai về công tác khắc phục hậu quả do hoàn lưu cơn bão số 3 gây ra.