Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Không để nghèo thông tin cản trở sự phát triển của đồng bào DTTS

PV - 10:05, 05/03/2023

Dịch vụ thông tin là 1 trong 6 dịch vụ xã hội cơ bản trong chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025 theo Điều 3, Nghị định số 07/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Tuy nhiên, công tác này còn rất nhiều rào cản do cách tiếp cận, địa hình, nhận thức của người dân… Để tăng khả năng tiếp cận và sử dụng thông tin Nhà nước cần những giải pháp mạnh mẽ cũng như sự chung tay của toàn xã hội.

phụ nữ dân tộc Pa Dí, tỉnh Lào Cai sử dụng internet để bán nông sản. Ảnh: La Duy
Phụ nữ dân tộc Pa Dí, tỉnh Lào Cai sử dụng internet để bán nông sản. Ảnh: La Duy

Còn nhiều rào cản

Xã Hướng Phùng (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) là 1 trong 7 xã trên toàn quốc, được chọn thí điểm chuyển đổi số theo “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2020. Nằm trên Đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, thuộc huyện Hướng Hóa, vì địa hình hiểm trở nên địa phương gặp rất nhiều khó khăn trong việc phổ cập các thông tin chính sách cũng như triển khai số hóa các dịch vụ hành chính công.

Theo ông Phan Ngọc Long, Chủ tịch UBND xã Hướng Phùng, nhìn nhận một cách khách quan, mô hình thí điểm xã thông minh Hướng Phùng đã có sự chuyển biến, nhất là trong nhận thức của người dân miền núi về chuyển đổi số. Từ việc bà con chỉ biết sử dụng smart phone cho việc nghe, gọi, nay người dân đã biết việc cài đặt app Medice để thực hiện cuộc gọi tư vấn với bác sĩ; biết tham gia nhóm cộng đồng trực tuyến; tiếp cận việc quảng bá và đưa sản phẩm lên sàn Postmart.vn...

Tuy nhiên, theo Chủ tịch xã, được chọn để xây dựng chuyển đổi số, nhưng xuất phát điểm của Hướng Phùng tương đối thấp. Bởi đây là xã vùng biên khó khăn, có đông đồng bào DTTS sinh sống. Hiện, dân số Hướng Phùng là 1.628 hộ, trong đó, tỷ lệ người đồng bào DTTS chiếm 37,3%, hộ nghèo chiếm hơn 21% (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2020 - 2025). Do vậy, kết quả và hiệu quả từ chuyển đổi số chưa được như kỳ vọng đặt ra ban đầu và chỉ đạt khoảng 50% theo kế hoạch.

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến cuối năm 2022, lượng người dùng internet ở Việt Nam khoảng 70 triệu người, chiếm hơn 70% dân số; hạ tầng băng rộng đã phủ sóng 99,73% số thôn trên toàn quốc; 19,79 triệu hộ gia đình có cáp quang, đạt 72,4%. Hệ thống cáp quang đã triển khai tới 100% xã, phường, thị trấn, 91% thôn bản. Những số liệu thống kê đã cho thấy, nỗ lực đáng ghi nhận của các cơ quan chức năng trong việc cung cấp dịch vụ viễn thông đến người dân. Tuy nhiên, tại vùng DTTS và miền núi, việc hỗ trợ người dân tiếp cận internet, truyền hình cáp, điện thoại thông minh... còn gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ hộ DTTS sử dụng dịch vụ internet nhiều nơi còn rất thấp như khu vực dân tộc La Hủ, Chứt, Mảng...

Ông Nguyễn Ngọc Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho rằng, do đặc điểm địa hình hiểm trở, rộng lớn nên việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông tại miền núi, vùng sâu, vùng xa tốn kém và khó khăn hơn so với vùng đồng bằng. Việc hạn chế trong tiếp cận thông tin là một nguyên nhân khiến công tác giảm nghèo ở vùng đồng bào DTTS và miền núi còn gặp nhiều khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo còn cao, nguy cơ tái nghèo luôn thường trực.

Trong một báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Dân tộc nhận định, thực trạng nghèo thông tin ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, nhất là hộ nghèo người DTTS đang là một thách thức lớn.

Tăng cường cung cấp thông tin cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS
Tăng cường cung cấp thông tin cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Cần có chính sách trợ giúp doanh nghiệp

Theo các chuyên gia, để giải quyết triệt để các bất cập đó, cần có những chính sách trợ giúp đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông như hỗ trợ một phần chi phí cung cấp dịch vụ di động mặt đất, dịch vụ truy cập internet băng rộng cố định, để phổ cập viễn thông tại các thôn đã có điện thuộc các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và khu vực doanh nghiệp không có khả năng kinh doanh hiệu quả theo cơ chế thị trường. Bên cạnh đó, cần bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho cán bộ phụ trách thông tin và truyền thông tại vùng sâu, vùng xa; thiết lập các cụm thông tin điện tử công cộng phục vụ thông tin, tuyên truyền đối ngoại tại cửa khẩu biên giới và cung cấp nội dung thông tin phục vụ tuyên truyền ở các xã biên giới...

Trong Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, Tiểu dự án “Giảm nghèo thông tin” (thuộc Dự án 6) xác định việc tăng cường tiếp cận thông tin thiết yếu cho cộng đồng dân cư ở vùng đồng bào DTTS và miền núi là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Tiểu dự án đặt mục tiêu bảo đảm 100% xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có điểm cung cấp thông tin công cộng phục vụ người dân sử dụng dịch vụ thông tin thiết yếu, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở các khu vực này.

Ông Phí Mạnh Thắng - Chánh Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo cho rằng, một trong những nhiệm vụ trọng điểm trong giai đoạn tới là thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ người nghèo sử dụng các dịch vụ viễn thông, internet, ứng dụng công nghệ thông tin để người dân chủ động hơn trong tiếp cận chính sách, tìm kiếm các nguồn hỗ trợ cũng như học hỏi kinh nghiệm, giải pháp thoát nghèo, từng bước hòa nhịp chuyển đổi số quốc gia. Đồng thời, mạnh dạn đặt mục tiêu phấn đấu 80 - 100% dân số đạt những chỉ tiêu này để tham khảo các mô hình thoát nghèo, làm giàu, tìm kiếm thị trường cho sản phẩm mình làm ra.

Cũng theo ông Phí Mạnh Thắng, kết quả giảm nghèo về thông tin sẽ góp phần thực hiện tốt phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm” trong thực hiện Chương trình giảm nghèo, từ đó nâng cao tinh thần tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc và coi đây là mũi đột phá trong phát triển kinh tế ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Là một trong những đơn vị tích cực triển khai dịch vụ viễn thông tại vùng sâu, vùng xa, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) từ lâu đã cung cấp dịch vụ dành riêng cho đối tượng khách hàng là người DTTS, lần đầu tiên Việt Nam có tổng đài chăm sóc khách hàng thông qua 7 ngôn ngữ dân tộc Thái, Mông, Dao, Tày - Nùng, Gia Rai, Ê Đê và Khmer. Điện thoại viên cũng chính là người DTTS để có thể tư vấn, cung cấp thông tin một cách thuận lợi hơn.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đại hội Công đoàn cơ sở Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk thành công, tốt đẹp

Đại hội Công đoàn cơ sở Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk thành công, tốt đẹp

Ngày 31/3, Công đoàn cơ sở Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk tổ chức Đại hội Công đoàn cơ sở lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Tham dự có Chủ tịch Công Đoàn viên tỉnh Đắk Lắk Phan Minh; Phó trưởng Ban Dân tộc Đắk Lắk Lê Ngọc Vinh và 24/24 đoàn viên Công đoàn cơ sở Ban Dân tộc. Sau nửa ngày làm việc tích cực, Đại hội Công đoàn cơ sở Ban Dân tộc Đắk Lắk kết thúc thành công, tốt đẹp.
Công bố quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Công bố quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Tin tức - Quỳnh Trâm - 22:21, 31/03/2023
Chiều 31/3, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Dự hội nghị có ông Nguyễn Chí Dũng - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Tin trong ngày - 31/3/2023

Tin trong ngày - 31/3/2023

Media - BDT - 20:00, 31/03/2023
Bản tin hôm nay có những thông tin chính sau: Đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội làm việc tại tỉnh Lai Châu; Tổng kết Chương trình phối hợp về tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ; Kiểm tra, xử nghiêm việc tập kết hàng nghìn tấn lưu huỳnh ven sông Lô; cùng các tin tức thời sự khác.
Kỹ thuật trồng rong nho mang lại hiệu quả kinh tế cao

Kỹ thuật trồng rong nho mang lại hiệu quả kinh tế cao

Bạn của nhà nông - Như Ý - 19:56, 31/03/2023
Rong nho là một loại rau cao cấp, có hàm lượng dinh dưỡng rất cao với các nguyên tố vi lượng như Iốt, kẽm, Kali, Canxi... đặc biệt là chứa nhiều các Vitamin quan trọng như Vitamin A, Vitamin C. Để trồng rong nho hiệu quả kinh tế cao bà con cần lưu ý đến việc lựa chọn vị trí trồng rong nho, kỹ thuật chọn giống và thả giống, mùa vụ trồng, quản lý, chăm sóc, công tác sơ chế, bảo quản, công tác vận chuyển…
Cảnh giác khi nhận tin nhắn, cuộc gọi Video vay, mượn tiền qua mạng xã hội

Cảnh giác khi nhận tin nhắn, cuộc gọi Video vay, mượn tiền qua mạng xã hội

Pháp luật - PV - 16:53, 31/03/2023
Ngày 31/3, Công an TP. Hà Nội cho biết, thời gian gần đây, tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng diễn biến phức tạp. Nắm bắt được tâm lý người dùng mạng xã hội cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo bằng tin nhắn nhờ chuyển tiền, các đối tượng đã sử dụng thủ đoạn tinh vi hơn, lợi dụng công nghệ Deepfake làm giả cuộc gọi Video nhằm chiếm đoạt tài sản. Do đó, Công an TP. Hà Nội đề nghị người dân nâng cao cảnh giác khi nhận bất kỳ tin nhắn, cuộc gọi Video với nội dung vay, mượn tiền qua các ứng dụng mạng xã hội.
18 học sinh nhập viện sau khi uống trà sữa, ăn trái cây lắc

18 học sinh nhập viện sau khi uống trà sữa, ăn trái cây lắc

Sức khỏe - PV - 16:52, 31/03/2023
Ngày 31/3, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam Nguyễn Hữu Trung cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ ngộ độc thức ăn khiến 18 em học sinh nhập viện.
Giữ nghề chạm bạc của đồng bào Mông ở Sa Pa

Giữ nghề chạm bạc của đồng bào Mông ở Sa Pa

Trải qua hàng trăm năm, người Mông dưới chân núi Hoàng Liên vẫn gìn giữ nghề chạm khắc bạc truyền thống của dân tộc mình. Với người dân nơi đây, trang sức làm bằng bạc là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tinh thần.
Gia Lai: Xây dựng “Mái ấm tình thương” cho hộ nghèo huyện Ia Pa

Gia Lai: Xây dựng “Mái ấm tình thương” cho hộ nghèo huyện Ia Pa

Nhịp cầu nhân ái - Ngọc Thu - 16:51, 31/03/2023
Ngày 31/3, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Gia Lai phối hợp với Đảng ủy Khối các Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh, Hội LHPN huyện Ia Pa khởi công xây dựng nhà “Mái ấm tình thương” và tặng quà cho gia đình hội viên phụ nữ nghèo tại địa phương.
Đại hội Công đoàn cơ sở Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk thành công, tốt đẹp

Đại hội Công đoàn cơ sở Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk thành công, tốt đẹp

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 16:45, 31/03/2023
Ngày 31/3, Công đoàn cơ sở Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk tổ chức Đại hội Công đoàn cơ sở lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Tham dự có Chủ tịch Công Đoàn viên tỉnh Đắk Lắk Phan Minh; Phó trưởng Ban Dân tộc Đắk Lắk Lê Ngọc Vinh và 24/24 đoàn viên Công đoàn cơ sở Ban Dân tộc. Sau nửa ngày làm việc tích cực, Đại hội Công đoàn cơ sở Ban Dân tộc Đắk Lắk kết thúc thành công, tốt đẹp.
Đẩy nhanh tiến độ xét xử các vụ án được dư luận xã hội quan tâm

Đẩy nhanh tiến độ xét xử các vụ án được dư luận xã hội quan tâm

Văn bản chính sách mới - BĐT - 16:40, 31/03/2023
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành Nghị quyết số 755/NQ-UBTVQH15 về hoạt động chất vấn tại Phiên họp thứ 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV.
Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản làm Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình

Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản làm Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình

Tin tức - Mai Hương - 16:10, 31/03/2023
Ông Đoàn Minh Huấn - Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản vừa được Bộ Chính trị điều động, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Chương trình “Thắp sáng ước mơ hoàn lương” cấp Trung ương năm 2023

Chương trình “Thắp sáng ước mơ hoàn lương” cấp Trung ương năm 2023

Xã hội - Văn Hoa - 15:47, 31/03/2023
Ngày 31/3, tại Trại giam Ngọc Lý (huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang), Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với các đơn vị tổ chức chương trình “Thắp sáng ước mơ hoàn lương” cấp Trung ương năm 2023.