Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lai Châu: Vai trò tích cực của Người có uy tín trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc

Ngọc Ánh- Thùy Giang - 06:55, 25/11/2023

Trong những năm qua, tỉnh Lai Châu đã tích cực triển khai, thực hiện các Quyết định số 1672/QĐ-TTg ngày 26/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển kinh tế - xã hội vùng các dân tộc: Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao”, Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí lựa chọn, công nhận Người có uy tín và chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS, nhờ đó, đội ngũ Người có uy tín đã phát huy tốt vai trò, trách nhiệm trên mọi lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt là bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

Ông Lỳ Khừ Xá, Người có uy tín bản Tá Bạ, xã Tá Bạ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu tuyên truyền, vận động đồng bào Hà Nhì phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.
Ông Lỳ Khừ Xá, Người có uy tín bản Tá Bạ, xã Tá Bạ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu tuyên truyền, vận động đồng bào Hà Nhì phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.

Người có uy tín của các bản làng vùng đồng bào dân tộc rất ít người trên địa bàn tỉnh Lai Châu là "cầu nối" tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, chuyển tải tâm tư, nguyện vọng của đồng bào DTTS đến với cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp. Đồng bào tham gia đóng góp thiết thực vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Song song với quá trình đó, Người có uy tín trên địa bàn tỉnh Lai Châu còn phát huy vai trò của mình trong bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, đặc biệt đối với các dân tộc rất ít người.

Ông Nguyễn Đức Thuận, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lai Châu khẳng định: Người có uy tín dân tộc rất ít người như Cống, Mảng, La Hủ, Si La đã phát huy rất tích cực vai trò của mình trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần xây dựng đời sống của bà con ngày càng văn minh, giàu đẹp.

Trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, cuộc sống mới, Người có uy tín đã khuyến khích người dân hưởng ứng phong trào xây dựng “gia đình văn hoá”, “bản văn hoá”, “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”, vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”… Bên cạnh đó, Người có uy tín chú trọng nêu gương và tuyên truyền, vận động bà con giữ gìn phong tục, tập quán, tín ngưỡng tốt đẹp, giữ gìn các lễ hội truyền thống, nghề truyền thống… của dân tộc mình.

Chúng tôi đến bản Táng Ngá, xã Nậm Chà, huyện Nậm Nhùn gặp ông Lò Văn Na là Người có uy tín trong đồng bào người Cống nơi đây. Ông Na năm nay 57 tuổi vẫn nhiệt tình, tích cực đối với công tác, vận động, tuyên truyền như thời còn trẻ. Ý thức được rõ nét sự cần thiết phải bảo tồn văn hoá dân tộc rất ít người trong bối cảnh nhiều nét đẹp văn hoá truyền thống có thể bị mai một, đồng hoá, lai tạp, ông Lò Văn Na nói: “Dân tộc Cống có bản sắc văn hoá đậm đà. Văn hoá được biểu hiện ở hầu hết các lĩnh vực trong đời sống, từ cách nghĩ, cách nói, cách làm của người dân. Tiếng nói, các điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ, trang phục, nghề đan lát, món ăn dân tộc, tín ngưỡng, lễ hội truyền thống như lễ cúng bản, Tết Ngô… đều là những nét đẹp văn hoá của dân tộc Cống”.

Phụ nữ dân tộc Cống giữ gìn vẻ đẹp của trang phục truyền thống và ẩm thực ngô truyền thống
Phụ nữ dân tộc Cống giữ gìn vẻ đẹp của trang phục truyền thống

Trên hành trình được bà con dân bản tin tưởng, ông Na đã phát huy hết vai trò Người có uy tín của mình trong việc giữ gìn, lan toả nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc Cống. Bên cạnh việc tuyên truyền cho bà con thì bản thân ông, gia đình ông còn đi đầu thực hiện việc bảo tồn văn hoá. Người Cống có nghề đan lát truyền thống. Thế hệ trẻ nhiều người không biết hoặc không thích đan lát. Ông đã tuyên truyền, vận động thế hệ trẻ học nghề, ai thích học là ông sẽ truyền dạy chi tiết, tỉ mỉ. Bên cạnh đó, ông còn tuyên truyền cho thế hệ trẻ người Cống giữ gìn tiếng nói của dân tộc mình. Bản thân ông tích cực tham gia vào việc dạy tiếng dân tộc Cống cho thế hệ sau.

Trò chuyện với chúng tôi, ông còn rất phấn khởi khi Phòng Văn hoá huyện có kế hoạch mở lớp truyền dạy về may mặc trang phục dân tộc Cống, phục dựng lễ hội dân tộc, các điệu dân ca, dân vũ của dân tộc. “Trong các lễ hội truyền thống, bà con cả bản đều mặc trang phục dân tộc Cống. Đó là trang phục rất độc đáo, đẹp mắt. Nhìn bà con mặc trang phục dân tộc múa trong tiếng trống, tiếng chiêng, không khí rất rộn ràng, tôi cũng cảm thấy phấn khởi”, ông Na bộc bạch.

Đến Tá Bạ, bản Tá Bạ của Mường Tè, chúng tôi gặp ông Lỳ Khừ Xá, Người có uy tín trong đồng bào dân tộc La Hủ. Ông Xá được bà con yêu quý, tin tưởng vì đã vận động người dân thực hiện đúng và trúng chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhờ đó bản Tá Bạ ngày càng văn minh, giàu đẹp hơn. Đặc biệt, ông đã có những đóng góp tích cực trong việc tuyên truyền, giữ gìn phong tục, tập quán, loại bỏ hủ tục, giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.

Bản sắc văn hoá dân tộc Lự được phát huy, bảo tồn, trong đó có sự đóng góp của Người có uy tín ở Bản Hon, Bản Thẳm, Tam Đường, Lai Châu.
Bản sắc văn hoá dân tộc Lự được phát huy, bảo tồn, trong đó có sự đóng góp của Người có uy tín ở Bản Hon, Bản Thẳm, Tam Đường, Lai Châu.

Bản Hon, Bản Thẳm ở xã Bản Hon, huyện Tam Đường là nơi định cư chủ yếu của người Lự tại Lai Châu. Nơi đây, bản sắc văn hoá của người Lự được chú trọng giữ gìn và là niềm tự hào của dân tộc Lự. Đến thăm Bản Hon, du khách có thể thấy bản sắc văn hoá rất đậm đà từ tục nhuộm răng, dệt thổ cẩm từ bông, trang phục, dân ca, dân vũ và ẩm thực… Ông Lò Văn Sâu (sinh năm 1957) ở bản Hon, anh Tao Văn Ngần (sinh năm 1982) ở bản Thẳm là những Người có uy tín trong đồng bào dân tộc Lự đã góp phần không nhỏ vào việc tuyên truyền, vận động bà con bảo tồn, phát huy bản sắc dân tộc mình.

Hằng năm, Người có uy tín của bản đã tuyên truyền, vận động Nhân dân và gia đình tham gia ngày hội văn hóa các dân tộc do cấp trên tổ chức. Ông Lò Văn Sâu cho biết: Bản Hon làm du lịch cộng đồng, điểm thu hút khách du lịch là bản sắc văn hoá nên Đảng uỷ, chính quyền địa phương và bản thân Người có uy tín rất chú trọng giữ gìn, phát huy, tổ chức phục dựng lại những bản sắc, nét đẹp văn hóa, phong tục tập quán của dân tộc Lự.

Có thể nói, bằng nhiều cách khác nhau, Người có uy tín các DTTS rất ít người đã đóng góp tích cực vào xây dựng các mặt của đời sống xã hội ở cộng đồng các dân tộc, góp phần tích cực vào công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Trong thời đại 4.0, văn hoá dân tộc là điểm nhấn tạo nên bản sắc. Việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc là một cách để giữ gìn và bảo vệ Tổ quốc.

Nhờ vai trò tuyên truyền, vận động của Người có uy tín mà phong tục, tập quán văn hóa của đồng bào dân tộc La Hủ được bảo tồn, phát huy (Trong ảnh: Đám cưới của người La Hủ)
Nhờ vai trò tuyên truyền, vận động của Người có uy tín mà phong tục, tập quán văn hóa của đồng bào dân tộc La Hủ được bảo tồn, phát huy (Trong ảnh: Đám cưới của người La Hủ)

Ông Nguyễn Đức Thuận, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lai Châu khẳng định: Người có uy tín dân tộc rất ít người như Cống, Mảng, La Hủ, Si La đã phát huy rất tích cực vai trò của mình trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần xây dựng đời sống của bà con ngày càng văn minh, giàu đẹp.

Tỉnh Lai Châu luôn quan tâm, thực hiện tốt chính sách về Người có uy tín, tạo điều kiện cho Người có uy tín trong đồng bào các DTTS phát huy tốt vai trò của mình, góp phần thực hiện thành công Chương trình MTQG 1719 giai đoạn 2021-2025. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Vị trưởng thôn Suối Thầu và những nghĩa cử vì cộng đồng

Vị trưởng thôn Suối Thầu và những nghĩa cử vì cộng đồng

Ai có dịp lên Hà Giang, tới thăm thảo nguyên Suối Thầu của thị trấn Cốc Pài, huyện Xín Mần, hẳn sẽ thấy một màu xanh ngút ngàn của những vườn cam, vườn lê, vườn mận nối nhau chạy dài giữa điệp trùng vách núi. “Cơ ngơi” ấy của ông Sùng Văn Sinh là kết quả của hành trình hơn 20 năm miệt mài thử nghiệm các mô hình phát triển kinh tế khác nhau, để tìm ra con đường thoát nghèo không chỉ cho gia đình, mà còn có nhiều hộ dân ngay trên chính mảnh đất quê hương còn nhiều gian khó...
Tin nổi bật trang chủ
Bắc Kạn: Xem xét điều chỉnh vốn Chương trình MTQG 1719 để hỗ trợ xóa nhà tạm

Bắc Kạn: Xem xét điều chỉnh vốn Chương trình MTQG 1719 để hỗ trợ xóa nhà tạm

Dân tộc - Tôn giáo - Khánh Thi - 2 giờ trước
Tại kỳ họp thứ 26 (kỳ họp chuyên đề) dự kiến tổ chức ngày 03/4 tới đây, HĐND tỉnh Bắc Kạn khóa X sẽ xem xét điều chỉnh vốn sự nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719) để hỗ trợ 2 huyện thí điểm cơ chế đặc thù triển khai nội dung xóa nhà tạm, nhà dột nát.
“Bài ca trên sóng cả”, tác giả Hoàng Thị Hạnh đoạt giải A - Giải thưởng VHNT về đề tài Hải quân Nhân dân Việt Nam

“Bài ca trên sóng cả”, tác giả Hoàng Thị Hạnh đoạt giải A - Giải thưởng VHNT về đề tài Hải quân Nhân dân Việt Nam

Tin tức - Văn Hoa - 2 giờ trước
Vừa qua, Quân chủng Hải quân tổ chức tổng kết trao giải thưởng sáng tác văn học nghệ thuật (VHNT) về đề tài Hải quân Nhân dân Việt Nam giai đoạn 2021-2025. Theo đó, tác phẩm “Bài ca trên sóng cả”, tác giả Hoàng Thị Hạnh đoạt giải A.
Đắk Lắk: Dịch sởi diễn biến phức tạp với số ca mắc bệnh sởi tăng nhanh

Đắk Lắk: Dịch sởi diễn biến phức tạp với số ca mắc bệnh sởi tăng nhanh

Sức khỏe - Hoàng Thùy - 2 giờ trước
Thời gian gần qua, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk dịch sởi diễn biến phức tạp với số ca mắc tăng nhanh. Để tăng tỷ lệ miễn dịch, giám sát sịch sởi trong cộng đồng, tỉnh Đắk Lắk đang tập trung nhiều giải pháp phòng, chống dịch và triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng sởi cho người dân. Điều đáng nói, phần lớn các ca mắc bệnh sởi chưa được tiêm vắc xin phòng sởi.
“Lễ hội Điện Huệ Nam” được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

“Lễ hội Điện Huệ Nam” được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Dân tộc - Tôn giáo - Khánh Ngân - 3 giờ trước
Ngày 30/3, Sở Văn hóa Thể thao TP. Huế tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia "Lễ hội Điện Huệ Nam". Trước đó, ngày 10/12/2024, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 3981/QĐ-BVHTTDL đưa Lễ hội truyền thống “Lễ hội Điện Huệ Nam” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Hội sách tôn vinh giá trị văn hóa vùng Đất Tổ

Hội sách tôn vinh giá trị văn hóa vùng Đất Tổ

Tin tức - Minh Nhật - 3 giờ trước
Ngày 30/3, Hội sách Đất Tổ năm 2025 đã khai mạc trong không khí náo nức nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2025. Sự kiện cũng nhằm hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4), Ngày Sách và Bản quyền thế giới (23/4) và tạo không gian đọc cho những người yêu sách trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Hội sách diễn ra từ ngày 28/3 - 6/4 tại sân Bảo tàng Hùng Vương, thành phố Việt Trì.
Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực

Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 29/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực. Nhà thờ Chánh Tòa Nha Trang. “Vườn Địa Đàng” giữa vùng nắng gió. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phát hiện Trà mi hoa vàng Lang Biang quý hiếm ở Vườn quốc gia Phước Bình

Phát hiện Trà mi hoa vàng Lang Biang quý hiếm ở Vườn quốc gia Phước Bình

Trang địa phương - Minh Nhật - 3 giờ trước
Sau nhiều năm "mất dấu" ngoài tự nhiên, loài cây Trà mi hoa vàng Lang Biang vừa được phát hiện tại Vườn quốc gia Phước Bình, nằm trên địa bàn xã Phước Bình, huyện Bác Ái (Ninh Thuận).
Phật giáo quận Gò Vấp tích cực tham gia công tác an sinh xã hội

Phật giáo quận Gò Vấp tích cực tham gia công tác an sinh xã hội

Dân tộc - Tôn giáo - Khánh Thư - 3 giờ trước
Hướng tới Đại Lễ Phật đản Phật lịch 2569 và Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh, dự kiến tặng nhiều phần quà đến người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn quận. Đây là hoạt động thường niên của Phật giáo quận Gò Vấp, đóng góp vào công tác bảo đảm an sinh xã hội.
Lai Châu chuẩn bị tổ chức Lễ hội Then Kin Pang năm 2025

Lai Châu chuẩn bị tổ chức Lễ hội Then Kin Pang năm 2025

Dân tộc - Tôn giáo - Tùng Nguyên - 3 giờ trước
Lễ hội Then Kin Pang - một trong những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Thái, sẽ diễn ra trong hai ngày 6 - 7/4, tại xã Khổng Lào, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Vùng cao Điện Biên mang diện mạo mới

Vùng cao Điện Biên mang diện mạo mới

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 3 giờ trước
Gần 4 năm qua, với sự vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và nỗ lực vươn lên của đồng bào các DTTS, nguồn lực của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), đã góp phần tạo diện mạo mới cho vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Phát hiện 18 cây chè cổ thụ 200 năm tuổi trên núi Tam Đảo

Phát hiện 18 cây chè cổ thụ 200 năm tuổi trên núi Tam Đảo

Môi trường sống - Minh Nhật - 3 giờ trước
18 cây chè cổ thụ được phát hiện trên núi Tam Đảo, thuộc xã La Bằng (huyện Đại Từ, Thái Nguyên) có vanh gốc cây từ 0,8 - 1,3 m. Đây là giống chè Shan rất quý hiếm.