Thông qua phong trào “Em nuôi của Đoàn” do Đoàn Thanh niên xã Bình Chuẩn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An phát động, nhiều em học sinh người DTTS có hoàn cảnh khó khăn đã được các anh chị đoàn viên, thanh niên hỗ trợ, giúp đỡ bằng những hành động cụ thể, thiết thực. Nhờ có sự đỡ đầu của tổ chức Đoàn đã “nâng bước” để các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn yên tâm đến trường học chữ.
Vừa qua, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai đã tổ chức buổi gặp mặt, biểu dương Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Tại đây, nhiều đại biểu đã bày tỏ ý kiến tâm huyết đối với sự phát triển kinh tế-xã hội, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tại cơ sở.
Tuyên Quang những ngày đầu tháng 7 với cái nắng nóng đỉnh điểm nhất mùa hè. 100 con bò giống vừa được Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang trao cho 100 hộ đồng bào DTTS nghèo tại xã Yên Lâm, Minh Hương (huyện Hàm Yên), xã Hùng Lợi (huyện Yên Sơn), tỉnh Tuyên Quang… Niềm vui lan tỏa trên từng khuôn mặt khắc khổ, ướt đẫm mồ hôi.
Chiều 5/7, tại Hà Nội, Vụ Văn hóa Dân tộc, Bộ VHTT&DL tổ chức Họp báo phát động Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài DTTS, miền núi năm 2018 cho các tác giả người DTTS. Bà Nguyễn Thị Hải Nhung, Vụ Trưởng Vụ Văn hóa Dân tộc chủ trì buổi Họp báo.
Nhằm khắc phục tồn tại và tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc triển khai thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc trong vùng đồng bào Khmer, mới đây, Chỉ thị số 19-CT/TW, ngày 10/1/2018 của Ban Bí thư (khóa XII) về tăng cường công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tình hình mới (gọi tắt Chỉ thị 19) được ban hành. Tại tỉnh Kiên Giang, nơi có đông đồng bào Khmer sinh sống, địa phương đã và đang cụ thể hoá Chỉ thị 19 vào cuộc sống. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Đặng Tuyết Em, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Kiên Giang xung quanh vấn đề này.
Mới đây (trung tuần tháng 6/2018), Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An đã tổ chức Hội nghị Ban Chỉ đạo cấp xã tại các huyện Quế Phong, Kỳ Sơn, Tương Dương và Con Cuông. Hội nghị nhằm đánh giá kết quả thực hiện các mô hình điểm trong thời gian qua; đề ra các biện pháp triển khai thực hiện Đề án trong thời gian tới.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Điện Biên về tình hình mua bán người (MBN) giai đoạn 2016-2018 cho thấy, số vụ MBN ngày càng diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng. Loại hình tội phạm này tập trung vào các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS và khu vực biên giới, làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình an ninh trật tự (ANTT) trên địa bàn.
Câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đúng trong mọi hoàn cảnh. Đặc biệt, đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS)-“lõi nghèo” của cả nước thì công tác dân vận tốt, dân vận khéo luôn là yếu tố rất quan trọng làm nên thành công trong việc tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng bản làng ấm no, giàu mạnh.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình mục tiêu giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn giai đoạn 2016-2020.
Tân Trạch và Thượng Trạch là hai xã ĐBKK của huyện Bố Trạch (Quảng Bình). Hai xã có 663 hộ/2.999 nhân khẩu; trong đó, Thượng Trạch có 566 hộ, 2.534 nhân khẩu; Tân Trạch có 97 hộ. Dân số của hai xã chủ yếu là đồng bào Ma Coong (Bru-Vân Kiều).
Hiện nay, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), đặc biệt là phụ nữ DTTS vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ tài chính cơ bản nhất. Dự án “Bứt phá” do Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam phối hợp với Công ty P&G (Procter & Gamble), Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Trung tâm Phát triển Cộng đồng tỉnh Điện Biên triển khai trong thời gian hai năm 2018-2019 với nguồn kinh phí là 200.000 USD (hơn 4 tỷ VNĐ) sẽ mở ra cơ hội để phụ nữ DTTS tiếp cận dịch vụ tài chính, thúc đẩy nâng quyền kinh tế của phụ nữ DTTS.
Vừa qua (ngày 22/6), tại TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk, Vụ Địa phương II, Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội nghị giao ban công tác dân tộc 6 tháng đầu năm 2018 khu vực miền Trung-Tây Nguyên. Ông Nông Quốc Tuấn, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có lãnh đạo Vụ Địa phương II, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đăk Lăk, ông Y Giang Gry Niê Knơng; Ban Dân tộc, Phòng Dân tộc đến từ 10 tỉnh miền Trung-Tây Nguyên.
Vừa qua, tại trụ sở cơ quan, Ủy ban Dân tộc (UBDT) tổ chức cuộc họp giao ban định kỳ với Đại sứ quán Ai Len. Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến và bà Nuala O’Brien, Phó Đại sứ, Trưởng ban Phát triển Đại sứ quán Ai Len tại Việt Nam đồng chủ trì cuộc họp. Tham dự cuộc họp có lãnh đạo Văn phòng Điều phối Chương trình 135 (CT135), Vụ Kế hoạch-Tài chính, Vụ Hợp tác quốc tế và một số cán bộ, chuyên gia của Đại sứ quán Ai Len.
Vừa qua (sáng 22/6), tại Bảo tàng Dân tộc học (Hà Nội), Lễ công bố cuộc thi “Tìm kiếm ý tưởng chuỗi giá trị” dành cho cộng đồng DTTS tại Việt Nam đã được tổ chức. Cuộc thi do Ủy ban Dân tộc (UBDT) chủ trì, phối hợp cùng Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, được Ngân hàng Thế giới (NHTG) và Chính phủ Australia hỗ trợ thực hiện (thông qua Chương trình đối tác phát triển Australia-NHTG giai đoạn hai).
Ban ngày tất bật với công việc nương rẫy, tối đến các mẹ, các chị ở xã Tân Thành, huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông lại cùng nhau đi học, cần mẫn với sách vở, nuôi ước mơ biết chữ để thoát nghèo.
Phát triển chuỗi giá trị và cơ hội tiếp cận thị trường cho các sản phẩm của đồng bào DTTS đang là vấn đề khó khăn, và gặp không ít thách thức. Đây cũng là điểm yếu trong khởi nghiệp vùng đồng bào DTTS. Ủy ban Dân tộc–Cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc đã và đang có rất nhiều nỗ lực để nghiên cứu, kết nối, hỗ trợ đồng bào DTTS khởi nghiệp. Cuộc thi “Tìm kiếm ý tưởng chuỗi giá trị” dành cho cộng đồng dân tộc thiểu số Việt Nam tới đây, sẽ là một trong những hoạt động cụ thể, thiết thực, góp phần giải quyết những thách thức đó.
Việc bãi bỏ một chính sách “cho không”, “cấp không” để dồn lực cho những chính sách vĩ mô, khuyến khích sự chủ động vươn lên của đồng bào DTTS nghèo là rất cần thiết. Tuy nhiên, nguồn lực của chính sách bãi bỏ được chuyển tiếp để thực hiện cho những chương trình, dự án nào là điều cần cân nhắc, tính toán vẹn toàn.
Từ trước đến nay, Quốc hội chưa có chương trình giám sát tối cao về chính sách dân tộc để đánh giá một cách hệ thống, toàn diện, tổng thể. Tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV vừa qua, chính sách dân tộc được đưa vào đề xuất trong Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2019, nhưng Nghị quyết cuối cùng được thông qua đã không có chương trình giám sát tối cao chính sách dân tộc. Đó là sự nuối tiếc của những người làm công tác dân tộc và đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) khắp mọi miền đất nước.
Nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ những Người có uy tín trên địa bàn TP. Hà Nội có điều kiện, cơ hội thăm quan, học tập, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với những Người có uy tín ở các địa phương trong cả nước, cuối tháng 5/2018, Ban Dân tộc TP. Hà Nội đã tổ chức cho đội ngũ những Người có uy tín là người DTTS của TP. Hà Nội đến thăm quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái.
Nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng trong thực hiện các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, UBND tỉnh Sơn La đã ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2015-2020” năm 2018.