Lâu nay, vấn đề vận động người dân miền núi, đặc biệt là đồng bào DTTS tham gia xuất khẩu lao động (XKLĐ) luôn gặp khó khăn. Tuy nhiên, tại huyện Bác Ái (Ninh Thuận), nhiều người lại hăng hái tham gia XKLĐ để có cuộc sống khấm khá hơn.
Quốc hội cần giám sát tối cao việc thực hiện chính sách pháp luật về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) để xây dựng chính sách dân tộc đồng bộ, hiệu quả, tạo điều kiện giúp vùng DTTS&MN phát triển… Đó là ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội trong phiên thảo luận về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2019.
Ka Thảo và Ka Uyệt cùng 21 tuổi, là con cô con cậu kết hôn với nhau, sống ở xã Phi Liêng (Đam Rông, Lâm Đồng). Con trai 4 tháng tuổi của họ bị sứt môi hở hàm ếch.
Từ nhiều vùng đất khác nhau của Quảng Trị, Nam Định, những nông dân chăm làm lụng mang theo khát vọng làm giàu đến vùng đất mới Đạ Tẻh (Lâm Đồng) để biến những mảnh đất cằn, những quả đồi trọc thành tiền tỷ. Cuộc sống có lúc nhọc nhằn nhưng nghĩa tình chan hòa với đồng bào DTTS tại địa phương như nguồn cổ vũ để họ cùng nhau vượt mọi gian nan.
Chỉ còn hơn 2 năm nữa, thời hiệu thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2017-2020 theo Quyết định 2085/QĐ-TTg sẽ hết hiệu lực. Nhưng đến thời điểm này, các địa phương chưa thể triển khai do chưa được bố trí vốn.
Tiếp tục quan tâm, có chính sách ưu tiên đối với giáo dục và đào tạo vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS và miền núi là một trong những vấn đề được đại biểu Quốc hội quan tâm trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ.
Năm 2016, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 2493 về việc phê duyệt đề án kiểm kê, sưu tầm, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền di sản văn hóa (DSVH) truyền thống điển hình của các DTTS Việt Nam giai đoạn 2017-2020.
Nhiều năm qua, tại Lai Châu, chương trình tín dụng chính sách xã hội đã giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vay vốn ưu đãi, đầu tư phát triển sản xuất vươn lên thoát nghèo.
Mặc dù được nhận tấm bằng thạc sĩ danh giá của Chương trình học bổng Chính phủ Úc, song cô gái Tày ở Hà Giang đã từ chối cơ hội làm việc ở nơi thuận lợi và mức lương hấp dẫn.
Trước đây, cuộc sống gia đình chị Hồ Pỉ Vư ở thôn Raly, xã Hướng Sơn (Hướng Hóa, Quảng Trị) không có điều kiện để vươn lên thoát nghèo. Năm 2015, sau khi được vay vốn từ nhóm tiết kiệm tín dụng dựa vào cộng đồng tại địa phương cùng với số tiền tích góp được, gia đình chị Vư đã mua được một con dê về nuôi.
Được vay tối đa 50 triệu đồng trong thời hạn không quá 10 năm là định mức mà hộ DTTS nghèo có thể tiếp cận từ nguồn vốn tín dụng chính sách để phát triển sản xuất. Định mức cho vay như vậy liệu đã đủ giúp đồng bào thoát nghèo, vươn lên khá giả?
Tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà và Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đăng đàn trả lời chất vấn.
Ngày 5/6/2018, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức Tọa đàm khoa học về các chính sách trọng tâm của Đề tài nghiên cứu “Cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng Luật Hỗ trợ, phát triển vùng DTTS và miền núi”. Ông Lê Sơn Hải, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT chủ trì buổi Tọa đàm.
Tăng trưởng bao trùm là một vấn đề ưu tiên của tất cả các nền kinh tế phát triển cũng như đang phát triển. Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.
Những năm qua, ngành chức năng và các địa phương tỉnh Đăk Lăk đã có nhiều biện pháp khôi phục, bảo tồn, phát huy lễ hội truyền thống của đồng bào DTTS nhằm giữ gìn bản sắc dân tộc, gắn kết buôn làng, bảo tồn và phát triển các di sản văn hóa.
Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành Công văn số 972/UBND-NL chỉ đạo Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, các địa phương triển khai kế hoạch thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2016-2020.
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV đã đi được nửa chặng đường với những dấu ấn của Quốc hội tranh luận, phản biện.
Trong các số báo trước, Báo Dân tộc và Phát triển đã đăng tải loạt bài về vấn đề bảo tồn ngôn ngữ các DTTS. Với cách tiếp cận đa chiều, Báo Dân tộc và Phát triển đã phác họa cho bạn đọc một bức tranh với những gam màu sáng-tối trong quá trình bảo tồn ngôn ngữ các DTTS trên phạm vi cả nước. Nhằm góp phần cùng với các cơ quan chức năng tìm ra giải pháp bảo tồn ngôn ngữ các DTTS hiệu quả hơn trong thời gian tới, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã ghi lại một số ý kiến của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu về lĩnh vực này.
Hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948-11/6/2018) sẽ có 70 điển hình tiên tiến đại diện cho hàng triệu tập thể, cá nhân tiêu biểu, xuất sắc đang ngày đêm miệt mài nghiên cứu, công tác, học tập, lao động, sản xuất… được tôn vinh tại Lễ kỷ niệm 70 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc dự kiến tổ chức vào sáng ngày 3/6/2018 tại Cung Văn hóa hữu nghị Việt-Xô (Hà Nội). Trong đó, có nhiều cá nhân tiêu biểu là người DTTS. Họ là những tấm gương tiêu biểu, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, giản dị, khiêm tốn, giàu lòng nhân ái, làm sáng ngời truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam. Dưới đây là một số gương mặt là người DTTS sẽ tham dự lễ kỷ niệm.
Do khai thác không đúng cách, hàng trăm ha thông trồng từ những năm 1990 tại xã Ba Cụm Nam (huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa) đã trở nên kiệt quệ. Điều đáng nói sự việc diễn ra trong một thời gian khá dài, nhưng các ngành chức năng địa phương không có biện pháp để ngăn chặn.