Thực trạng di tích cổ, trong đó, có nhiều di tích cổ ở vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, bị xuống cấp đã và đang tiếp diễn. Câu hỏi đặt ra là, đến bao giờ di tích ngừng “kêu cứu”?.
Trong giai đoạn 2011 - 2020, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức đào tạo nghề cho 120.000 lao động, trong đó phần lớn là lao động nông thôn, miền núi, người DTTS, hộ nghèo, cận nghèo. Qua đó, giải quyết việc làm mới cho 153.802 lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo ở các huyện miền núi năm 2019 lên 48,6%, dự kiến năm 2020 đạt 53%.
Sáng 28/8, Ban Dân tộc tỉnh Bình Định phối hợp với Cục Thống kê tỉnh công bố kết quả điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội (KT-XH) của DTTS tỉnh Bình Định năm 2019.
Khánh Vĩnh là huyện miền núi của tỉnh Khánh Hòa, có 15 dân tộc anh em sinh sống. Toàn huyện có 10 xã khu vực III; 2 xã thuộc khu vực II và 2 xã thuộc khu vực I. Trong 5 năm qua (2016 - 2020), vùng đồng bào DTTS của huyện đã được thụ hưởng nhiều chương trình, dự án, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) chung của toàn huyện.
Dự án “Nâng cao nhận thức và tiếng nói của cộng đồng dân tộc miền núi phía Bắc trong ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới” (Dự án) chính thức khởi động tại tỉnh Điện Biên do Ủy ban châu Âu tài trợ, Viện Phát triển sức khỏe cộng đồng Ánh sáng (LIGHT), Trung tâm Phát triển cộng đồng tỉnh Điện Biên và CARE (tổ chức nhân đạo quốc tế) tại Việt Nam triển khai lần đầu tiên tại 24 thôn, bản thuộc 4 xã: Thanh Nưa, Hua Thanh (huyện Ðiện Biên) và Mường Phăng, Pá Khoang (TP. Ðiện Biên Phủ) của tỉnh Ðiện Biên đã tập trung giảm thiểu vấn đề bạo lực giới trong cộng đồng người DTTS, qua đó góp phần thúc đẩy bình đẳng giới.
Để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (TKT- XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, tỉnh Lạng Sơn đã xác định nhiều giải pháp cụ thể. Tuy nhiên, thực tế tại địa phương cho thấy vẫn còn nhiều tồn tại, vướng mắc, cần có cơ chế, chính sách phù hợp trong giai đoạn tới.
Tin tức -
Minh Thu -
21:39, 10/08/2020 Ngày 10/8, tại Hà Nội, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Đỗ Văn Chiến đã chủ trì cuộc họp góp ý dự thảo Đề án về việc xây dựng “Xác định tiêu chí các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù”. Tham dự có đại diện Bộ Tư pháp, một số vụ trực thuộc UBDT.
Ngày 5/8, tại Trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến chủ trì cuộc họp giao ban công tác tháng 7, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác tháng 8/2020. Tham dự cuộc họp có các đồng chí Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT: Nông Quốc Tuấn, Hoàng Thị Hạnh, Y Thông; Thủ trưởng các Vụ, đơn vị; Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn Thanh niên cơ quan UBDT.
Nhiều năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Gia Lai đã huy động tối đa các nguồn lực nhằm giúp người dân tại các vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK), vùng đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo, nâng cao chất lượng đời sống.
Được đầu tư xây dựng về cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất… diện mạo nông thôn vùng khó khăn đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS ngày càng được nâng cao là những thành quả đáng mừng từ việc triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc trên địa bàn huyện Mộc Châu (Sơn La).
Ngày 30/7/2020, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác cải cách hành chính (CCHC) Nhà nước giai đoạn 2011-2020, định hướng giai đoạn 2021-2030. Đồng chí Nông Quốc Tuấn, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chủ trì Hội nghị. Dự Hội nghị có đại điện lãnh đạo, chuyên viên của các vụ, đơn vị thuộc UBDT.
Giai đoạn 2016 - 2020, 100% xã, thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK) thuộc diện đầu tư của Chương trình 135 của tỉnh Quảng Ninh đã hoàn thành mục tiêu. Để làm được điều này, Quảng Ninh không chỉ phát huy hiệu quả nguồn lực của Nhà nước, doanh nghiệp, mà còn có sự chung tay, góp sức của chính người dân.
Chiều 14/7, tại Trụ sở Chính phủ, Ban Chỉ đạo (BCĐ) Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 họp Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng BCĐ. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông tham dự cuộc họp.
Để hiện thực hóa các chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào các DTTS, các cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Tuyên Quang đã quan tâm, thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc nhằm giúp đồng bào các DTTS từng bước ổn định cuộc sống.
Theo dự thảo, Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế- xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), giai đoạn 2021-2030 sẽ có tổng số 10 dự án. Trong đó, Bộ Lao động Thương binh & Xã hội (LĐTB&XH) sẽ thực hiện nội dung phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng DTTS&MN. Đây là tiểu dự án nằm trong Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thuộc Chương trình.Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, vùng đồng bào DTTS&MN sẽ có 50% lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người DTTS. Về nội dung này, Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn nhanh Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Lê Văn Thanh.
Từng là “rốn nghèo” của huyện U Minh (Cà Mau), xã Khánh Thuận nay đã thay đổi rõ nét từ nguồn lực đầu tư của Chương trình 135. Thời gian tới, Đảng bộ và Nhân dân xã Khánh Thuận thêm nhiều kỳ vọng vươn lên mạnh mẽ hơn, khi Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng DTTS và miền núi được triển khai.
Những năm qua, được sự quan tâm của Nhà nước, tỉnh Điện Biên đã triển khai thực hiện nhiều chương trình, dự án hỗ trợ sinh kế tạo chuyển biến tích cực trong công tác xóa đói giảm nghèo vùng đồng bào DTTS của tỉnh. Tuy nhiên, lợi dụng chính sách ưu việt, vẫn còn một bộ phận người dân tìm mọi lý do“trốn” thoát nghèo.
Quảng Ngãi có 3 DTTS gồm người Ca Dong (nhóm địa phương của dân tộc Xơ-đăng), Cor, Hrê sống rải rác tại 6 huyện miền núi. Mỗi dân tộc có vốn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, đa dạng. Để bản sắc văn hóa của các dân tộc không bị mai một, các cấp, ngành địa phương cùng bà con ở các thôn, làng miền núi đã dành nhiều tâm huyết cho việc sưu tầm và lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống.
Nhiều năm nay, những ngôi trường ở miền núi Quảng Ngãi đã đưa nội dung giáo dục về bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS vào những tiết ngoại khóa, sinh hoạt. Điều này không chỉ góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống, mà còn giúp học sinh tự tin, thêm yêu bản sắc văn hóa dân tộc mình.
Trang phục truyền thống là một yếu tố quan trọng làm nên bản sắc của mỗi dân tộc. Thế nhưng, trước sự phát triển kinh tế, giao lưu của nhiều nền văn hoá, trang phục của một số dân tộc đang đứng trước nguy cơ mai một, bị biến dạng bởi cách tân lệch lạc.