Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phát triển vùng DTTS và miền núi bắt đầu từ giải quyết tình trạng suy dinh dưỡng

Vân Khánh - 09:00, 25/11/2022

Ngân hàng thế giới cho rằng, cải thiện tình trạng dinh dưỡng sẽ góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững thông qua việc nâng cao năng suất lao động, cải thiện thể chất, phát triển nhận thức, tăng hiệu quả học tập và cải thiện sức khỏe, giảm bệnh tật và tử vong. Đây là khuyến nghị cần được lưu ý đặc biệt trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Cải thiện tình trạng dinh dưỡng sẽ góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. (Ảnh minh họa)
Cải thiện tình trạng dinh dưỡng sẽ góp phần phát triển thể lực, nâng cao sức khỏe cho trẻ em người DTTS

Áp lực lên tăng trưởng

Báo cáo của các cơ quan Liên hiệp quốc và các tổ chức quốc tế đều thừa nhận, tình trạng suy dinh dưỡng (SDD), gây áp lực rất lớn đến tăng trưởng kinh tế và các chỉ số phát triển xã hội. Đặc biệt, theo Ngân hàng Thế giới (WB), SDD là một trong những tác nhân gây nghèo đói.

Bởi SDD làm giảm năng suất lao động do tình trạng thể chất kém, tổn thất do bệnh tật liên quan tới SDD và các mất mát gián tiếp, gây ra do phát triển nhận thức kém và học tập kém, các chi phí chăm sóc sức khỏe tăng lên. Ước tính, tổn thất kinh tế do SDD có thể tới vài tỷ đô la tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong 1 năm.

“Chiều cao có tương quan chặt chẽ tới năng suất lao động và dinh dưỡng cho trẻ em dưới 2 tuổi phần lớn quyết định chiều cao khi trưởng thành. Cứ giảm 1% chiều cao thì mất 1.4% năng suất lao động”, báo các tác động của tình trạng SDD đến tăng trưởng kinh tế của WB nhấn mạnh.

Theo khảo sát của WB, chiều cao trung bình nam và nữ của Việt Nam là 1,64m và 1,55m thấp hơn các nước phát triển như Trung Quốc (nam 1,70m và nữ 1,59m), Nhật bản (nam 1,72m và nữ 1,58m), Singapore (nam 1,71m và nữ 1,60m). Trong các nước ASEAN, chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam tương đương với Indonesia (nam 1,64m và nữ 1,55m) và Phillipines (nam 1,65m và nữ 1,56m) và thấp hơn so với Malaysia (nam 1,68m và nữ 1,58m), và Thái Lan (nam 1,68m và nữ 1,57m).

Đặc biệt, theo kết quả điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS thì tình trạng SDD chiều cao ở các cộng đồng DTTS, nhất là với các DTTS rất ít người, cao hơn mức bình quân chung cả nước. Theo đó, các DTTS rất ít người có tầm vóc thấp hơn so với các dân tộc khác: Chiều cao trung bình các DTTS rất ít người là 1m40-1m55, cân nặng trung bình từ 40 - 45kg.

Cùng với đó, dù tỷ lệ SDD toàn quốc đã giảm, nhưng tỷ lệ thấp còi ở trẻ em là người DTTS vẫn chiếm tỷ lệ 31.4%, cao gấp 2 lần nhóm trẻ là người Kinh (15.0%); đồng thời tỷ lệ trẻ em là người DTTS thiếu cân cũng lớp hơn gấp 2,5 lần (21% so với 8,5%) so với trẻ em là người Kinh. Hơn nữa, 119.957 (60%) trong tổng số 199.535 trẻ em bị SDD thể thấp còi ở 10 tỉnh thành có tỷ lệ thể thấp còi cao nhất cả nước đều là người DTTS.

Ngoài ra, một khảo sát của Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế) cũng cho thấy, tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng (còn được gọi là nạn đói tiềm ẩn) ở trẻ em DTTS vẫn rất cao. Trong khi tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em tại Việt Nam là 27,8%, thì tỷ lệ này với trẻ em là người DTTS là 43%. Là nguyên nhân làm tăng nguy cơ trẻ sinh non và sinh nhẹ cân, thiếu sắt cũng là vấn đề phổ biến với trẻ em khu vực miền núi (81%) so với khu vực thành thị (50%).

Giảm gánh nặng vĩ mô từ những bữa ăn

Theo PGS. TS. Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, “nạn đói tiềm ẩn” chủ yếu xảy ra ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, nhất là ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Vi chất dinh dưỡng được tạo ra trong cơ thể từ việc ăn uống nhưng không có điều kiện kinh tế nên trong khẩu phần ăn của nhiều gia đình còn thiếu hụt.

Nhưng ở chiều ngược lại, ở vùng đồng bào DTTS và miền núi lại có lợi thế để phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái gắn với các cây, con bản địa để cung cấp lương thực, thực phẩm cho người. Tuy nhiên, đối với bà con miền núi có điểm yếu là đất thì rộng mà bà con không biết trồng rau ở vườn nhà. Bà con trước đây thường hay đi hái trên rừng, bây giờ trên rừng không còn để hái nên tiêu dùng rau rất ít.

Mô hình nông nghiệp bảo đảm dinh dưỡng thay đổi dần nhận thức của người dân trong sản xuất nông nghiệp đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và sử dụng dinh dưỡng hợp lý trong bữa ăn hằng ngày. (Trong ảnh: Mô hình chăn nuôi gà ri ở thôn Nậm Chảy, xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai)
Mô hình nông nghiệp bảo đảm dinh dưỡng thay đổi dần nhận thức của người dân trong sản xuất nông nghiệp đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và sử dụng dinh dưỡng hợp lý trong bữa ăn hằng ngày. (Trong ảnh: Mô hình chăn nuôi gà ri ở thôn Nậm Chảy, xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai)

Theo ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), khi nói đến dinh dưỡng thì cần lưu ý ba khía cạnh. Một là thiếu – người ta hay nói đến tỷ lệ SDD thể thấp còi; hai là không cân đối, thậm chí là thừa, gây ra béo phì; và ba là an toàn dinh dưỡng.

Chính vì thế, khi triển khai Chương trình “Không nạn đói” ở Việt Nam đến năm 2025 theo Quyết định 712/QĐ-TTg ngày 12/6/2018, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn chú trọng xây dựng, triển khai các mô hình nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng. Từ việc triển khai mô hình này sẽ tập huấn, lan tỏa kiến thức cho người dân trong việc trồng cây hay nuôi con gì thì phải mang lại lợi ích đầu tiên cho những đối tượng dễ bị tổn thương, tức là bà mẹ và trẻ em.

“Thay vì sản xuất những sản phẩm quy mô lớn, chúng ta có thể tận dụng rất tốt những sản phẩm nông sản đặc thù, đặc sản giàu dinh dưỡng và vi chất ở các địa phương”, ông Thịnh cho biết.

Các mô hình nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng được triển khai ở các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, tỷ lệ SDD cao đều được đầu tư khá bài bản trong việc tập huấn cho cán bộ từ tuyến tỉnh, huyện, xã và người dân tham gia. Từ đó thay đổi dần nhận thức của họ trong sản xuất nông nghiệp đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và sử dụng dinh dưỡng hợp lý trong bữa ăn hằng ngày.

Đơn cử như ở thôn Nậm Chảy, xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương (Lào Cai), chị Lù Thị Đợi tham gia mô hình nông nghiệp bảo đảm dinh dưỡng, được hỗ trợ 40 con gà ri lai; sau gần 8 tháng hiện đã bắt đầu đẻ trứng. Được lựa chọn tham gia mô hình nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng, chị Đợi đã biết việc sử dụng trứng gà bổ sung vào bữa ăn hằng ngày giúp đảm bảo dinh dưỡng khi chị đang nuôi con nhỏ dưới 24 tháng tuổi. Hơn nữa, trong khuôn khổ của dự án, phần kiến thức chị Đợi nhận được chính là thay đổi thói quen chăn nuôi từ tự phát sang áp dụng khoa học kỹ thuật, giúp đàn gà phát triển ổn định, ngay cả khi thời tiết rét buốt.

“Từ những mô hình ban đầu thí điểm năm 2019, rồi được nhân rộng ra nhiều địa phương trong các năm tiếp theo, và thành tựu lớn về giảm nghèo, chúng tôi cho rằng, việc giảm nghèo ở Việt Nam đã đến giai đoạn đẩy lên thành an ninh dinh dưỡng. Rõ ràng chúng ta đã làm giảm nghèo tốt rồi, lại là một nước có tiềm năng về nông nghiệp rất đa dạng, không có cớ gì chúng ta không đẩy nó lên một bước nữa về nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng, nhất là cho trẻ em từ lúc có thai cho đến dưới 2 năm tuổi. Đây là giai đoạn quyết định, đặt nền móng ban đầu về thể trạng, trí tuệ”, ông Thịnh khẳng định.

Thực tế cho thấy, nông nghiệp Việt Nam hiện có thể phát triển song song theo hai hướng. Một là các sản phẩm hàng hóa quy mô lớn, cạnh tranh sòng phẳng với thế giới, thậm chí trở thành nước xuất khẩu lớn, có thứ hạng. Hai là phát triển những sản phẩm vùng miền, sản phẩm địa phương để phục vụ cho nhu cầu tại chỗ, với những sản phẩm giàu dinh dưỡng như: trứng gà, các loại rau, các sản phẩm giàu vitamin… Quan trọng hơn là cần quan tâm đến việc hướng dẫn sử dụng thực phẩm một cách hợp lý. Đây chính là mục tiêu mà mô hình nông nghiệp bảo đảm dinh dưỡng hướng đến.

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021-2025 có Dự án 7: Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh duỡng trẻ em. Dự án đặt mục tiêu giảm tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi thể gầy còm xuống dưới 5%; giảm tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi thể nhẹ cân dưới 15% và giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể thấp còi dưới 27%.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Việc tiến hành nghiên cứu khoa học, học hỏi kinh nghiệm quốc tế và triển khai các mô hình kết hợp trong thực tiễn, xây dựng bộ tiêu chí chuẩn hóa năng lực bác sĩ y học cổ truyền là các bước quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế tại Việt Nam.
Tin nổi bật trang chủ
Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025), sáng 19/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ (đường Bắc Sơn, Hà Nội).
Du lịch tâm linh về Ninh Thuận

Du lịch tâm linh về Ninh Thuận

Dân tộc - Tôn giáo - Thái Sơn Ngọc - 2 giờ trước
Ninh Thuận sở hữu tiềm năng du lịch đa dạng, đang được đầu tư khai thác hiệu quả, thu hút đông đảo du khách. Hệ thống chùa, thiền viện mang kiến trúc cổ xen hiện đại, hòa quyện thiên nhiên, mở ra triển vọng phát triển du lịch tâm linh. Nhân Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, quảng bá hình ảnh du lịch tâm linh Ninh Thuận.
“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 4 giờ trước
Nghệ nhân Châu Thị Đông được cộng đồng dân cư làng Chăm Phú Nhuận (xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) trân trọng gọi là “báu vật sống”. Bà vượt qua định kiến giới, nỗ lực tự học chữ Chăm, học ngâm diễn Ariya và trình diễn dân ca Chăm, trở thành người truyền cảm hứng trong hành trình gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc mình.
Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Sắc màu 54 - Minh Anh - 12 giờ trước
Về tham gia hoạt động tháng 5 “Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam”, sáng 18/5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Cơ Tu huyện A Lưới, TP. Huế đã tổ chức tái hiện Lễ hội Tác Giảng Ka Coong, Tấc Giàng Xứ (cúng thần núi, cúng thần rừng).
Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Sức khỏe - Minh Nhật - 23:30, 18/05/2025
Việc tiến hành nghiên cứu khoa học, học hỏi kinh nghiệm quốc tế và triển khai các mô hình kết hợp trong thực tiễn, xây dựng bộ tiêu chí chuẩn hóa năng lực bác sĩ y học cổ truyền là các bước quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế tại Việt Nam.
Sắc hoa thổ cẩm trên

Sắc hoa thổ cẩm trên "vùng đất khô" Cán Tỷ

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 18:46, 18/05/2025
Những năm qua, HTX Dệt lanh Cán Tỷ, xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã xây dựng và khẳng định thương hiệu trên thị trường bởi những sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Tin tức - Minh Nhật - 18:43, 18/05/2025
Ngày 18/5, tại phường Vân Sơn, thị xã Mộc Châu, UBND tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La.
Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 18:39, 18/05/2025
Trong 2 ngày (17 - 18/5), tại xã Hải Sơn, Tp. Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội “Hoa sim biên giới năm 2025”, với chủ đề “Sắc tím biên cương - Kết nối di sản”. Đây là năm thứ 4 sự kiện được tổ chức, thu hút đông đảo người dân, du khách trong và ngoài tỉnh tham gia, trải nghiệm.
Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Tin tức - Minh Anh - 18:37, 18/05/2025
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức hoạt động trải nghiệm “Giữ màu di sản”, nơi người tham gia có cơ hội tìm hiểu một kỹ thuật tạo hoa văn trên vải của phụ nữ dân tộc Mông ở Mù Cang Chải, Yên Bái, mang đến cơ hội khám phá và kết nối sâu sắc với di sản văn hóa địa phương.
Sau chùa Tam Chúc, dự kiến Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) trong 2 ngày

Sau chùa Tam Chúc, dự kiến Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) trong 2 ngày

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tào Đạt - 18:33, 18/05/2025
Theo thông tin từ Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, sau chùa Tam Chúc (Hà Nam), dự kiến Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - Bảo vật quốc gia của Ấn Độ, sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (huyện Tân Yên, Bắc Giang) trong 2 ngày (20, 21/5).
Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Xã hội - Văn Hoa - 18:29, 18/05/2025
Sáng 18/5, tại Công viên Biên Hùng Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Tỉnh đoàn Đồng Nai phối hợp cùng Công ty TNHH TCP Việt Nam (Nhãn hàng Red Bull) và các đơn vị tổ chức Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” năm 2025.