Ngày 30/7/2020, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác cải cách hành chính (CCHC) Nhà nước giai đoạn 2011-2020, định hướng giai đoạn 2021-2030. Đồng chí Nông Quốc Tuấn, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chủ trì Hội nghị. Dự Hội nghị có đại điện lãnh đạo, chuyên viên của các vụ, đơn vị thuộc UBDT.
Giai đoạn 2016 - 2020, 100% xã, thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK) thuộc diện đầu tư của Chương trình 135 của tỉnh Quảng Ninh đã hoàn thành mục tiêu. Để làm được điều này, Quảng Ninh không chỉ phát huy hiệu quả nguồn lực của Nhà nước, doanh nghiệp, mà còn có sự chung tay, góp sức của chính người dân.
Chiều 14/7, tại Trụ sở Chính phủ, Ban Chỉ đạo (BCĐ) Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 họp Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng BCĐ. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông tham dự cuộc họp.
Để hiện thực hóa các chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào các DTTS, các cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Tuyên Quang đã quan tâm, thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc nhằm giúp đồng bào các DTTS từng bước ổn định cuộc sống.
Theo dự thảo, Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế- xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), giai đoạn 2021-2030 sẽ có tổng số 10 dự án. Trong đó, Bộ Lao động Thương binh & Xã hội (LĐTB&XH) sẽ thực hiện nội dung phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng DTTS&MN. Đây là tiểu dự án nằm trong Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thuộc Chương trình.Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, vùng đồng bào DTTS&MN sẽ có 50% lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người DTTS. Về nội dung này, Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn nhanh Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Lê Văn Thanh.
Từng là “rốn nghèo” của huyện U Minh (Cà Mau), xã Khánh Thuận nay đã thay đổi rõ nét từ nguồn lực đầu tư của Chương trình 135. Thời gian tới, Đảng bộ và Nhân dân xã Khánh Thuận thêm nhiều kỳ vọng vươn lên mạnh mẽ hơn, khi Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng DTTS và miền núi được triển khai.
Những năm qua, được sự quan tâm của Nhà nước, tỉnh Điện Biên đã triển khai thực hiện nhiều chương trình, dự án hỗ trợ sinh kế tạo chuyển biến tích cực trong công tác xóa đói giảm nghèo vùng đồng bào DTTS của tỉnh. Tuy nhiên, lợi dụng chính sách ưu việt, vẫn còn một bộ phận người dân tìm mọi lý do“trốn” thoát nghèo.
Quảng Ngãi có 3 DTTS gồm người Ca Dong (nhóm địa phương của dân tộc Xơ-đăng), Cor, Hrê sống rải rác tại 6 huyện miền núi. Mỗi dân tộc có vốn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, đa dạng. Để bản sắc văn hóa của các dân tộc không bị mai một, các cấp, ngành địa phương cùng bà con ở các thôn, làng miền núi đã dành nhiều tâm huyết cho việc sưu tầm và lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống.
Nhiều năm nay, những ngôi trường ở miền núi Quảng Ngãi đã đưa nội dung giáo dục về bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS vào những tiết ngoại khóa, sinh hoạt. Điều này không chỉ góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống, mà còn giúp học sinh tự tin, thêm yêu bản sắc văn hóa dân tộc mình.
Trang phục truyền thống là một yếu tố quan trọng làm nên bản sắc của mỗi dân tộc. Thế nhưng, trước sự phát triển kinh tế, giao lưu của nhiều nền văn hoá, trang phục của một số dân tộc đang đứng trước nguy cơ mai một, bị biến dạng bởi cách tân lệch lạc.
Những năm gần đây, đồng bào các DTTS ở Điện Biên sử dụng trang phục truyền thống của dân tộc mình có xu hướng giảm, nhất là ở nam giới và người trẻ tuổi. Khảo sát của ngành Văn hóa tỉnh Điện Biên, cho thấy: Hiện nay, trang phục nam của các dân tộc ít người hầu như không còn lưu giữ hoặc không nguyên bản theo truyền thống. Trang phục nữ giới gìn giữ tốt hơn, song không được sử dụng phổ biến, chỉ mặc trong dịp lễ, Tết hoặc các sự kiện văn hóa của gia đình và cộng đồng.
Thời sự -
Thanh Huyền -
14:42, 12/02/2020 Ngày 12/2/2020, tại Ủy ban Dân tộc (UBDT), Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến chủ trì cuộc họp xin ý kiến các bộ, ngành vào dự thảo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Chương trình). Tham dự cuộc họp có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông; Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Nguyễn Lâm Thành; Lãnh đạo và đại diện các bộ, ngành liên quan.
Vừa qua, Ban Chỉ đạo (BCĐ) Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Quảng Trị lần thứ III đã tổ chức cuộc họp để nghe báo cáo kết quả tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS cấp huyện và công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội Đại biểu DTTS cấp tỉnh lần thứ III, năm 2019. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội chủ trì cuộc họp.
Xã hội -
HỒNG PHÚC -
18:21, 27/09/2019 Trong những năm qua, tại Lào Cai, Quỹ Quốc gia về việc làm (QGVVL) là một trong những nguồn lực quan trọng, góp phần hỗ trợ, khuyến khích thanh niên DTTS trên địa bàn tỉnh tự giải quyết việc làm, tạo việc làm mới, nâng cao thu nhập.
Với giai điệu bình dị, hình ảnh cuộc sống sinh động của đồng bào các dân tộc đã trở thành chất liệu quý cho mỗi nhạc sĩ khi khai thác mảng đề tài DTTS, miền núi. Tuy nhiên những năm gần đây, các ca khúc viết về đề tài DTTS, miền núi không nhiều, hoặc nếu có thì phần lớn là những ca khúc của các tác giả quen thuộc. Điều đó đặt ra vấn đề cần có hướng đi mới cho mảng đề tài này.
Muốn giúp được đồng bào DTTS ở vùng ĐBKK phát triển kinh tế; chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thì phải biết nghe và nói tiếng nói của đồng bào. Đó chính là phương châm của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Ka Lăng, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Lai Châu thực hiện trong nhiều năm qua.
Những bộ trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) gần như là “căn cước”, là văn hóa của một tộc người. Việc giữ gìn và bảo tồn trang phục truyền thống của đồng bào DTTS là vô cùng cần thiết, nhất là trong xu thế hội nhập phát triển hiện nay. Thế nhưng, ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội, trang phục truyền thống của nhiều dân tộc ít nhiều đã mai một, hoặc bị đồng hóa, thậm chí có nguy cơ bị quên lãng.
Theo báo cáo nhanh của Ủy ban Dân tộc, tình hình vùng DTTS, miền núi trước trong và sau Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019 cơ bản ổn định; đồng bào DTTS đón Tết vui tươi, tiết kiệm, an toàn, có nhiều hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân; nhiều nơi tổ chức lao động sản xuất ngay từ đầu năm. Nhiều vùng DTTS, miền núi đã tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao dân tộc đặc sắc mang đậm bản sắc truyền thống dân tộc.
Mục tiêu Chính phủ giao cho các bộ, ngành, địa phương liên quan là đến năm 2020 hoàn thành việc kiểm kê, tiến tới sưu tầm, bảo quản và trưng bày các di vật, cổ vật điển hình của đồng bào các DTTS. Nhưng đến thời điểm này, chưa nói đến công tác sưu tầm, bảo quản hay trưng bày mà ngay cả việc kiểm kê di vật, cổ vật điển hình vẫn gần như dẫm chân tại chỗ.
Phong trào khởi nghiệp vùng dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi đang dần được đánh thức nhờ phát huy nội lực cùng nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước và Ủy ban Dân tộc. Quan trọng hơn là niềm tin, khát vọng khởi nghiệp, làm giàu của đồng bào DTTS đã và đang dâng lên mạnh mẽ, mở ra những hướng phát triển mới.