Bộ Y tế đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Đặc biệt là các chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào DTTS thoát nghèo.
Trao đổi bên lề Hội nghị Văn hoá toàn quốc, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, nhiều đại biểu đánh giá, những giá trị văn hoá của đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) ngày càng được khơi dậy và phát triển mạnh mẽ.
Nhờ mạnh dạn vay vốn nuôi bò 3B, Y Nem sinh năm 1993, người dân tộc Ê Đê ở buôn Chung, xã Ea Bar, huyện Sông Hinh (Phú Yên) đã thoát nghèo. Từ đây mở ra hướng lập nghiệp mới cho nhiều thanh niên DTTS.
Công tác Dân tộc -
Nông Đức Ngọc, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai -
10:05, 21/09/2021 Để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển, năm 1991, tỉnh Lào Cai được tái lập trên cơ sở tách ra từ tỉnh Hoàng Liên Sơn. Đây là một chủ trương đúng và kịp thời của Đảng, Nhà nước, được Nhân dân các dân tộc hân hoan đón nhận. Từ đây, lịch sử tỉnh Lào Cai, đời sống đồng bào các dân tộc bước sang một trang mới, với niềm tin, hy vọng vào sự phát triển vững bền.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk vừa phối hợp với chính quyền địa phương cấp 10 bộ trang phục nữ truyền thống Mnông cho đội nghệ nhân buôn Jiê Yuk (xã Đắk Phơi, huyện Lắk) và cấp 11 bộ trang phục truyền thống Ê Đê (4 bộ trang phục nữ và 7 áo nam) cho nghệ nhân buôn Cuah A, (xã Yang Reh, huyện Krông Bông).
Tỉnh Vĩnh Long có 20 dân tộc cùng sinh sống. Đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào DTTS phong phú đa dạng. Giữ gìn, khơi dậy những giá trị ấy, cũng là chung tay xây dựng và làm giàu thêm nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc của dân tộc.
Sáng 17/9, tại Trụ sở Tỉnh ủy Gia Lai, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức hội nghị trực tuyến toàn tỉnh Sơ kết 10 năm thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” giai đoạn 2011 - 2021. Phó Bí thư Tỉnh ủy Rah Lan Chung dự và chủ trì hội nghị.
Hiện nay, nhiều bạn trẻ người dân tộc thiểu số (DTTS) không còn biết nghe và nói tiếng mẹ đẻ của mình. Đây là thực tế buồn, cho thấy lòng tự tôn và tình yêu văn hóa dân tộc ở một bộ phận giới trẻ đang giảm sút. Những năm qua, Đảng và Nhà nước có nhiều chính sách nhằm gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của các dân tộc, trong đó có bảo tồn tiếng nói, chữ viết. Việc gìn giữ tiếng mẹ đẻ cho giới trẻ người DTTS, không chỉ phụ thuộc vào ý thức tự thân, tự lực của mỗi cá nhân, mà của cả cộng đồng dân tộc.
Gần 100 lao động là người dân tộc thiểu số ở nhiều địa phương như Quảng Ngãi, Kon Tum, Nghệ An… bị mắc kẹt trong rừng ở xã Hòa Bắc (huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng) sẽ được đưa ra ngoài, tập trung ở các trường học trước khi bão số 5 đổ bộ.
Chợ phiên Hà Lâu là phiên chợ duy nhất hoạt động mang đậm bản sắc chợ phiên của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Chợ được phục dựng lại từ năm 2018, đến nay đã trở thành nơi giao thương quen thuộc của người dân xã Hà Lâu nói riêng và cả huyện Tiên Yên nói chung. Hiện tỉnh Quảng Ninh đang triển khai Đề án mở rộng chợ phiên Hà Lâu tích hợp các điểm tham quan, du lịch văn hóa, nghỉ dưỡng... nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế cho người dân địa phương.
Thực trạng di tích cổ, trong đó, có nhiều di tích cổ ở vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, bị xuống cấp đã và đang tiếp diễn. Câu hỏi đặt ra là, đến bao giờ di tích ngừng “kêu cứu”?.
Trong giai đoạn 2011 - 2020, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức đào tạo nghề cho 120.000 lao động, trong đó phần lớn là lao động nông thôn, miền núi, người DTTS, hộ nghèo, cận nghèo. Qua đó, giải quyết việc làm mới cho 153.802 lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo ở các huyện miền núi năm 2019 lên 48,6%, dự kiến năm 2020 đạt 53%.
Sáng 28/8, Ban Dân tộc tỉnh Bình Định phối hợp với Cục Thống kê tỉnh công bố kết quả điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội (KT-XH) của DTTS tỉnh Bình Định năm 2019.
Khánh Vĩnh là huyện miền núi của tỉnh Khánh Hòa, có 15 dân tộc anh em sinh sống. Toàn huyện có 10 xã khu vực III; 2 xã thuộc khu vực II và 2 xã thuộc khu vực I. Trong 5 năm qua (2016 - 2020), vùng đồng bào DTTS của huyện đã được thụ hưởng nhiều chương trình, dự án, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) chung của toàn huyện.
Dự án “Nâng cao nhận thức và tiếng nói của cộng đồng dân tộc miền núi phía Bắc trong ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới” (Dự án) chính thức khởi động tại tỉnh Điện Biên do Ủy ban châu Âu tài trợ, Viện Phát triển sức khỏe cộng đồng Ánh sáng (LIGHT), Trung tâm Phát triển cộng đồng tỉnh Điện Biên và CARE (tổ chức nhân đạo quốc tế) tại Việt Nam triển khai lần đầu tiên tại 24 thôn, bản thuộc 4 xã: Thanh Nưa, Hua Thanh (huyện Ðiện Biên) và Mường Phăng, Pá Khoang (TP. Ðiện Biên Phủ) của tỉnh Ðiện Biên đã tập trung giảm thiểu vấn đề bạo lực giới trong cộng đồng người DTTS, qua đó góp phần thúc đẩy bình đẳng giới.
Để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (TKT- XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, tỉnh Lạng Sơn đã xác định nhiều giải pháp cụ thể. Tuy nhiên, thực tế tại địa phương cho thấy vẫn còn nhiều tồn tại, vướng mắc, cần có cơ chế, chính sách phù hợp trong giai đoạn tới.
Tin tức -
Minh Thu -
21:39, 10/08/2020 Ngày 10/8, tại Hà Nội, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Đỗ Văn Chiến đã chủ trì cuộc họp góp ý dự thảo Đề án về việc xây dựng “Xác định tiêu chí các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù”. Tham dự có đại diện Bộ Tư pháp, một số vụ trực thuộc UBDT.
Ngày 5/8, tại Trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến chủ trì cuộc họp giao ban công tác tháng 7, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác tháng 8/2020. Tham dự cuộc họp có các đồng chí Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT: Nông Quốc Tuấn, Hoàng Thị Hạnh, Y Thông; Thủ trưởng các Vụ, đơn vị; Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn Thanh niên cơ quan UBDT.
Nhiều năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Gia Lai đã huy động tối đa các nguồn lực nhằm giúp người dân tại các vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK), vùng đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo, nâng cao chất lượng đời sống.
Được đầu tư xây dựng về cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất… diện mạo nông thôn vùng khó khăn đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS ngày càng được nâng cao là những thành quả đáng mừng từ việc triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc trên địa bàn huyện Mộc Châu (Sơn La).