Những năm gần đây, đồng bào các DTTS ở Điện Biên sử dụng trang phục truyền thống của dân tộc mình có xu hướng giảm, nhất là ở nam giới và người trẻ tuổi. Khảo sát của ngành Văn hóa tỉnh Điện Biên, cho thấy: Hiện nay, trang phục nam của các dân tộc ít người hầu như không còn lưu giữ hoặc không nguyên bản theo truyền thống. Trang phục nữ giới gìn giữ tốt hơn, song không được sử dụng phổ biến, chỉ mặc trong dịp lễ, Tết hoặc các sự kiện văn hóa của gia đình và cộng đồng.
Thời sự -
Thanh Huyền -
14:42, 12/02/2020 Ngày 12/2/2020, tại Ủy ban Dân tộc (UBDT), Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến chủ trì cuộc họp xin ý kiến các bộ, ngành vào dự thảo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Chương trình). Tham dự cuộc họp có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông; Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Nguyễn Lâm Thành; Lãnh đạo và đại diện các bộ, ngành liên quan.
Vừa qua, Ban Chỉ đạo (BCĐ) Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Quảng Trị lần thứ III đã tổ chức cuộc họp để nghe báo cáo kết quả tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS cấp huyện và công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội Đại biểu DTTS cấp tỉnh lần thứ III, năm 2019. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội chủ trì cuộc họp.
Xã hội -
HỒNG PHÚC -
18:21, 27/09/2019 Trong những năm qua, tại Lào Cai, Quỹ Quốc gia về việc làm (QGVVL) là một trong những nguồn lực quan trọng, góp phần hỗ trợ, khuyến khích thanh niên DTTS trên địa bàn tỉnh tự giải quyết việc làm, tạo việc làm mới, nâng cao thu nhập.
Với giai điệu bình dị, hình ảnh cuộc sống sinh động của đồng bào các dân tộc đã trở thành chất liệu quý cho mỗi nhạc sĩ khi khai thác mảng đề tài DTTS, miền núi. Tuy nhiên những năm gần đây, các ca khúc viết về đề tài DTTS, miền núi không nhiều, hoặc nếu có thì phần lớn là những ca khúc của các tác giả quen thuộc. Điều đó đặt ra vấn đề cần có hướng đi mới cho mảng đề tài này.
Muốn giúp được đồng bào DTTS ở vùng ĐBKK phát triển kinh tế; chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thì phải biết nghe và nói tiếng nói của đồng bào. Đó chính là phương châm của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Ka Lăng, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Lai Châu thực hiện trong nhiều năm qua.
Những bộ trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) gần như là “căn cước”, là văn hóa của một tộc người. Việc giữ gìn và bảo tồn trang phục truyền thống của đồng bào DTTS là vô cùng cần thiết, nhất là trong xu thế hội nhập phát triển hiện nay. Thế nhưng, ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội, trang phục truyền thống của nhiều dân tộc ít nhiều đã mai một, hoặc bị đồng hóa, thậm chí có nguy cơ bị quên lãng.
Theo báo cáo nhanh của Ủy ban Dân tộc, tình hình vùng DTTS, miền núi trước trong và sau Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019 cơ bản ổn định; đồng bào DTTS đón Tết vui tươi, tiết kiệm, an toàn, có nhiều hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân; nhiều nơi tổ chức lao động sản xuất ngay từ đầu năm. Nhiều vùng DTTS, miền núi đã tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao dân tộc đặc sắc mang đậm bản sắc truyền thống dân tộc.
Mục tiêu Chính phủ giao cho các bộ, ngành, địa phương liên quan là đến năm 2020 hoàn thành việc kiểm kê, tiến tới sưu tầm, bảo quản và trưng bày các di vật, cổ vật điển hình của đồng bào các DTTS. Nhưng đến thời điểm này, chưa nói đến công tác sưu tầm, bảo quản hay trưng bày mà ngay cả việc kiểm kê di vật, cổ vật điển hình vẫn gần như dẫm chân tại chỗ.
Phong trào khởi nghiệp vùng dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi đang dần được đánh thức nhờ phát huy nội lực cùng nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước và Ủy ban Dân tộc. Quan trọng hơn là niềm tin, khát vọng khởi nghiệp, làm giàu của đồng bào DTTS đã và đang dâng lên mạnh mẽ, mở ra những hướng phát triển mới.
Quỳnh Nhai là huyện miền núi của tỉnh Sơn La, có trên 85% dân số là đồng bào DTTS. Do vậy, việc tăng cường dạy tiếng Việt cho học sinh mầm non, tiểu học ở các khu vực có đông đồng bào DTTS sinh sống là hết sức cần thiết, tạo nền tảng giúp nâng cao chất lượng dạy và học.
Đến làng đúc đồng Đại Bái những ngày này, chúng tôi không khỏi choáng ngợp với những sản phẩm sang trọng như lư hương, đỉnh đồng, hạc đồng… Giữa những tiếng ồn ào của làng nghề, có một xưởng sản xuất nhiều năm nay thầm lặng chế tác các sản phẩm cho người DTTS ở miền núi xa xôi, đó là xưởng sản xuất Đức Tuấn, thôn Tây Giữa, xã Đại Bái, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
Thiếu vốn sản xuất, thiếu kỹ năng kinh doanh và thị trường tiêu thụ sản phẩm… đang là những thách thức lớn đặt ra trong quá trình khởi nghiệp của thanh niên DTTS. Để biến khát vọng khởi nghiệp thành hiện thực thì thanh niên DTTS cần được tiếp thêm sức từ những cơ chế, chính sách mang tầm chiến lược.
Ngày 3/1/2019, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc phối hợp với Đại sứ quán Ai Len tổ chức Hội thảo Quốc gia: “Thực trạng chính sách dân tộc, định hướng xây dựng chính sách giai đoạn 2021-2030”. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đồng chủ trì Hội thảo.
Hiện nay, ở một số vùng DTTS và miền núi có nhiều công trình văn hóa từ thời Pháp thuộc như: phố cổ Đồng Văn (Hà Giang), dinh thự Hoàng A Tưởng (Lào Cai), khu nghỉ dưỡng Ba Vì (Hà Nội), Tam Đảo (Vĩnh Phúc)... Đây là sự hòa quyện đặc sắc giữa văn hóa Pháp, văn hóa Việt Nam và văn hóa của đồng bào DTTS. Tiếc rằng, đa số các công trình này chưa được quan tâm bảo tồn một cách đúng mức khiến nhiều công trình bị xâm hại, xuống cấp.
Ngày 22/12/2018, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA), Bộ Khoa học và Công nghệ, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo năm 2018 với chủ đề “Chia sẻ nguồn lực – kết nối thông tin”. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Phan Văn Hùng tham dự Hội thảo. Tham dự Hội thảo có các chuyên gia hỗ trợ khởi nghiệp; đông đảo các doanh nghiệp, cá nhân, thanh niên dân tộc thiểu số đã và đang có ý tưởng khởi nghiệp.
Tối 21/12/2018, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc, Tạp chí Cộng sản và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng phối hợp tổ chức Lễ tôn vinh Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số khu vực biên giới năm 2018, với chủ đề “Ðiểm tựa của bản làng”.
Chiều 21/12, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã gặp mặt các đại biểu Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số khu vực biên giới về dự Lễ tôn vinh “Điểm tựa của bản làng”. Chương trình do Ủy ban Dân tộc, Tạp chí Cộng sản, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng phối hợp tổ chức, nhằm tuyên dương 163 Người có uy tín tiêu biểu khu vực biên giới.
Qua 3 năm triển khai nhiều biện pháp tích cực, nhằm đẩy lùi tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Ninh Thuận, đã có nhiều mô hình câu lạc bộ ở các khu dân cư và các trường học hoạt động hiệu quả. Nhờ đó, góp phần giảm tỷ lệ tảo hôn, nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn toàn tỉnh.
Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới nằm trong khuôn khổ hợp tác lâu dài giữa Ủy ban Dân tộc, WB và Chính phủ Úc, với mong muốn đưa ra bằng chứng và những luận cứ thuyết phục về khoảng cách giữa các nhóm DTTS tại Việt Nam. Cung cấp đầu vào cho đối thoại chính sách và hoạch định các can thiệp.