Huyện An Lão (Bình Định) có 9 xã và 5 thôn khu vực II thuộc diện đặc biệt khó khăn được thụ hưởng Chương trình 135. Theo báo cáo của UBND huyện An Lão, từ năm 2016 - 2018, từ nguồn kinh phí hơn 38 tỷ đồng do Trung ương cấp, huyện An Lão đã triển khai hiệu quả các hợp phần của Chương trình, qua đó góp phần thay đổi diện mạo về cơ sở hạ tầng, đời sống kinh tế ở An Lão.
Nhắc lại kỷ niệm 4 năm về trước, khi Triệu Dũng Cường được vinh danh và đứng trên sân khấu nhận phần thưởng tại Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên DTTS xuất sắc tiêu biểu năm 2014, do Ủy ban Dân tộc, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên phối hợp tổ chức, cậu sinh viên y khoa người Dao bảo, giây phút ý nghĩa đó, giúp em tự tin hơn trên con đường lựa chọn, trở thành bác sĩ để thay đổi cuộc đời…
Trong 2 ngày 19-20/10, tại tỉnh Thanh Hóa, Ủy ban Dân tộc (UBDT) phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn về bảo vệ môi trường cho cán bộ phòng dân tộc, cán bộ xã, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS thuộc 2 huyện miền núi Quan Hóa và Bá Thước của tỉnh Thanh Hóa.
Những năm qua Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Ea Kao (TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk) đã phối hợp với các trung tâm đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh mở nhiều lớp dạy nghề miễn phí, giúp nhiều chị em tìm được việc làm ổn định, nâng cao thu nhập, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống.
Tốt nghiệp chuyên ngành quản trị kinh doanh, sau thời gian lăn lộn trên thương trường, giúp cho Vương Vĩnh Hiệp tích lũy được kinh nghiệm và sự nhạy bén của một người làm kinh doanh. Nhờ vậy, anh Vương Vĩnh Hiệp đã “chèo lái” đưa Công ty TNHH Long Sinh (37 Hoàng Văn Thụ, phường Vạn Thạnh, Nha Trang, Khánh Hòa) vượt qua sự cạnh tranh khắc nghiệt, trở thành một trong những công ty cung cấp thức ăn thủy sản hàng đầu Việt Nam. Ngoài ra, doanh nghiệp Long Sinh mà anh Vương Vĩnh Hiệp đang giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc còn có nhiều đóng góp cho cộng đồng.
Công tác dân tộc, chính sách dân tộc, vấn đề phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi thời gian gần đây dành được nhiều sự quan tâm của các Bộ, ngành, địa phương, các đại biểu Quốc hội…. Tại một số Phiên họp của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, các đại biểu đồng tình cho rằng, vùng DTTS, miền núi vẫn còn rất nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình phát triển. Các đại biểu đã phân tích, thảo luận để tìm hướng đi trong giai đoạn tới. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển lược ghi một số ý kiến của lãnh đạo Bộ, ngành, đại biểu Quốc hội liên quan đến vấn đề này.
Tại Kỳ họp thứ 6, Chính phủ sẽ có báo cáo đánh giá 3 năm (2016- 2018) thực hiện phát triển kinh tế- xã hội vùng DTTS và miền núi. Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc sẽ báo cáo 3 năm thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi.
Sinh ra ở xứ sở mà người ta quen gọi “sống trong đá, chết vùi trong đá”, Lý Tà Giàng, chàng trai Dao 23 tuổi với khao khát giúp bà con thoát nghèo đã quyết tâm “bắt đá nảy mầm” với mô hình khởi nghiệp thành công từ thảo dược quê hương.
Ngày 16/10/2018, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức buổi gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS TP. Đà Nẵng do ông Nguyễn Cao Cường, Phó Trưởng Ban Tôn giáo TP. Đà Nẵng làm Trưởng đoàn. Thừa ủy quyền của Lãnh đạo UBDT, bà Nguyễn Thị Tư, Vụ trưởng Vụ Dân tộc Thiểu số chủ trì tiếp đoàn.
Tại Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu năm 2017, do Ủy ban Dân tộc, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức vào tháng 11/2017 tại Hà Nội, cả nước đã có 161 em học sinh, sinh viên tiêu biểu người DTTS được tuyên dương, trao thưởng. Gặp lại những gương mặt sinh viên tiêu biểu sau một năm bước vào giảng đường đại học, các em đã chia sẻ cùng bạn đọc Báo Dân tộc và Phát triển về thành tích học tập và hoài bão, ước mơ của mình.
Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành Quyết định số 3222/QĐ-UBND ngày 21/9/2018 chỉ đạo ngành Giáo dục tỉnh triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2018-2020, định hướng đến 2025” trên địa bàn tỉnh Bình Định. Đề án đã đưa ra nhiều giải pháp cụ thể nhằm giúp các em học sinh tiểu học người DTTS tiếp cận việc học chữ tiếng Việt tốt hơn.
Những câu chuyện thực, những tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình, dự án giảm nghèo tại cơ sở vùng đồng bào DTTS đã được trình bày tại Hội thảo chia sẻ kết quả đánh giá giữa kỳ Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, do Mạng lưới Tiên phong vì tiếng nói người DTTS tổ chức ngày 12/10, tại Hà Nội.
Nếu như nhiều năm trước, công tác phát triển đảng viên vùng đồng bào DTTS ở Si Ma Cai (Lào Cai) rất khó khăn, thì trong vài năm trở lại đây, Si Ma Cai lại là điểm sáng về công tác này, hoàn toàn xóa các thôn “trắng” đảng viên. Đó là kết quả cách làm sáng tạo của Đảng bộ huyện trong công tác tạo nguồn và phát huy vai trò của đảng viên.
Đáng lẽ, giáo viên ở các trường Trung cấp nghề dân tộc nội trú (TCNDTNT) được hưởng chính sách như nhà giáo dạy ở trường chuyên biệt. Nhưng do chồng chéo về quy định nên chính sách này không thể triển khai, khiến giáo viên ở các trường TCNDTNT chịu thiệt thòi.
Những năm qua, đã có nhiều chính sách về giao đất, giao rừng cho hộ đồng bào DTTS thiếu đất sản xuất nhằm giúp đồng bào có việc làm, thu nhập từ giao khoán bảo vệ quản lý rừng cải thiện cuộc sống. Tuy nhiên, việc thực hiện vẫn còn nhiều khó khăn, do mức khoán thấp, chưa thể đảm bảo cuộc sống của người dân. Để khắc phục thực trạng này, tỉnh Bình Định đã triển khai một số giải pháp để đồng bào được hưởng lợi từ chính sách.
Mồ côi cả cha mẹ từ nhỏ, Moong Văn Sơn đã vượt qua hoàn cảnh éo le, nỗ lực học tập, tự thân lập nghiệp phát triển kinh tế ngay trên mảnh đất quê hương. Moong Văn Sơn đã trở thành điển hình trong thanh niên về ý chí, nghị lực, quyết tâm phát triển sản xuất thay đổi cuộc sống. Hiện tại, tổng thu nhập của gia đình anh mỗi năm lên đến hàng trăm triệu đồng.
Hệ thống các trường Trung cấp nghề dân tộc nội trú (TCNDTNT) trên cả nước có vai trò quan trọng trong đào tạo nghề cho lao động vùng DTTS và miền núi. Tuy nhiên, với những bất cập đang tồn tại, hoạt động của các trường TCNDTNT không chỉ làm lãng phí nguồn lực mà còn ảnh hưởng đến chiến lược dạy nghề cho lao động vùng DTTS và miền núi.
Với mục tiêu “giữ chân du khách”, tỉnh An Giang xác định phát triển loại hình du lịch tâm linh, dựa trên sự khác biệt của địa phương so với các tỉnh trong khu vực. Hiện nay, việc khai thác sự khác biệt này không những giúp tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương và thu nhập cho người dân, mà còn góp phần gìn giữ bảo tồn tín ngưỡng văn hoá của đồng bào DTTS.
Bình Phước được mệnh danh là thủ phủ điều Việt Nam. Điều cũng là cây xóa đói, giảm nghèo đối với nhiều hộ đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh nhiều năm qua. Thế nhưng, trong vài năm trở lại đây, trước sự biến đổi thất thường của khí hậu, năng suất điều ngày một giảm. Năm nay lại xuất hiện tình trạng cây điều bị sâu đục thân tấn công dẫn đến giảm năng suất, cây chết dần. Đây thực sự là điều khiến bà con nông dân đang rất lo lắng.
Tại sao không thể khởi nghiệp ở bản làng? Với tiềm năng, lợi thế, sự đa dạng văn hóa vùng DTTS, cùng với sự chung tay hỗ trợ, “tiếp lửa”, truyền cảm hứng của cả hệ thống chính trị và cộng đồng quốc tế, có thể khẳng định, khởi nghiệp ở bản làng là hoàn toàn có thể...