Trong điều kiện nguồn ngân sách thực hiện các chương trình, chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi ngày càng khó khăn, thì việc tận dụng tiềm năng, lợi thế vùng DTTS để khởi sự làm ăn, kinh doanh, tạo được việc làm và thu nhập cho người dân, thúc đẩy vùng DTTS phát triển là hướng đi đúng đắn. Kết nối, hỗ trợ đồng bào DTTS khởi nghiệp đã và đang được Ủy ban Dân tộc-cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc rất quan tâm triển khai, nhằm tiếp lửa cho đồng bào DTTS trên con đường lập thân, lập nghiệp.
Nhiều năm qua, tỉnh Lâm Đồng đã triển khai đồng loạt nhiều chính sách dân tộc như: Phát triển nguồn nhân lực vùng DTTS; Giải quyết đất sản xuất cho đồng bào... Những chính sách này đã thực sự trở thành đòn bẩy góp phần đổi thay cuộc sống của người dân nơi đây.
Ngày 29/9, tại tỉnh Quảng Ninh, trong khuôn khổ Phiên họp toàn thể lần thứ 7, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã có phiên thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi năm 2018 và đánh giá 03 năm thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế –xã hội vùng DTTS và miền núi. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến; Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Nguyễn Lâm Thành; Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh Đỗ Thị Lan đồng chủ trì Phiên họp. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Lê Sơn Hải tham dự Phiên họp.
Chiều ngày 28/9/2018, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) tổ chức Tọa đàm “Thống nhất cách viết, tên gọi của một số DTTS trong chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông trong thời gian tới”. TS Phan Văn Hùng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Công nghệ UBDT chủ trì Tọa đàm. Tham gia Tọa đàm có đại diện một số bộ, ngành; một số chuyên gia, nhà khoa học; các thành viên Hội đồng Khoa học và Công nghệ UBDT.
Chiều 28/9/2018, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức buổi gặp mặt Đoàn đại biểu gồm 40 Người có uy tín (NCUT) trong đồng bào DTTS tỉnh Hòa Bình do bà Đinh Thị Thảo, Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình làm Trưởng đoàn. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Phan Văn Hùng chủ trì buổi gặp mặt.
Thời gian qua, với 7 chính sách hỗ trợ học nghề đang có hiệu lực, lao động DTTS có nhiều cơ hội hơn để học nghề, từ đó giải quyết việc làm, tạo thu nhập. Nhưng thực tế, tỷ lệ lao động DTTS tham gia học nghề, có việc làm vẫn đang còn rất thấp.
Trong cuộc sống, phong trào khởi nghiệp, mỗi một cá nhân, hộ gia đình đều trăn trở với việc lựa chọn mô hình phát triển kinh tế phù hợp, hiệu quả. Ở xã Vi Hương, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn cô gái dân tộc Dao, Lý Thị Quyên, xã Vi Hương, tốt nghiệp Sư phạm khoa Văn đã khởi nghiệp từ cây chuối trong đó chú trọng giải quyết đầu ra sản phẩm chuối sấy. Thành công từ cây chuối ngay trên mảnh đất quê hương, Lý Thị Quyên đang truyền lửa khởi nghiệp từ nông nghiệp bản làng.
Để thúc đẩy vùng dân tộc và miền núi, năm 2016, tỉnh Khánh Hòa đã ban hành Chương trình phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016–2020. Qua thời gian triển khai, Chương trình đã phát huy hiệu quả, góp phần từng bước thay đổi bộ mặt vùng nông thôn miền núi.
Sáng 19/9, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Hội đồng Thẩm định nội dung bản thảo Sổ tay hỏi đáp pháp luật dành cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, tập 1 (gọi tắt là Sổ tay) tổ chức họp Hội đồng Thẩm định. Ông Lý Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Chủ tịch Hội đồng chủ trì phiên họp. Tham dự có các thành viên Hội đồng Thẩm định và một số chuyên gia trong nhóm soạn thảo cuốn Sổ tay.
Ngày 19/9/2018, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2018 (gọi tắt là Lễ Tuyên dương) đã họp phân công nhiệm vụ cho các thành viên. Bà Hoàng Thị Hạnh, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT), Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Lễ Tuyên dương dự và chỉ đạo cuộc họp. Ông Lê Công Bình, Phó Tổng Biên tập - phụ trách Báo Dân tộc và Phát triển, Trưởng Ban Tổ chức Lễ tuyên dương chủ trì cuộc họp, tham dự cuộc họp còn có các thành viên Ban Tổ chức Lễ Tuyên dương.
Chọn sự đa dạng văn hóa vùng đồng bào DTTS làm thế mạnh để khởi nghiệp là sự lựa chọn rất đúng đắn, không những làm giàu cho bản thân, gia đình, quê hương mà còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Sầm Thị Tình, cô gái dân tộc Thái, sinh năm 1986, bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An đã mang lại nhiều thành công khi cô khởi nghiệp từ nghề dệt thổ cẩm. Cô gái giàu nghị lực đã góp phần đưa nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Thái bay cao, vươn xa.
Chiều 17/9/2018, tại trụ sở cơ quan Ủy ban Dân tộc (UBDT), ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT đã có buổi làm việc với ngài Aaron Batten, chuyên gia cao cấp của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Cùng dự có đại diện Vụ Kế hoạch-Tài chính, Văn phòng UBDT.
Vừa qua, Ban Chỉ đạo thực hiện Quyết định 1956/QÐ-TTg về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bình Định đã thực hiện giám sát tại các huyện, thị xã về công tác này. Qua đó, đoàn đã chỉ ra một số vấn đề tồn tại cần khắc phục.
Ngày 14/9/2018, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức Họp Ban Chỉ đạo Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2018 mở rộng (gọi tắt là Lễ Tuyên dương).
Sáng ngày 14/9, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Ban soạn thảo đã báo cáo lãnh đạo UBDT về Đề án cấp báo, tạp chí cho vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2019-2021 và cơ chế thực hiện Đề án Thí điểm cấp radio cho vùng DTTS và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Đỗ Văn Chiến chủ trì cuộc họp.
Lai Châu là tỉnh vùng cao biên giới có 20 dân tộc anh em cùng sinh sống, ngoài dân tộc Kinh có 19 dân tộc thiểu số chiếm trên 85%. Tiếng nói và chữ viết là một tiêu chí quan trọng để xác định thành phần tộc người. Cùng với chữ viết, tiếng nói là một thành tố cơ bản của văn hóa. Song hiện nay, những thành tố này đang có nguy cơ mai một ở một số dân tộc thiểu số.
Tại Nghị quyết số 104/NQ-CP phiên họp thường kỳ tháng 7/2018, Chính phủ đã thống nhất chủ trương về chính sách miễn học phí đối với trẻ mầm non 5 tuổi, học sinh THCS trường công lập. Đây là tin vui cho rất nhiều gia đình, nhưng vẫn còn đó không ít nỗi lo.
“Trận lũ lụt vừa rồi vườn rau của em mất trắng. Em lại phải bắt tay khôi phục, trồng lại rau từ đầu…”. Giàng A Dạy, chàng thanh niên dân tộc Mông, bản Rừng Thông, xã Mường Bon, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La đã không dấu được nỗi buồn khi tâm sự cùng chúng tôi và chúng tôi cũng cảm nhận ở em sự quyết tâm sắt đá, không chùn bước trước mọi khó khăn. Đi lên từ gian khó, từ mảnh đất cằn quê hương, Dạy đã chứng minh cho mọi người thấy, thành công từ nông nghiệp ở bản làng. Câu chuyện khởi nghiệp của Giàng A Dạy đã truyền cảm hứng cho biết bao thanh niên DTTS trên con đường lập thân, lập nghiệp.
Hưởng ứng tinh thần Quốc gia khởi nghiệp, hiện nay phong trào khởi nghiệp ở vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi tuy vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức song đã và đang đạt được những thành công nhất định. Đó là việc xuất hiện không ít những cá nhân, tập thể là người DTTS không cam chịu đói nghèo, nỗ lực tìm tòi, tận dụng tiềm năng lợi thế của địa phương vươn lên làm giàu cho bản thân và cộng đồng. Từ đó chứng tỏ một điều: Đồng bào DTTS hoàn toàn có thể khởi nghiệp thành công ngay trên chính mảnh đất quê hương của mình nếu tìm được hướng đi đúng đắn.
Những năm qua, nhiều chính sách hỗ trợ trực tiếp đã được triển khai để giúp học sinh, sinh viên DTTS theo đuổi việc học hành. Tuy nhiên, bên cạnh những hiệu quả tích cực thì có không ít những bất cập, vướng mắc cần phải tháo gỡ.