Những ngày này, trên khắp các buôn làng ở Đắk Lắk, đồng bào các dân tộc đang vui Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc. Năm nay, tỉnh chọn xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, là điểm tổ chức Ngày hội Đại Đoàn kết toàn dân tộc năm 2023. Trong không khí vui tươi tràn ngập nơi buôn làng, nhiều người dân phấn khởi bày tỏ niềm cảm kích, tin tưởng cán bộ, sẽ luôn chấp hành chính sách pháp luật Nhà nước, phát huy tinh thần đoàn kết, một lòng theo Đảng, đồng hành cùng chính quyền, lực lượng chức năng đẩy lùi âm mưu gây mất an ninh trật tự, luận điệu xuyên tạc của kẻ xấu, xây dựng buôn làng bình yên.
Nước ta bước đầu đã hình thành hệ thống chuỗi giá trị phát triển dược liệu quý vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), từ đó phát triển thành các sản phẩm chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ; vận dụng và phát triển các bài thuốc cổ truyền, vị thuốc cổ truyền góp phần chăm sóc, điều trị và nâng cao sức khỏe cho người dân, tạo sinh kế bền vững cho Nhân dân.
Giải pháp cơ bản nhất để tránh lãng phí nguồn nhân lực DTTS sau đào tạo là cần có sự định hướng, chọn lọc ngành nghề, gắn với nhu cầu thực tế việc làm tại các địa phương.
Thời sự -
Lê Hường -
11:15, 18/11/2023 Ngày 18/11, Ban công tác Mặt trận và Nhân dân 5 buôn đồng bào DTTS xã Cư Huê, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc nhân kỷ niệm 93 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2023). Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr dự Ngày hội. Tham dự còn có, đại diện lãnh đạo tỉnh, các sở, ngành; lãnh đạo huyện Ea Kar, xã Cư Huê và đông đảo Nhân dân 5 buôn trên địa bàn xã.
Thực hiện Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719), thời gian qua, các địa phương trong tỉnh Phú Thọ đã đa dạng hoá hình thức tuyên truyền. Thành lập và ra mắt nhiều mô hình với nội dung hoạt động cụ thể, thiết thực, qua đó phát huy vai trò của phụ nữ trong giải quyết các vấn đề cấp thiết.
Một trong những rào cản trong giải quyết việc làm cho lao động (LĐ) người DTTS là tâm lý ngại thay đổi, không muốn rời xa bản làng, ít LĐ vượt lên bứt phá để tìm những hướng đi mới. Chính vì vậy, bên cạnh các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm, cấp tín dụng ưu đãi,… thì Nhà nước đã và đang triển khai các cơ chế khuyến khích khởi nghiệp, tự tạo việc làm của LĐ người DTTS.
Phát triển du lịch xanh - bền vững đang là mục tiêu mà du lịch nước ta hướng tới. Trong đó du lịch nông nghiệp cũng là hình thức thú vị góp phần phát huy lợi thế vốn có cũng như thúc đẩy kinh tế vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng nông thôn nước ta phát triển. Những năm gần đây, nhận thấy rõ lợi thế từ việc kết hợp phát triển nông nghiệp với du lịch, nhiều đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân ở Lạng Sơn đã thực hiện nhiều sáng kiến trong việc xây dựng các mô hình như: Du lịch sinh thái cộng đồng, du lịch trải nghiệm gắn với đặc sản nông nghiệp (đào, na, quýt, hạt dẻ, cam, bưởi, dâu tây...), mang đến nhiều trải nghiệm thú vị, hấp dẫn, thu hút du khách.
Nhờ được hỗ trợ vay vốn theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ, nhiều gia đình đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), đặc biệt là những hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã từng bước thoát nghèo, đổi đời nhờ chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế hiệu quả.
Lai Châu hiện có khoảng 489,9 nghìn người với 20 dân tộc cùng sinh sống, trong đó người DTTS chiếm trên 85%. Trên địa bàn tỉnh có 885 Người có uy tín trong đồng bào DTTS, là những Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn, bản, nhân sĩ, trí thức, cán bộ nghỉ hưu, già làng, trưởng dòng họ, người sản xuất giỏi, chức sắc tôn giáo và một số thành phần khác.
Những năm gần đây, chuyện về những gia đình đồng bào vùng đồng bào DTTS và miền núi tự nguyện xin rút khỏi danh sách hộ nghèo không còn là mới. Tuy nhiên, với đồng bào Mông ở Mèo Vạc (Hà Giang), sinh sống ở địa bàn khó khăn, khắc nghiệt, thổ nhưỡng thì toàn là núi đá...thì việc các hộ xin thoát nghèo thật đáng trân trọng. Điều này còn chứng minh, chính sách của Đảng và Nhà nước đã phát huy hiệu quả thiết thực.
Việc chuyển đổi số đóng vai trò quan trọng trong quá trình triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Theo đó, mục tiêu quan trọng là tăng cường khả năng áp dụng và sử dụng công nghệ thông tin nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho cộng đồng đồng bào DTTS và miền núi.
Những năm qua, tỉnh Yên Bái đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện tốt chính sách dân tộc, công tác dân tộc. Gần đây nhất, là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Nguồn lực đầu tư từ các chương trình, dự án đã và đang phát huy hiệu quả, cải thiện chất lượng đời sống Nhân dân, thay đổi diện mạo vùng DTTS và miền núi.
Với mục tiêu nâng cao đời sống, vật chất, tinh thần cho đồng bào các DTTS, thu hẹp dần khoảng cách giữa các vùng miền, thời gian qua, tỉnh Quảng Nam tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo; nâng cao trách nhiệm quản lý của chính quyền địa phương, vai trò tham gia, phối hợp của Ủy ban MTTQ các cấp, các sở, ban, ngành và các tổ chức chính trị - xã hội để thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719).
Tiếng nói, chữ viết của các DTTS trên địa bàn Bắc Giang đang có nguy cơ bị mai một, bởi vậy việc bảo tồn, gìn giữ tiếng dân tộc trong đời sống cộng đồng là vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa phát huy vai trò di sản ngôn ngữ, giữ gìn bản sắc văn hóa.
Sau gần ba năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những chuyển biến đáng kể. Trong đó, đóng góp tích cực của đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS đã góp phần làm nên thành công bước đầu trong việc thực hiện Chương trình MTQG 1719. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Hồ Xuân Trăng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế về nội dung này.
Bảo đảm quyền con người ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) cùng với đấu tranh chống lợi dụng vấn đề dân tộc ở nước ta hiện nay, là những vấn đề lý luận - thực tiễn vừa cơ bản, vừa cấp bách, cần được nhận thức thấu đáo và tổ chức thực hiện đồng bộ, toàn diện, kiên trì. Là một trong những huyện biên giới, có đông đồng bào DTTS sinh sống, nhận thức rõ điều này, những năm qua, huyện Văn Lãng đã triển khai nhiều giải pháp, qua đó đã đem lại nhiều kết quả tích cực, trong việc từng bước mang lại cuộc sống đầy đủ ấm no và ngày càng chất lượng, bình đẳng trong mỗi người dân.
Sau hơn 5 năm thực hiện, các chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập theo Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 9/5/2017 đã khẳng định tính nhân văn, ưu việt và là sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào các DTTS rất ít người. Để phù hợp hơn với lĩnh vực công tác dân tộc trong tình hình mới, góp phần thực hiện hiệu quả Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 theo Nghị quyết số 88/2019/QH14, trước mắt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg thì cần thiết phải có những điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Nghị định số 57/2017/NĐ-CP.
Những năm qua, bằng nhiều giải pháp, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh đã tập trung cho công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS. Trong đó, coi trọng công tác tuyên truyền, vận động, xây dựng thiết thế văn hóa ở cơ sở để chính chủ thể các di sản văn hóa nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng, của việc tham gia các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc mình.
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng, nhiều hộ DTTS trên địa bàn huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm, tự lực vươn lên thoát nghèo, không còn trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Đặc biệt, phong trào hiến đất, góp tài sản của người dân vùng đồng bào DTTS đã tạo nên hình ảnh đẹp về tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng. Những công trình mới, con đường mới được dựng xây lên từ sự đồng lòng của Nhân dân đang nhiều lên mỗi ngày.
Trong sự thúc đẩy phát triển kinh tế của mỗi gia đình, hay sự phát triển toàn diện nơi bản làng, thôn xóm vùng đồng bào DTTS và miền núi, không thể thiếu được vai trò của những nhân tố tiêu biểu thực hiện hiệu quả và lan tỏa các phong trào thi đua ở cơ sở.