Tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn diễn biến phức tạp. Nhằm kéo giảm, tiến tới chấm dứt tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS, nhiều địa phương trên cả nước đã và đang quyết liệt triển khai các biện pháp để ngăn chặn tình trạng này. Mặc dù đã có những tín hiệu tích cực, nhưng tình trạng tảo hôn chưa biết bao giờ mới có hồi kết.
Đảm bảo tiến độ thực hiện, tiến độ giải ngân Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025 ( Chương trình MTQG 1719), là một cơ hội để phát triển nhanh và bền vững ở những địa bàn khó khăn. Theo đó, Quảng Trị đã ban hành nhiều văn bản pháp lý; đồng thời đã làm tốt công tác chuẩn bị các điều kiện để thực hiện Chương trình ngay từ đầu, do vậy dù còn những vướng mắc, nhưng nhìn chung Chương trình đang triển khai thuận lợi...
Tối 19/11, tại Thái Nguyên đã diễn ra Lễ tổng kết Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác Dân tộc khu vực vùng Đông Bắc năm 2023. Đây là năm đầu tiên Ủy ban Dân tộc (UBDT) tổ chức Hội thi, nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về công tác dân tộc, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, Nhân dân vùng DTTS và miền núi trong nghiên cứu, học tập và chấp hành pháp luật về công tác dân tộc.
Thực hiện Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số (DTTS) gắn với phát triển du lịch” (Dự án 6) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) tỉnh Lâm Đồng đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, nhân rộng những cách làm hay, sáng tạo.
Xác định việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, tỉnh Đắk Nông đã vào cuộc quyết liệt, đạt được những kết quả quan trọng. Kết quả đó đã góp phần giúp đời sống người dân từng bước được nâng cao; nhiều vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đã thay đổi diện mạo, phát triển theo hướng văn minh, hiện đại.
Ngoài nỗ lực phát triển kinh tế gia đình, những tấm gương điển hình ở vùng đồng bào DTTS huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) còn giúp cộng đồng bằng cách chia sẻ kinh nghiệm, tạo động lực và hỗ trợ cộng đồng vươn lên xóa đói giảm nghèo, đẩy lùi hủ tục và góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, tinh thần tích cực của những điển hình còn tạo ra không khí phấn khởi và tinh thần đoàn kết thi đua trong cộng đồng DTTS.
Phóng sự -
Thanh Nguyễn -
12:50, 19/11/2023 Kỳ Sơn (Nghệ An) là vùng đất đa dạng về bản sắc văn hóa của các DTTS Thái, Mông, Khơ mú… ít nơi nào có được. Những “cổng trời”, tháp cổ Yên Hòa, đỉnh Puxailaileng, đền Pu Nhạ Thầu; những cánh rừng sa mu, pơ mu tuyệt đẹp; những lễ hội chọi bò, chợ phiên… mới chỉ nghe qua đã hấp dẫn quá rồi. Lên Kỳ Sơn, đã không ít du khách từng cảm thấy mình “lạc lối”.
Tảo hôn là một vấn nạn lớn, đang làm trở ngại đối với sự phát triển bền vững ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Từ đầu năm đến nay, qua rà soát của các trạm y tế tuyến xã, toàn tỉnh Thái Nguyên phát hiện 44 trường hợp tảo hôn, giảm 10 trường hợp so với cùng kỳ năm trước. Với mục tiêu giảm thiểu tình trạng này, Thái Nguyên đã và đang triển khai nhiều giải pháp thiết thực nhằm thay đổi nhận thức, hành vi, trách nhiệm của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Những năm gần đây, các huyện miền núi tỉnh Sơn La đã và đang phát huy tiềm năng, lợi thế về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng để phát triển các mô hình liên kết trồng cây dược liệu, bước đầu đã đem lại hiệu quả. Từ đó, mở ra hướng đi mới trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo việc làm, thu nhập ổn định, giúp đồng bào DTTS từng bước vươn lên thoát nghèo.
Ngoài được hỗ trợ học tập thì học sinh (HS), sinh viên (SV) thuộc các DTTS rất ít người được ưu tiên tuyển thẳng vào hệ thống các trường chuyên biệt và các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Tuy nhiên, chính sách ưu tiên này không chỉ gây khó khăn cho một số trường chuyên biệt, mà còn khiến các cơ sở giáo dục đại học lo ngại về chất lượng đầu vào.
Ủy ban nhân dân huyện A Lưới (Thừa Thiên - Huế) đã quy hoạch 360ha vùng trồng dược liệu tại các xã có đông đồng bào DTTS theo kế hoạch phát triển dược liệu giai đoạn 2021-2025. Dự án trồng cây dược liệu quý này nằm trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) giai đoạn I, có tổng mức đầu tư 229 tỷ đồng.
Kinh tế -
Lê Dung -
08:42, 19/11/2023 Trong những ngày đầu Đông se lạnh của tháng 11, bà con đồng bào DTTS ở thôn Xẻ Cũ (xã Thanh Hải, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang) lại phấn khởi nói với nhau “mùa vàng bội thu lại đến rồi”. Đó là mùa cam, bưởi bội thu của bà con ở HTX sản xuất nông nghiệp và thương mại du lịch Thanh Hải tại địa phương. HTX này không chỉ là nơi để tạo cơ hội cho bà con đồng bào DTTS phát triển kinh tế mà còn là nơi để du khách khám phá vẻ đẹp tự nhiên và văn hóa của vùng đất miền núi phía Bắc.
Đồng bào Rơ Măm là một trong 14 dân tộc rất ít người của cả nước, với 178 hộ, 536 nhân khẩu, sinh sống tại làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Thực hiện Đề án “Bảo tồn và phát triển nghề truyền thống của các DTTS tại chỗ trên địa bàn tỉnh Kon Tum”, tại làng Le nhiều ngành nghề truyền thống có nguy cơ mai một đang được đầu tư, hỗ trợ lưu giữ và phát triển, như đan lát nông cụ, vật dụng sinh hoạt, đặc biệt là nghề dệt vải thổ cẩm, tạc tượng…
Thời gian qua, từ nguồn ngân sách Nhà nước, các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi đã đầu tư phát triển mạng lưới chợ truyền thống. Việc phát triển chợ ở miền núi và vùng đồng bào DTTS không chỉ giúp đẩy mạnh giao thương mà còn lan tỏa nét văn hóa vùng miền.
Điện Biên là tỉnh miền núi, nơi sinh sống của 19 dân tộc anh em, trong đó có dân tộc Si La và Cống là hai dân tộc rất ít người. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, tỉnh Điện Biên đang tập trung triển khai thực hiện Dự án 9, với một quyết tâm đưa cuộc sống của đồng bào dân tộc Cống, Sila lên một bước tiến mới. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Lò Xuân Nam, Phó ban Dân tộc tỉnh Điện Biên về tình hình đời sống hiện nay và hướng phát triển của hai dân tộc Si La và Cống
Để nhận được sự đồng thuận của Nhân dân trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội, giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ chủ quyền khu vực biên giới, công tác vận động, tuyên truyền đóng vai trò quan trọng. Một lực lượng quan trọng đáp ứng và làm tốt lĩnh vực này, đó chính là những Người có uy tín, già làng, trưởng bản, cá nhân điển hình trong vùng đồng bào DTTS, biên giới...Nhìn từ thực tế ở huyện Thường Xuân (Thanh Hóa).
Cũng như các địa phương khác, từ nửa cuối năm 2022, tỉnh Sơn La mới bắt đầu triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719). Tuy thời gian triển khai chưa lâu, nhưng với nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, một số nội dung, dự án thành phần thuộc Chương trình trên địa bàn tỉnh đã được thực hiện hiệu quả. Trong quá trình triển khai các dự án, công tác giám sát được chú trọng, với phương châm “làm đến đâu, giám sát đến đó”.
Nhận thức được tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT), trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Văn Lãng đã tích cực truyền thông nhằm nâng cao nhận thức người dân. Đặc biệt, từ khi triển khai Tiểu Dự án 2, Dự án 9 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực, nhận thức của người dân được nâng lên.
Media -
BDT -
17:00, 18/11/2023 Tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất ở vùng đồng bào DTTS đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần có giải pháp quyết liệt, đồng bộ để tập trung giải quyết. Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV , đã có những quy định cụ thể nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng về chính sách đất đai đối với đồng bào DTTS. Chương trình Vấn đề sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển hôm nay sẽ bàn về nội dung: Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Gỡ điểm nghẽn về chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số
Tin tức -
Tào Đạt -
13:34, 18/11/2023 Sáng 18/11, tại thành phố Cao Bằng (tỉnh Cao Bằng) đã diễn ra Lễ khai mạc Hội thi thể thao các DTTS toàn quốc lần thứ XIII, khu vực I năm 2023. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà đã tham dự buổi lễ. Sự kiện có sự góp mặt của đại diện các Bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương; cùng trên 1000 huấn luyện viên (HLV), vận động viên (VĐV), diễn viên và đông đảo Nhân dân, du khách tham dự.