Trong sự thúc đẩy phát triển kinh tế của mỗi gia đình, hay sự phát triển toàn diện nơi bản làng, thôn xóm vùng đồng bào DTTS và miền núi, không thể thiếu được vai trò của những nhân tố tiêu biểu thực hiện hiệu quả và lan tỏa các phong trào thi đua ở cơ sở.
Bằng tâm thế chủ động, với nhiều giải pháp, tỉnh Bắc Kạn đã khẩn trương và quyết liệt triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án của Chương trình MTQG 1719, với mong muốn chính sách hỗ trợ, đầu tư sớm đến được với vùng đồng bào DTTS, góp phần giải quyết những khó khăn bức thiết, đẩy nhanh sự phát triển kinh tế-xã hội trong vùng.
Sau 3 năm quyết liệt triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS, miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn 1: 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), diện mạo vùng DTTS và miền núi của tỉnh Phú Thọ đã có nhiều thay đổi tích cực, đời sống của người dân từng bước được nâng lên. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình triển khai thực hiện Chương trình cũng đã bộc lộ một số những khó khăn, vướng mắc cần sớm tháo gỡ để đạt hiệu quả cao hơn.
Tỉnh Kon Tum có gần 55% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Trong những năm qua, cùng với việc thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với đồng bào DTTS, tỉnh Kon Tum đã ban hành và triển khai thực hiện nhiều chính sách đặc thù đối với đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh, trong đó, tập trung đầu tư phát triển, tạo chuyển biến căn bản về kinh tế, văn hóa, xã hội ở vùng đồng bào DTTS. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Đinh Quốc Tuấn, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum.
Cùng với việc thực hiện Chương trình MTQG 1719, các chính sách dân tộc đặc thù của địa phương, công tác kết nghĩa của các cơ quan, đơn vị với các xã vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa, ổn định an ninh tật tự và an toàn xã hội.
Trên những núi cao, nơi khó khăn nhất của huyện miền núi Nam Trà My (Quảng Nam), có những thầy cô giáo đêm tuổi xuân, miệt mài gieo chữ, mang ánh sáng đến cho những học sinh DTTS nghèo miền sơn cước.
Media -
BDT -
20:00, 17/11/2023 Bản tin hôm nay, ngày 17/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Tôn vinh giá trị Không gian Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho trẻ em DTTS. “Truyền nhân” giữa rừng già. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tin tức -
Trương Vui - Tuấn Ninh -
14:00, 17/11/2023 Nhằm cổ vũ, động viên, tôn vinh và tri ân những thầy, cô giáo có nhiều cống hiến, đóng góp vào sự nghiệp giáo dục vùng đồng bào DTTS và miền núi, nằm trong chuỗi các hoạt động của Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2023, sáng 17/11, tại trụ sở cơ quan Ủy ban Dân tộc (UBDT), Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), UBDT và Tập đoàn Thiên Long tổ chức gặp mặt các nhà giáo tiêu biểu tham gia Chương trình.
Tin tức -
An Yên -
13:35, 17/11/2023 Nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức pháp luật cho vùng đồng bào DTTS và miền núi, Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh Nghệ An đã đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý đến với vùng đồng bào DTTS và miền núi. Qua đó, đã có hàng ngàn lượt người dân được tiếp cận với các kiến thức pháp luật, góp phần nâng cao dân trí, thực hiện tốt các chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước.
Thực trạng nhiều sinh viên người DTTS sau khi tốt nghiệp không có việc làm đang trở thành vấn đề nan giải của các địa phương. Việc tìm ra lời giải cho bài toán khó này khiến lãnh đạo các địa phương “đau đầu”.
Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I, từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh An Giang đã triển khai các dự án thành phần kịp thời, hiệu quả. Nhờ đó, đời sống bà con đồng bào DTTS nơi đây đã từng bước vượt qua những khó khăn, vươn lên làm giàu, góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội địa phương.
Trước những khó khăn về nước sinh hoạt cho người dân vùng cao, thời gian qua huyện Ba Chẽ ( Quảng Ninh) đã tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng thêm các cụm công trình nước sinh hoạt trên địa bàn, trong đó ưu tiên những xã vùng đồng bào DTTS và miền núi khó khăn. Với 29 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung hiện có, và một dự án đang được triển khai, sẽ giải "cơn khát" nước sạch, cải thiện chất lượng sống cho người dân vùng cao Ba Chẽ
Khác với chính sách giao đất giao rừng, chính sách khoán bảo vệ rừng khuyến khích người dân, cộng đồng sinh sống ở các xã khu vực II, khu vực III vùng đồng bào DTTS và miền núi tham gia bảo vệ, phát triển rừng. Đã được triển khai thực hiện từ nhiều năm nay nhưng nhiều bất cập cũ trong chính sách cho người nhận khoán hiện vẫn chưa được giải quyết, ngoài ra còn phát sinh thêm những vướng mắc mới, đòi hỏi phải sớm điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp.
Để gìn giữ, bảo tồn làn điệu Then của địa phương, cấp ủy, chính quyền huyện Văn Quan (Lạng Sơn) đã có nhiều cách làm thiết thực và nhận được sự hưởng ứng tích cực của người dân, góp phần lan tỏa những giá trị văn hóa đặc sắc của Then trong cộng đồng. Đặc biệt, từ khi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), đã tiếp thêm nguồn lực quan trọng cho công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của di sản Then trên quê hương Văn Quan.
Bá Thước là huyện miền núi, nằm ở phía Tây của tỉnh Thanh Hoá, là một trong 62 huyện nghèo của cả nước. Việc triển khai hiệu quả các chương trình MTQG, đặc biệt hiện nay là Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS, miền núi, giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt Chương trình MTQG 1719) là động lực, cơ hội để đồng bào DTTS an cư, vươn lên phát triển kinh tế, để các bản làng thay đổi diện mạo hướng đến mục tiêu năm 2025, Bá Thước sẽ ra khỏi danh sách huyện nghèo.
Pháp luật -
Văn Hoa - Văn Huy -
06:45, 17/11/2023 Là huyện vùng cao biên giới, với tỷ lệ đồng bào DTTS cao, tiềm ẩn nhiều diễn biến liên quan đến đảm bảo an ninh trật tự, chủ quyền biên giới, do đó, huyện Văn Lãng (tỉnh Lạng Sơn) rất chú trọng đến công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm đưa chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với mọi người dân. Qua đó, góp phần tạo sự lan tỏa, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong mọi tầng lớp Nhân dân trên địa bàn huyện.
Sau 3 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, Chương trình đã đạt được một số kết quả nổi bật, làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS và miền núi, giúp người dân nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện Chương trình tại địa phương hiện đang gặp một số khó khăn, vướng mắc. Để hiểu thêm về vấn đề này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hoàng Triệu, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hậu Giang.
Với trên 83% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, những năm qua, tỉnh Sơn La đã nỗ lực triển khai đồng bộ các dự án thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021- 2025 (Chương trình MTQG 1719). Qua đó, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống đồng bào các dân tộc, thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.
Vừa qua, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang chủ trì, phối hợp Ủy ban MTTQ tỉnh, Ban Dân vận Tỉnh ủy Bắc Giang tổ chức Tập huấn bồi dưỡng kiến thức cho Trưởng nhóm Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Bắc Giang năm 2023.
Vừa qua, tại huyện A Lưới, Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức 3 lớp tập huấn bồi dưỡng nâng cao năng lực thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 9, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719).