Ngày 7/12/2022, HĐND tỉnh Lào Cai đã ban hành Nghị quyết số 25 về Chính sách hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế (BHYT) cho người cao tuổi và người DTTS có khó khăn đặc thù trên địa bàn tỉnh. Nghị quyết trên đã góp phần triển khai hiệu quả chính sách BHYT, tăng cơ hội tiếp cận dịch vụ BHYT, bảo đảm nguồn tài chính y tế quan trọng góp phần nâng cao chất lượng sức khỏe của Nhân dân trong tình hình mới.
Từ sự quyết tâm của các cấp, các ngành và Nhân dân trong việc triển khai hiệu quả các chính sách dân tộc, diện mạo cơ sở hạ tầng, đời sống của người dân vùng đồng bào DTTS huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều thay đổi.
Từ chính sách động viên, khích lệ, ưu tiên đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi, những năm qua, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã xuất hiện nhiều cá nhân điển hình tiên tiến được tuyên dương, khen thưởng. Họ đã trở thành những tấm gương có sức lan tỏa, tác động sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm của người dân, tạo thêm động lực cho nhiều hộ dân vươn lên thoát nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống, đẩy lùi hủ tục..., góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS.
Đắk Glong là huyện nghèo nhất tỉnh Đắk Nông, với tỉ lệ hộ nghèo đến 25,68%, trong đó hộ nghèo đồng bào DTTS chiếm đa số. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), nhiều hộ đồng bào DTTS được phê duyệt hỗ trợ nhà ở và cấp kinh phí thực hiện. Tuy nhiên, đến nay huyện nghèo này đang gặp không ít khó khăn trong triển khai chính sách vì vướng các quy hoạch.
Media -
BDT -
20:00, 20/11/2023 Bản tin hôm nay của Báo Dân tộc và Phát triển ngày 20/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Tổng kết Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc khu vực vùng Đông Bắc năm 2023. Bảo tồn, phát huy Di sản văn hóa Lễ mừng thọ của người Mnông. Món quà “đặc biệt” của học trò vùng cao. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tỉnh Đắk Nông được đánh giá là vùng đất giàu tiềm năng để phát triển nhiều loại dược liệu quý, bởi nơi đây không chỉ sở hữu “kho báu” lớn về cây dược liệu dưới tán rừng, hiện vẫn chưa được khai thác, phát huy hiệu quả giá trị, mà còn hội tụ nhiều tiềm năng, lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng để trồng và phát triển dược liệu theo chuỗi giá trị.
LTS: Việc đẩy mạnh dạy và học tiếng nói, chữ viết của các DTTS trong các cơ sở giáo dục đã góp phần giữ gìn, bảo tồn, phát huy giá trị ngôn ngữ và văn hóa của các dân tộc. Để cụ thể hóa chủ trương này, Nhà nước đã có những hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và văn bản dưới luật quy định chi tiết việc dạy và học tiếng nói, chữ viết DTTS. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện cho thấy, có rất nhiều những bất cập cần được tháo gỡ.
Trong phiên thảo luận về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XV, các Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã đưa ra nhiều ý kiến xoay quanh các vấn đề của cử tri vùng DTTS và miền núi gửi đến Quốc hội. Báo Dân tộc và Phát triển lược ghi một số ý kiến của Đại biểu Quốc hội về vấn đề này.
Thái Nguyên hiện có 110 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thời gian qua, tỉnh đã đẩy mạnh tuyên truyền về công tác dân số tại các vùng khó khăn bằng nhiều hình thức phong phú để nâng cao nhận thức về dân số, KHHGĐ cho người dân, nhất là người dân vùng đồng bào DTTS.
Media -
BDT -
07:06, 20/11/2023 Những đứa trẻ mới lớn đã phải làm chồng, làm vợ, làm cha mẹ… Theo thống kê, tỷ lệ tảo hôn của người DTTS còn chiếm trên 20%, tạo ra nhiều hệ lụy về sức khỏe, giống nòi cho đến các khía cạnh về phát kiển kinh tế xã hội. Tuyên truyền vận động là giải pháp chính đang được triển khai tại nhiều địa phương. Với đa dạng và linh hoạt cách làm, đã và đang giúp thay đổi nhận thức, góp phần ngăn chặn và giảm thiểu tình trạng tảo hôn ở vùng DTTS.
Trong thời gian qua, nhờ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình MTQG 1719), đời sống đồng bào DTTS tại một số địa phương của tỉnh Sóc Trăng đã từng bước được nâng cao.
Với một tỉnh còn nhiều khó khăn như Lào Cai, xoá đói giảm nghèo luôn là nhiệm vụ quan trọng để thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và giữa các dân tộc, nhóm dân cư. Với mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau”, tỉnh Lào Cai triển khai nhiều chính sách quan trọng, trong đó có chính sách về chăm sóc nâng cao sức khỏe cho người DTTS.
Từ một thầy giáo dạy học, anh Nguyễn Văn Đức đã quyết định chuyển nghề, trở về quê hương khởi nghiệp với mô hình nuôi gà 9 cựa. Thành công của chàng trai người Mường đã thể hiện tinh thần dám nghĩ, dám làm, khát vọng thoát nghèo của thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, từ ngày 14/11 - 14/12/2023, Ban Dân tộc tỉnh Tuyên Quang tổ chức 24 lớp Tập huấn nâng cao năng lực cho cộng đồng, Người có uy tín và cán bộ triển khai Chương trình MTQG 1719 ở các cấp trên địa bàn các huyện Lâm Bình, Na Hang, Chiêm Hoá, Hàm Yên, Sơn Dương, TP. Tuyên Quang.
Ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi, biên giới, có rất nhiều nghệ nhân, già làng, trưởng thôn, bản...luôn thầm lặng, mải miết với công việc sưu tầm, lưu giữ những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc mình. Đồng thời họ còn trực tiếp chia sẻ kinh nghiệm, truyền dạy cho con cháu, người trẻ tuổi ở địa phương, với mong muốn lớp trẻ kế thừa việc giữ gìn, phát huy những di sản văn hóa tốt đẹp mà cha ông đã tạo dựng, vun đắp.
Mặc dù còn nhiều vướng mắc về cơ chế, văn bản hướng dẫn trong việc thực hiện, tuy nhiên với sự quyết tâm tháo gỡ khó khăn của các cấp, các ngành của tỉnh Cà Mau theo thẩm quyền, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đang tiếp tục được địa phương triển khai tích cực, đảm bảo đúng tiến độ. Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Trần Hoàng Nhỏ, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Cà Mau về nội dung này.
Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS Bình Liêu giai đoạn 2021-2025 được triển khai thực hiện từ năm 2021. Với sự nỗ lực của các địa phương, đến nay đề án đã cho thấy những hiệu quả đáng kể.
Để nâng cao nhận thức, kiến thức pháp luật cho người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS đối với những hành vi, loại tội phạm đang diễn biến phức tạp, trung tuần tháng 11 vừa qua, Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước phối hợp với Đoàn Luật sư tỉnh tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đội ngũ già làng, Người có uy tín, trưởng ấp và người dân 3 xã: Hưng Phước, huyện Bù Đốp; Thanh Phú, thị xã Bình Long và Long Tân, huyện Phú Riềng.
"Thế hệ chúng tôi hết, tiếng nói của người DTTS sẽ không còn đâu!", đó là trăn trở, trải lòng của không ít Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS và miền núi ở Bắc Giang khi chia sẻ về vấn đề này. Trước nỗi lo ấy, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn đã và đang bằng mọi cách, với sự tận tâm trách nhiệm nhằm đóng góp cho việc giữ gìn tiếng dân tộc tại địa phương.
Tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn diễn biến phức tạp. Nhằm kéo giảm, tiến tới chấm dứt tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS, nhiều địa phương trên cả nước đã và đang quyết liệt triển khai các biện pháp để ngăn chặn tình trạng này. Mặc dù đã có những tín hiệu tích cực, nhưng tình trạng tảo hôn chưa biết bao giờ mới có hồi kết.