Những năm qua, đời sống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh Yên Bái không ngừng được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, xây dựng nông thôn mới là điểm sáng của khu vực Tây Bắc… Những kết quả đó có sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ Người có uy tín trên trên địa bàn tỉnh.
Để triển khai thực hiện hiệu quả các dự án Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) đã xác định, cần tăng cường công tác tuyên truyền PBGDPL đến đồng bào DTTS. Qua đó, nâng cao nhận thức về các chính sách dân tộc, các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, xây dựng ý thức chủ động phát huy quyền làm chủ của Nhân dân tham gia Chương trình.
Sáng 22/11, Hội thảo khoa học “Thực trạng, đề xuất giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Bình gắn với phát triển du lịch” được tổ chức tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
Media -
Ngọc Chí -
12:06, 22/11/2023 Thông qua các chương trình hỗ trợ của Nhà nước và sự tuyên truyền, vận động của chính quyền địa phương, giờ đây. đồng bào DTTS ở huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đã biết phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển cây sâm Ngọc Linh, từng bước làm thay đổi cuộc sống. Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo bền vững và trở thành hộ khá, giàu.
Hòa Bình là một trong những tỉnh cung ứng nguồn dược liệu thô lớn trong nước. Thời gian qua, tỉnh đã thực hiện quy hoạch phát triển vùng sản xuất dược liệu theo chuỗi giá trị nhằm hướng tới cung cấp nguồn nguyên liệu dược liệu ổn định và bền vững, góp phần làm thay đổi phương thức sản xuất và xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh.
Tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa của Cao Bằng, khả năng tiếp cận dịch vụ sức khỏe sinh sản - kế hoạch hóa gia đình của người dân còn hạn chế. Bởi vậy, tỉnh Cao Bằng xác định, việc nâng cao chất lượng dân số thông qua việc chú trọng chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em cũng chính là bảo đảm quyền của người DTTS được chăm sóc y tế công cộng và an sinh xã hội. Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của địa phương.
Thực hiện CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, thời gian qua, các cấp, ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện quyết liệt, phát huy hiệu quả tích cực, giúp cải thiện và nâng cao đời sống của người dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội, cuộc sống của đồng bào DTTS khởi sắc.
Để nâng cao chất lượng dạt học tiếng DTTS theo Quyết định số 142/QĐ-TTg ngày 27/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ, một trong những giải pháp được đưa ra là tăng cường mở mã ngành đào tạo giáo viên giảng dạy. Tuy nhiên, bài toán “đầu ra” cho giáo viên dạy tiếng DTTS rất khó giải bởi Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15/7/2010 quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của DTTS trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên (NĐ 82) không quy định vị trí việc làm cho đội ngũ này.
Với đặc thù là tỉnh có đông đồng bào DTTS sinh sống, nhiều năm qua Sóc Trăng đã luôn chú trọng công tác truyền thông về giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS. Tuy nhiên, tình trạng thiếu niên ở độ từ 13-17 tuổi bỏ học về “ở với nhau” rồi sinh con vẫn còn xảy ra.
Sau 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 1: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Quảng Bình đã đạt được những kết quả đáng kể. Đối với Dự án 6, thuộc Chương trình MTQG 1719, Quảng Bình đã đã triển khai nhiều hoạt động bảo tồn và khai thác hiệu quả giá trị văn hóa truyền thống của các DTTS trên địa bàn.
Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị tại Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/9/2019 và nhiệm vụ được Quốc hội giao tại Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019, thời gian qua, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã nỗ lực triển khai công tác rà soát chính sách, pháp luật liên quan đến vùng đồng bào DTTS và miền núi. Kết quả rà soát là cơ sở để sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ những chính sách chưa phù hợp hoặc không còn phù hợp, từ đó bảo đảm thực hiện các mục tiêu đã đề ra tại Nghị quyết số 88/2019/QH14.
Tin tức -
Văn Hoa -
07:16, 22/11/2023 Nhằm đảm bảo điều kiện nhà ở và nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS, huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) đã tập trung triển khai thực hiện Dự án 1 về Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719).
Cũng như những chính sách an sinh xã hội khác, chính sách về y tế, chăm sóc sức khỏe cho đồng bào DTTS luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm chú trọng. Qua đó, giúp đồng bào DTTS giảm gánh nặng chi phí chăm sóc sức khỏe và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành quyết định công nhận 363 Người có uy tín trong đồng bào DTTS giai đoạn 2023 - 2027. 363 Người có uy tín mới được công nhận là các già làng, trưởng dòng họ; trưởng thôn, bản, khu phố; thầy giáo, thầy thuốc; cán bộ nghỉ hưu; người sản xuất, kinh doanh giỏi...
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Sơn La đã giải ngân 38,9 tỉ đồng đầu tư xây dựng hàng trăm công trình nước sinh hoạt tập trung và hàng nghìn thiết bị nước sinh hoạt phân tán cho đồng bào các DTTS trên địa bàn.
Mường Tè là huyện biên giới khó khăn nhất của tỉnh Lai Châu. Toàn huyện có 13 dân tộc sinh sống, với trên 90% đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Huyện có 14 xã thì có đến 11 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, trình độ dân trí của một bộ phận đồng bào DTTS còn hạn chế... Những năm qua, để phát triển kinh tế vùng đồng bào DTTS, Mường Tè đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, phát huy sức mạnh toàn dân và tận dụng hiệu quả nguồn lực hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình MTQG 1719).
Tin tức -
Trọng Bảo -
06:40, 22/11/2023 Để đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số; tỉnh Lào Cai đã phê duyệt xây dựng 117 điểm hỗ trợ đồng bào DTTS ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2030.
Với nghị lực, ý chí quyết tâm thoát nghèo nhiều phụ nữ DTTS huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương, góp phần tô thêm hình ảnh đẹp của người phụ nữ DTTS.
Chất lượng cuộc sống chưa cao, cùng với đó là hủ tục tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vẫn còn tồn tại. Đó là những nguyên nhân cơ bản, dẫn đến sức khỏe, thể trạng của nhiều người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi nói chung, ở Quảng Trị nói riêng còn hạn chế. Nguồn lực thực hiện các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719 ), sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Quảng Trị triển khai các giải pháp nhằm nâng cao sức khỏe, thể trạng cho đồng bào DTTS.
Mênh mông giữa miền biên viễn đầy nắng và gió là những ngôi nhà mới xây nằm giữa những cánh rừng cao su bạt ngàn. Dẫu còn nhiều khó khăn, trắc trở, nhưng bằng niềm tin, ý chí vươn lên của người dân và sự đồng hành của chính quyền địa phương, cuộc sống của 100 hộ dân, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở Điểm dân cư 64, thuộc xã Ia Tơi, huyện biên giới Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum đang dần ổn định. Họ quyết tâm bám trụ, xây dựng cuộc sống ấm no ở vùng đất mới.