Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ba Chẽ (Quảng Ninh): Tăng cường sự "vào cuộc" bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống của chủ thể

Hồng-Loan - 06:45, 18/11/2023

Những năm qua, bằng nhiều giải pháp, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh đã tập trung cho công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS. Trong đó, coi trọng công tác tuyên truyền, vận động, xây dựng thiết thế văn hóa ở cơ sở để chính chủ thể các di sản văn hóa nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng, của việc tham gia các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc mình.

Nghệ nhân dân gian Lục Văn Bình - Chủ nhiệm CLB hát Soóng Cọ xã Thanh Sơn đang truyền dạy cho các thành viên trong CLB
Nghệ nhân dân gian Lục Văn Bình - Chủ nhiệm CLB hát Soóng Cọ xã Thanh Sơn đang truyền dạy cho các thành viên trong CLB

Huyện Ba Chẽ gồm 10 dân tộc anh em (Dao, Tày, Kinh, Hoa, Sán Dìu, Sán Chỉ, Nùng, Cao Lan, Mường, Thái) cùng sinh sống tại 66 thôn, bản, khu phố thuộc 07 xã và 01 thị trấn. HIện nay, các dân tộc đang sở hữu rất nhiều di sản văn hóa truyền thống giá trị và đa dạng. Như hệ thống các nghi lễ - lễ hội đặc sắc, kho tàng dân ca, dân vũ phong phú, nét tinh hoa thổ cẩm đặc trưng. Điển hình là, nghệ thuật trình diễn múa cấp sắc của dân tộc Dao và hát Soóng Cọ của dân tộc Sán Chay, đang là những "'đặc sản" độc đáo về bản sắc văn hóa của đồng bào nơi huyện Ba Chẽ.

Xác định văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển, huyện luôn coi công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa là nhiệm vụ quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong nhiều cách bảo tồn, thì việc xây dựng mô hình “Dân vận khéo” trong công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cũng đang mang lại hiệu quả tích cực. Trong mô hình này, huyện đặc biệt coi trọng và phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, Người có uy tín, các nghệ nhân trong đồng bào DTTS, bởi họ chính là những chủ nhân văn hóa, là những người giữ lại những cốt lõi trong giá trị truyền thống của dân tộc như tiếng nói, chữ viết, trang phục, lễ hội...

Tại xã Nam Sơn, để bảo tồn các làn điệu dân ca của đồng bào dân tộc Dao, từ năm 2014, chính quyền xã đã thành lập CLB hát giao duyên của người Dao Thanh Y, với 21 thành viên tham gia sinh hoạt. Từ khi thành lập đến nay, CLB hát giao duyên của người Dao Thanh Y luôn duy trì hoạt động đều đặn, các thành viên tích cực sưu tầm các làn điệu dân ca. Lời ca trong hát giao duyên của người Dao Thanh Y thường mộc mạc, giản dị nhưng lại ẩn chứa nhiều ý tứ, nhất là khi trai gái hát giao duyên tìm bạn.

Nghi thức nhảy lửa trong lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao
Nghi thức nhảy lửa trong lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Ông Phùn Văn Thắng, Chủ nhiệm CLB chia sẻ: Từ khi CLB hát đối của người Dao Thanh Y của chúng tôi được thành lập, thì phong trào văn hóa, văn nghệ trên địa bàn xã Nam Sơn phát triển hơn trước rất nhiều. Các thành viên trong CLB tham gia rất nhiều các hoạt động văn nghệ quần chúng, như trong các dịp cưới hỏi, lễ cấp sắc, hội làng... Từ những hoạt động này, giúp chúng tôi bảo tồn và phát huy được nét đẹp của dân tộc mình.

Đặc biệt, ngoài những chủ thể văn hóa đã có ý thức, trách nhiệm với bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, thì các chủ trương, chính sách đúng đắn của Nhà nước, của huyện Ba Chẽ trong giữ gìn, bảo tồn văn hóa truyền thống đang thực sự đi vào cuộc sống.

Được biết, để bảo tồn, gìn giữ bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc, huyện Ba Chẽ đã tổ chức, phục dựng các lễ hội truyền thống. Hiện nay, huyện đã phục dựng được 7 lễ hội truyền thống gồm: Lễ hội Trà hoa vàng; Lễ hội Bàn Vương; Lễ hội Miếu Ông - Miếu Bà; Lễ hội Lồng Tồng; Lễ hội Đình Làng Dạ; Lễ hội Đình Đống Chức; Ngày hội Văn hóa dân tộc Sán Chay và Ngày hội Văn hóa dân tộc Tày. Các lễ hội đều được tổ chức tôn nghiêm, trang trọng, thiết thực, phù hợp với phong tục tập quán địa phương, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, thu hút đông đảo Nhân dân và du khách tham gia.

Song song với công tác phục dựng, huyện còn mở được 12 lớp truyền dạy văn hoá phi vật thể cho 320 người tham gia về các nội dung: Truyền dạy hát dân ca, dân vũ, thêu hoa văn của dân tộc Dao; hát Soóng cọ của dân tộc Sán Chay và hát Then đàn tính của dân tộc Tày...Thành lập được 3 Câu lạc bộ hát Soóng cọ của dân tộc Sán Chay; 2 Câu lạc bộ hát đối của dân tộc Dao; 1 Câu lạc bộ hát Then và 2 Câu lạc bộ thêu thổ cẩm của dân tộc Dao với 230 người tham gia sinh hoạt.

Tái hiện cảnh ăn hỏi trong lễ cưới truyền thống của người Sán Chay ở Ba Chẽ
Tái hiện cảnh ăn hỏi trong lễ cưới truyền thống của người Sán Chay ở Ba Chẽ

Các hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ gắn liền với bản sắc văn hóa dân tộc như Hát Lẩu then, đàn tính, hát Pả dung (hát đối), Soóng cọ được duy trì thường xuyên. Đặc biệt là một số nghi lễ đặc trưng của người Dao như: Nhảy lửa, múa rùa, các bài dân ca cổ, dân vũ đang từng bước được phục dựng, cũng như tổ chức thành lập Câu lạc bộ bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Dao trên địa bàn.

Anh Lý Quang Cường, thôn Nam Hả Trong, xã Nam Sơn cho biết: Từ nhiều năm nay, người dân trên địa bàn huyện Ba Chẽ nói chung và người Dao chúng tôi nói riêng, được các cấp lãnh đạo rất quan tâm đến đời sống và phát huy bản sắc dân tộc. Hàng năm, huyện quan tâm tổ chức lễ hội nhiều lễ lớn như: Lễ hội Miếu Ông – Miếu Bà tại xã Nam Sơn và nhiều lễ hội khác đều mang đậm bản sắc dân tộc.

"Huyện cũng đã xây dựng Miếu Bàn Vương và Nhà truyền thống cộng đồng tại thôn Sơn Hải. “Thông qua những hoạt động này, người dân chúng tôi được hiểu sâu hơn về bản sắc văn hóa của dân tộc mình và tự thấy bản thân mình phải có trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình” anh Lý Quang Cường cho biết.

Theo bà Đinh Thị Vỹ, Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Chẽ cho biết: Cùng với những chính sách về bảo tồn, huyện đã triển khai các chương trình bồi dưỡng, nâng cao kiến thức chuyên môn cho cán bộ hoạt động trong lĩnh vực văn hóa; thực hiện chính sách ưu đãi những người có uy tín trong cộng đồng, nghệ nhân, già làng, trưởng bản để nâng cao hơn nữa việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc. 

“Huyện cũng phấn đấu kết hợp công tác bảo tồn các giá trị văn hoá với phát triển ngành nghề thủ công truyền thống và du lịch cộng đồng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số”, bà Vỹ khẳng định.

Thi gói bánh coóc mò giữa các thôn tại Ngày hội văn hóa xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ
Thi gói bánh coóc mò giữa các thôn tại Ngày hội văn hóa xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ

Huyện Ba Chẽ cũng xác định, cùng với công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trên địa bàn, huyện sẽ tiếp tục xây dựng thiết chế văn hoá cơ sở để tạo điều kiện cho Nhân dân tham gia sinh hoạt văn hoá, nhất là những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bảo DTTS. Qua đó, góp phần giữ vững thành quả đã đạt được và tiếp tục thực hiện thắng lợi, toàn diện các mục tiêu mà huyện Ba Chẽ đã đề ra.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Ổn định dân cư để phát triển bền vững: Nhu cầu cấp bách từ thực tế (Bài 1)

Ổn định dân cư để phát triển bền vững: Nhu cầu cấp bách từ thực tế (Bài 1)

LTS: Sắp xếp, bố trí ổn định dân cư, hạn chế di cư tự phát được xác định là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài, đòi hỏi cả hệ thống chính trị đã vào cuộc để triển khai thực hiện. Đây cũng là một trong những nội dung và là giải pháp để thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (Chương trình MTQG 1719).
Tin nổi bật trang chủ
Già Rơ Lan Níp làm “dân vận khéo" để xây dựng quê hương

Già Rơ Lan Níp làm “dân vận khéo" để xây dựng quê hương

Bằng kinh nghiệm, sự ảnh hưởng của mình, già làng, Người có uy tín Rơ Lan Níp, làng Nhao 1, xã Ia Kênh, TP. Pleiku (Gia Lai) không chỉ tuyên truyền, vận động người dân chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, mà còn tích cực vận động người dân chung tay xây dựng thôn làng ngày càng sạch đẹp, văn minh, phát triển.
Sơn Dương (Tuyên Quang): Tiếp thêm động lực cho người dân thoát nghèo bền vững

Sơn Dương (Tuyên Quang): Tiếp thêm động lực cho người dân thoát nghèo bền vững

Kinh tế - Việt Hà - 5 giờ trước
Nhờ thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ về vốn phát triển sản xuất, làm nhà ở, giải quyết việc làm... mà công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang trong những năm gần đây đã đạt được những kết quả tích cực. Từ đó, góp phần cải thiện đời sống của hộ nghèo, hộ cận nghèo, kinh tế xã hội của huyện ngày càng phát triển.
Gia Lai với nỗ lực đánh thức tiềm năng, phát triển kinh tế vùng DTTS: Buôn làng khởi sắc (Bài 3)

Gia Lai với nỗ lực đánh thức tiềm năng, phát triển kinh tế vùng DTTS: Buôn làng khởi sắc (Bài 3)

Với những tiềm năng, lợi thế sẵn có và những quyết sách chỉ đạo đúng hướng, cùng với nguồn lực đang triển khai của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-20230 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã và đang tiếp tục đem lại những gam màu sáng cho cuộc sống của người dân vùng sâu, vùng xa của tỉnh.
Những quyết sách làm thay đổi vùng DTTS và miền núi ở Quảng Ninh: Ưu tiên nguồn lực để đồng bào DTTS thoát nghèo bền vững (Bài 3)

Những quyết sách làm thay đổi vùng DTTS và miền núi ở Quảng Ninh: Ưu tiên nguồn lực để đồng bào DTTS thoát nghèo bền vững (Bài 3)

Ngoài việc ban hành những chính sách đặc thù trong lĩnh vực giáo dục, chăm sóc sức khỏe Nhân dân, tỉnh Quảng Ninh cũng đã đưa ra những định hướng, chủ trương lớn trong lĩnh vực thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi, biên giới, hải đảo. Những quyết sách quan trọng này đã và đang phát huy hiệu quả, từng bước hoàn thành việc thực hiện mục tiêu xuyên suốt mà tỉnh Quảng Ninh đặt ra là, xóa bỏ rào cản chênh lệch vùng miền, khoảng cách giàu nghèo và hướng đến phát triển bền vững.
Ngăn chặn hoạt động tôn giáo - tín ngưỡng trái phép ở Điện Biên: Gặp những người đã rũ bỏ được

Ngăn chặn hoạt động tôn giáo - tín ngưỡng trái phép ở Điện Biên: Gặp những người đã rũ bỏ được "gánh nặng" (Bài 2)

Được sự giúp đỡ của cán bộ Đội vận động quần chúng Đồn Biên phòng Mường Mươn, nhóm phóng viên chúng tôi tới bản Co Đứa, xã Na Sang gặp gia đình anh Tráng A Sùng và anh Tráng A Tùng, đây là những gia đình cuối cùng trong bản chính thức ký cam kết từ bỏ không tin theo đạo “Bà cô Dợ”...
Ổn định dân cư để phát triển bền vững: Nhu cầu cấp bách từ thực tế (Bài 1)

Ổn định dân cư để phát triển bền vững: Nhu cầu cấp bách từ thực tế (Bài 1)

LTS: Sắp xếp, bố trí ổn định dân cư, hạn chế di cư tự phát được xác định là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài, đòi hỏi cả hệ thống chính trị đã vào cuộc để triển khai thực hiện. Đây cũng là một trong những nội dung và là giải pháp để thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (Chương trình MTQG 1719).
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 48): Xoá bỏ vấn nạn bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS – Còn nhiều gian nan!

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 48): Xoá bỏ vấn nạn bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS – Còn nhiều gian nan!

Thưa quý vị, bạo lực gia đình trong cả nước, đặc biệt là ở vùng đồng bào DTTS là câu chuyện chưa bao giờ cũ. Vấn nạn này đang đẩy một bộ phận phụ nữ DTTS ngày càng trở nên bị tách biệt, tụt hậu trong bối cảnh xã hội phát triển như hiện nay. Chương trình Vấn đề sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển hôm nay sẽ bàn về: Xóa bỏ vấn nạn bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS - -Còn nhiều gian nan!
Kiên quyết đấu tranh với các tà đạo đội lốt tôn giáo

Kiên quyết đấu tranh với các tà đạo đội lốt tôn giáo

Sự xuất hiện những tà đạo đội lốt tôn giáo được lập ra với mục đích xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, gây chia rẽ khối đại đoàn kết, làm xáo trộn đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở một bộ phận Nhân dân. Chính vì vậy, các tầng lớp Nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, cần nâng cao cảnh giác, cùng với lực lượng chức năng kiên quyết đấu tranh với các tà đạo đội lốt tôn giáo.
Gặp những Người có uy tín “miệng nói tay làm” ở Nhôn Mai

Gặp những Người có uy tín “miệng nói tay làm” ở Nhôn Mai

Công tác Dân tộc - An Yên - 19:23, 10/12/2023
Không chỉ nói điều hay, lẽ phải, thực hiện nghiêm túc chủ trương của Đảng và chấp hành pháp luật của nhà nước; những Người có uy tín ở xã Nhôn Mai, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An còn là “đầu tàu” phát triển kinh tế giỏi ở địa phương, trở thành tấm gương sáng cho bà con dân bản học theo, làm theo.
Người có uy tín tiêu biểu ở La Ngan

Người có uy tín tiêu biểu ở La Ngan

Người có uy tín với cộng đồng - Đào Thọ- Nguyệt Anh - 19:17, 10/12/2023
Rời quân ngũ, nhưng phẩm chất kiên trung, gương mẫu, tiên phong… của người lính Cụ Hồ vẫn vẹn nguyên trong ông; để rồi, dù ở cương vị nào, người Cựu chiến binh dân tộc Khơ Mú vẫn luôn trăn trở, đau đáu với cuộc sống thường ngày của bà con dân bản. Ông là Moong Biên Phòng, Người có uy tín trong cộng đồng người Khơ Mú ở bản La Ngan, xã Chiêu Lưu, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An.
Đắk Lắk: Phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, tiếp sức cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững

Đắk Lắk: Phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, tiếp sức cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững

Thời gian qua, tỉnh Đắk Lắk đã chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh các mô hình phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX) theo hướng liên kết sản xuất chuỗi giá trị. Qua đó tiếp sức cho người dân (đặc biệt là đồng bào DTTS) từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của địa phương.
Chuyển biến tích cực trong công tác xóa mù chữ ở Nghệ An

Chuyển biến tích cực trong công tác xóa mù chữ ở Nghệ An

Cùng với đói nghèo, lạc hậu thì tình trạng mù chữ và tái mù chữ ở Nghệ An vẫn đang là vấn đề cần đặc biệt quan tâm. Dẫu vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng bằng rất nhiều nỗ lực của cả hệ thống chính trị, công tác xóa mù chữ ở Nghệ An đã đạt được những kết quả khả quan.