Bạn đọc -
Minh Thứ -
10:09, 13/12/2019 Theo quy hoạch, trên địa bàn các huyện miền núi của tỉnh Nghệ An sẽ có nhiều khu công nghiệp, khu kinh tế (KCN, KKT) vừa và nhỏ. Theo đó, một số địa phương đã thu hồi đất sản xuất của người dân để xây dựng KCN, KKT. Điều đáng nói là, không ít diện tích bị thu hồi rồi bỏ hoang, gây lãng phí nguồn tài nguyên, còn người dân thì thiếu đất sản xuất…
Bạn đọc -
Thành Nhân -
10:11, 30/10/2019 Từ đầu năm đến nay, tình trạng phá rừng để lấy đất sản xuất, khai thác lâm sản trái phép diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Cuộc chiến bảo vệ rừng vẫn còn lắm gian nan.
Bạn đọc -
THÀNH NHÂN -
14:14, 08/10/2019 Dù không cử cán bộ đến tận nơi đo đạc, xác minh, nhưng năm 2017, UBND huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) đã ban hành Quyết định 767, thu hồi 79.079m2 đã cấp cho hộ ông Hồ Văn Núi (1971, dân tộc Cor, trú tại xã Trà Bùi, huyện Trà Bồng) để trồng rừng. Đây là bài học cần phải rút kinh nghiệm về việc nâng cao vai trò trách nhiệm của cán bộ và địa phương cần nghiêm khắc xử lý cán bộ sai phạm.
Dự án định canh định cư (ĐCĐC) tập trung Khe Trổ, xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị được lập từ năm 2008 và được xây dựng từ 2013-2015. Với mục đích đưa 50 hộ gia đình, với 179 nhân khẩu người Vân Kiều đến định cư tại khu vực này để giãn dân. Mặc dù các hộ dân chuyển đến ở đã lâu, nhưng đất sản xuất vẫn chưa được cấp khiến đời sống Nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Ngãi, trên địa bàn có hai dự án thủy điện thực hiện chính sách di dân, tái định cư (TĐC) với quy mô lớn, gồm Thủy điện Hà Nang (Trà Bồng) và Thủy điện Đăkđrinh ở huyện Sơn Tây. Do cán bộ thiếu kinh nghiệm và năng lực hạn chế ngay từ khâu lập kế hoạch xây dựng các dự án thủy điện mà hiện nay, tại các khu TĐC đang tồn tại nhiều vấn đề bất cập. Đặc biệt là cuộc sống của người dân bấp bênh do thiếu đất sản xuất.
Hàng chục năm qua, vì không có đất sản xuất, khoảng 167 hộ với 725 nhân khẩu, chủ yếu là người Mường, Thái ở các bản Khon, bản Xắng, bản Hằng, xã biên giới Yên Khương, huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) đang vô cùng khó khăn.
Trong khi rất nhiều hộ dân đang thiếu đất ở, đất sản xuất thì các công ty nông, lâm nghiệp lại quản lý quá nhiều đất nhưng sử dụng không hiệu quả. Chính vì vậy, rất cần có những giải pháp hữu hiệu trong quản lý, sử dụng đất đai có nguồn gốc nông, lâm trường trong thời gian tới.
Nhiều năm qua, tỉnh Lâm Đồng đã triển khai đồng loạt nhiều chính sách dân tộc như: Phát triển nguồn nhân lực vùng DTTS; Giải quyết đất sản xuất cho đồng bào... Những chính sách này đã thực sự trở thành đòn bẩy góp phần đổi thay cuộc sống của người dân nơi đây.
Kiên quyết thu hồi những diện tích đất do các nông, lâm trường quản lý, sử dụng kém hiệu quả; tăng cường công tác quản lý đất đai ở địa phương;… được xem là những giải pháp để giải bài toán thiếu đất sản xuất ở vùng DTTS và miền núi. Nhưng việc triển khai những giải pháp này như thế nào lại là một vấn đề cần phải xem xét.
Không giải quyết được đất sản xuất cho các hộ có nhu cầu, một phương án được các địa phương lựa chọn là hỗ trợ bà con chuyển đổi nghề. Tuy nhiên, việc chuyển đổi nghề chưa thực sự tạo nguồn thu nhập mới cho người dân.
Từ năm 2002 đến nay, nhiều quyết định triển khai chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho đồng bào DTTS nghèo đã được ban hành. Tuy vậy, sau nhiều năm, các địa phương vẫn mải miết đuổi theo mục tiêu bố trí đất sản xuất cho hộ đồng bào DTTS có nhu cầu.
Trong khi nhiều hộ đồng bào DTTS thiếu đất canh tác thì hàng nghìn ha đất rừng đã được chính quyền địa phương giao cho các doanh nghiệp để triển khai các dự án trồng rừng kinh tế. Tuy nhiên, có không ít dự án được “vẽ” ra chỉ để “ôm” đất, không triển khai hoặc triển khai không hiệu quả.
Từ năm 2014, Chính phủ đã chỉ đạo thu hồi một phần diện tích đất của các nông, lâm trường hoạt động không hiệu quả để giải quyết đất sản xuất cho người dân. Sau 4 năm triển khai, rất nhiều vướng mắc vẫn chưa được tháo gỡ.