Đồn Biên phòng Pa Thơm có nhiệm vụ quản lý 31km đường biên giới giáp Lào và quản lý địa bàn 2 xã biên giới Pa Thơm, Thanh Chăn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Thời gian qua, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Pa Thơm đã có nhiều hoạt động giúp dân phát triển kinh tế, góp phần nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc nơi đây.
Lai Châu là một trong những điểm nóng về tình hình buôn bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy. Chính vì vậy, những năm qua, chính quyền địa phương đã tích cực xây dựng mô hình “xã không ma túy”, góp phần bảo vệ bình yên các bản làng.
Huyện vùng cao Mường Chà, tỉnh Điện Biên từ lâu bị liệt vào danh sách địa bàn trọng điểm về ma túy và HIV/AIDS. Ở đây không khó để “điểm danh” những bản làng nghèo xác xơ, những gia đình tiều tụy và những con người quặt quẹo, thiếu sức sống vì “cơn bão” HIV quét qua.
Trong những ngày đầu Xuân năm mới, trên mảnh đất Pá Khoang, tỉnh Điện Biên diễn ra sự kiện giao lưu văn hóa, ẩm thực đặc sắc giữa đất nước Nhật Bản và văn hóa ẩm thực các dân tộc tỉnh Điện Biên (Việt Nam). Giữa không gian mênh mông sông nước thơ mộng, trên hòn đảo Mọn xinh đẹp lại càng trở lên rực rỡ hơn bởi sắc thắm của bạt ngàn hoa anh đào khoe sắc- loài hoa đặc trưng, biểu tượng của đất nước “mặt trời mọc”.
Nhiều tháng qua, cánh rừng tự nhiên thuộc khu vực bản Nà Pen, xã Nà Nhạn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên liên tiếp bị lâm tặc vác máy cưa vào chặt phá không thương tiếc. Điều đáng nói, hiện tượng này xảy ra ngang nhiên nhưng cơ quan chức năng lại chưa thực sự vào cuộc đúng mức…
Nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng, ngành Y tế tỉnh Điện Biên đã triển khai kế hoạch xử lý chất thải y tế nguy hại theo mô hình cụm và ứng dụng công nghệ xử lý bằng phương pháp tiệt trùng kết hợp cắt nghiền thay thế phương pháp lò đốt thủ công và chôn lấp thông thường.
Những năm qua, trên địa bàn tỉnh Điện Biên, tình hình tội phạm mua bán người luôn là vấn đề nhức nhối, phức tạp gây mất an ninh trật tự. Trước tình hình đó, các lực lượng chức năng của tỉnh đã quyết liệt triển khai nhiều biện pháp nghiệp vụ đấu tranh, đẩy lùi vấn nạn này.
“Tết các dân tộc” là hoạt động được Trường Phổ thông Dân tộc trú tỉnh Điện Biên tổ chức thường niên vào mỗi dịp đầu năm mới. Thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao, nấu ăn, cùng quây quần bên mâm cơm đoàn viên… đã giúp các em sống xa nhà được vui đón Tết dân tộc trong không khí ấm áp, tràn đầy yêu thương của tình thầy cô và bè bạn.
Nhiều năm qua, thầy và trò Trường Tiểu học Chiềng Sơ, xã Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên phải gồng mình giảng dạy và học tập trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn: không phòng làm việc, không nhà công vụ và thiếu những lớp học kiên cố, nhà ăn, ở bán trú, nhà vệ sinh…
Ngày 7/1, tại thành phố Điện Biên Phủ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên đã tổ chức Họp báo tuyên truyền Lễ hội hoa ban và Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên lần thứ VI năm 2019
Đến hết năm 2018, đã có gần 13 ngàn tỷ đồng từ hợp phần hỗ trợ sản xuất thuộc CT135 cung cấp cây, con giống cho đồng bào DTTS trên toàn tỉnh Điện Biên. Việc thực hiện đồng bộ, hợp lý nguồn vốn đã góp phần tạo sinh kế, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào DTTS ở Điện Biên.
Từ nguồn lực phân bổ của Chính phủ về hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Ðiện Biên giai đoạn 2016–2020, huyện Tủa Chùa đã thực hiện hiệu quả đầu tư các công trình giao thông, thủy lợi, y tế, điện sinh hoạt, nhà văn hóa, trường lớp học; hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng các hình thức tạo sinh kế cho người dân... Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo năm 2018 của huyện còn 53,4%, giảm 6,7% so với năm 2017.
Làng bánh đa phở nức tiếng của tỉnh Điện Biên đã tồn tại và phát triển hơn 30 năm nay tại thôn Hoàng Công Chất, xã Thanh An, huyện Điện Biên. Sản phẩm nơi đây được nhiều người biết đến và tin dùng bởi chất lượng và an toàn. Mỗi tháng bà con tập trung sản xuất cả nghìn tấn sản phẩm nhưng vẫn không đủ cung ứng cho thị trường nội tỉnh và nước bạn Lào, nhờ đó cuộc sống của các gia đình đều khấm khá, có của ăn của để.
Pí là loại nhạc cụ dân gian độc đáo không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc Thái tỉnh Điện Biên. Âm thanh giản dị, ngân nga của nó giúp nói lên tình cảm, tâm hồn con người, là biểu tượng văn hóa tinh thần độc đáo và thể hiện niềm lạc quan cùng những triết lý sống sâu sắc của con người.
Bắt đầu từ năm 2017, Trung tâm Khuyến nông quốc gia triển khai xây dựng mô hình nuôi cá tầm, cá lăng, cá diêu hồng trong lồng bè đảm bảo an toàn thực phẩm tại một số tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó có Điện Biên. Dự án nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức cho nông dân về nuôi trồng thủy sản, khai thác những tiềm năng lợi thế tại các ao, hồ chứa trong phát triển các loại cá có giá trị kinh tế cao. Dự án triển khai, mở ra triển vọng mới về mô hình nuôi cá lồng tại địa phương.
Tại Điện Biên, dân tộc Dao có hơn 6.000 người, sống tập trung chủ yếu ở các huyện Mường Nhé, Nậm Pồ, Tủa Chùa với các nhóm: Dao Ðỏ (Dao Cóc Ngáng, Dao sừng, Dao Dụ lạy, Dao Ðại bản), Dao Quần chẹt, Dao Khâu. Trong vòng đời người Dao có nhiều lễ và hội như: Thờ cúng tổ tiên, Lễ tạ ơn Bàn Vương, Lễ thêm đinh- thêm người, lễ đặt tên, lễ cưới, lễ cấp sắc (Tủ cải)… và một trong những nghi lễ mang bản sắc văn hóa đặc trưng là Lễ nhảy lửa.
Nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường từ các hoạt động chế biến dong riềng trên địa bàn, UBND tỉnh Điện Biên đã ban hành nhiều văn bản yêu cầu các địa phương triển khai việc ký cam kết đối với các chủ cơ sở thu mua, chế biến dong riềng, nghiêm túc thực hiện các quy định của Nhà nước về xử lý chất thải, nước thải, không gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, những cam kết đó vẫn chỉ nằm trên giấy (!).
Điện Biên là địa bàn miền núi khó khăn với 19 cộng đồng dân tộc cùng sinh sống. Những năm qua, để hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng bản làng văn hóa, nông thôn mới nơi vùng cao biên giới, có sự đóng góp rất lớn của đội ngũ Người có uy tín. Họ như “cây cao bóng cả” giữa đại ngàn, trở thành trung tâm đoàn kết các dân tộc, cùng nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc ở cơ sở.
Bước đầu triển khai thực hiện Ðề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2015- 2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã có những kết quả tích cực. Đặc biệt trong lĩnh vực ứng dụng khoa học, công nghệ, hỗ trợ sản xuất thì khái niệm “nông nghiệp công nghệ cao” đã được áp dụng tại một số mô hình cho tín hiệu khả quan.
Thời gian qua, từ nguồn vốn Chương trình 135 (CT135), các tỉnh Điện Biên và Hà Giang đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, từng bước làm thay đổi diện mạo và cải thiện đời sống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn. Báo Dân tộc và Phát triển đã ghi lại ý kiến từ những Người có uy tín của các địa phương về hiệu quả của Chương trình đối với đời sống của người dân.