Động Pa Thơm thuộc xã Pa Thơm, nằm ở phía Tây huyện Điện Biên, giáp với biên giới Việt-Lào. Nhân dân địa phương gọi động là “Thẩm Nang Lai” (hang nhiều nàng tiên Hoa).
Khi lên thăm TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, các du khách đều ghé vào thăm quan Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, nhưng ít ai biết đến tỉnh Điện Biên còn có một bảo tàng trưng bày các hiện vật văn hóa của cộng đồng 19 dân tộc anh em trên địa bàn tỉnh. Ngay cả những tài xế lái xe taxi sống tại TP. Điện Biên Phủ cũng chỉ biết thành phố của mình có một bảo tàng hoành tráng về lịch sử cách mạng nằm giữa trung tâm thành phố, hỏi địa chỉ Bảo tàng văn hóa của tỉnh hầu như không ai biết.
Với có niềm đam mê, tài năng cộng với tinh thần khổ luyện, các em đã đạt nhiều thành tích thi đấu xuất sắc, để lại ấn tượng trong lòng người hâm mộ, vinh danh nền thể thao tỉnh Điện Biên. Báo Dân tộc và Phát triển giới thiệu tới bạn đọc một số gương mặt trẻ tiêu biểu của thể thao Điện Biên trong năm qua.
Được suy tôn là Người có uy tín trong cộng đồng người Thái bản Mển, xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, nhiều năm nay, ông Lường Văn Là (sinh năm 1953) luôn phát huy vai trò “đầu tàu”, gương mẫu trong mọi công việc từ trong gia đình, dòng họ ra đến cộng đồng.
Dân tộc Thái ở Điện Biên có nhiều phong tục truyền thống rất đặc sắc, trong đó, phong tục cưới truyền thống với các nghi lễ độc đáo.
Từ lâu, hoa ban được xem là biểu trưng cho cả vùng đất Tây Bắc và tỉnh Điện Biên được coi là xứ sở của hoa ban. Vì thế, Lễ hội hoa ban là một trong những Lễ hội lớn được tỉnh Điện Biên tổ chức thường niên từ năm 2014 đến nay. Qua 4 kỳ tổ chức, Lễ hội hoa ban đã thực sự trở thành “Thương hiệu du lịch” của tỉnh Điện Biên.
Cùng ngắm những hình ảnh độc đáo sau đây tại cuộc thi trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc tỉnh Điện Biên.
Biết chúng tôi có chuyến công tác lên Mường Nhé (Điện Biên) anh bạn của tôi đang công tác ở Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên Phòng nhắn nhủ: Lên Mường Nhé nhớ đến thăm ông Pờ Dần Xinh, nguyên Chủ tịch, Bí thư xã Sín Thầu, nay là Bí thư Chi bộ bản Tả Kố Khừ, người được bà con rất tin yêu, nể trọng…
Với mục đích khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, nhằm khai thác, phát huy tối đa tiềm năng và thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, hiện nay tỉnh Điện Biên đang tập trung triển khai đẩy mạnh mô hình cánh đồng lớn tại tất cả các địa phương.
Sau 7 năm thực hiện, Dự án Ngân hàng bò đã trao gần 700 con bò giống- những "cơ nghiệp" quý giá cho hộ nghèo của 8 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Từ những "cơ nghiệp" ấy cũng có không ít hộ nghèo đã có cuộc sống ấm no hơn...
i đã từng đến với thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên hẳn sẽ không thể quên mùi vị đặc trưng từ món bánh xén (khẩu xén) cổ truyền của dân tộc Thái, nhất là mỗi dịp Tết đến Xuân về. Thật tự hào hơn, khi chiếc bánh xén đã không chỉ bó buộc trong mỗi gian bếp từng hộ gia đình mà vươn ra đến chợ, bán cho khách du lịch. Đồng bào nơi đây còn đang ấp ủ ước mơ đưa chiếc bánh xén ra các tỉnh, thành khác thậm chí “vượt biên” ra nước ngoài.
Trồng rừng kinh tế đang được coi là mô hình chủ lực để huyện Mường Nhé (Điện Biên) tạo sinh kế cho người dân, giảm thiểu tình trạng phá rừng làm nương đang diễn ra hiện nay.
Những năm gần đây, phát triển du lịch cộng đồng gắn với phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ môi trường và bảo tồn nền văn hóa các dân tộc đã được tỉnh Điện Biên xác định là chiến lược của ngành Du lịch bền vững.
Hiện nay, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn tỉnh Điện Biên vẫn còn ở mức cao, công tác tuyên truyền, ngăn chặn vấn nạn này còn nhiều bất cập. Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Chu Thùy Liên, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Điện Biên về một một số giải pháp phòng, chống nạn tảo hôn trên địa bàn tỉnh trong năm 2018 và những năm tiếp theo.
Toàn tỉnh Điện Biên có khoảng 53 nghìn hộ nghèo, chiếm 45% tổng số hộ trên toàn tỉnh. Trong đó, hơn 19 nghìn hộ nghèo cần được giúp đỡ về nhà ở. Trong những năm qua, Điện Biên đã huy động mọi nguồn lực tham gia công tác xoá đói, giảm nghèo bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan.
Những ngày gần đây, trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã xảy ra rét đậm, rét hại trên diện rộng với nền nhiệt xuống rất thấp. Đặc biệt tại một số vùng núi cao như Pha Đin, có thời điểm nhiệt độ đã xuống ở mức 1 độ C.
Rét đậm, rét hại kéo dài nhiều ngày đang khiến đời sống người dân tỉnh Điện Biên, nhất là người dân ở các khu vực vùng núi cao gặp nhiều khó khăn
Hết năm 2017, 100% các xã của huyện Mường Nhé (Điện Biên) có điện, 120 thôn trong tổng số 130 thôn bản được dùng điện lưới quốc gia. Trong đó, có 7.025 hộ trong tổng số 8.006 hộ có điện, đạt tỷ lệ 88%.
Từ khi đập thủy điện Sơn La đi vào hoạt động đã tạo cho thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên gần 130ha diện tích lòng hồ, mở ra tiềm năng lớn để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, cụ thể là nuôi cá lồng. Tuy nhiên cho đến nay, địa phương vẫn đang trăn trở tìm hướng đi cho mô hình này.
Là huyện mới chia tách còn nhiều khó khăn của tỉnh Điện Biên, những năm qua, huyện Mường Nhé đã thực hiện có hiệu quả các chương trình hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, góp phần từng bước phát triển đời sống của đồng bào các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.