Hơn 60 năm từ khi những bước chân của người Hà Nhì đến đây lập dân, định bản và phát triển, mảnh đất nơi dặm dài hiểm yếu biên cương cực Tây Tổ quốc Mường Nhé (Điện Biên) đang từng ngày khởi sắc, đổi thay.
Nằm cheo leo trên đỉnh Pú Vang, cụm Pú Vang-Huổi Meo, thuộc bản Huổi Meo, xã Mường Mươn, huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên) hiện lên xơ xác, khô cằn, thiếu sức sống của màu xanh cây cỏ, hoa màu.
Sau 17 năm khai phá đồi hoang, những giọt mồ hôi, công sức của lão nông Lò Văn Miên, bản Na Ten, xã Hua Thanh, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đã được đền đáp bằng những trái ngọt. Hơn 10ha cam, bưởi, ao cá đã đem lại cho ông hàng tỷ đồng mỗi năm. Thương hiệu cam, bưởi ông Miên được người tiêu dùng tại Điện Biên ưa chuộng.
Trong những năm gần đây, trong các cuộc tiếp khách của một số đội văn nghệ tại các bản văn hóa Thái ở Điện Biên có kiểu uống rượu được gắn cho cái tên rất hài hước, đó là uống rượu kiểu khát vọng: khát vọng 1; khát vọng 2; khát vọng 3...., hay uống rượu theo kiểu Thái Tây Bắc... Liệu có phải đây là nét văn hóa uống rượu của người dân tộc Thái thời ông cha ta truyền lại cho thế hệ con cháu mình hay không?
Tôi có cô con gái út và một cháu nội đang công tác và đã lập gia đình tại Thủ đô Hà Nội.
Ông Nguyễn Công Nuôi là một cán bộ nghỉ hưu được bà con trong Tổ dân phố 1, thị trấn Mường Ảng, huyện Mường Ảng( Điện Biên) tín nhiệm, bầu Người có uy tín suốt 10 năm qua. Bằng tâm huyết, trách nhiệm của mình, ông đã có những đóng góp lớn trong việc tuyên truyền người dân bài trừ các tệ nạn xã hội, hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hóa mới ở khu dân cư...
Khi đến Điện Biên, khách du lịch đều mong muốn được tìm hiểu, trải nghiệm những nét đặc trưng văn hóa cùng các món đặc sản ẩm thực vùng cao Tây Bắc. Nắm bắt được nhu cầu đó, từ năm 2003, tỉnh Điện Biên đã triển khai Đề án tổ chức xây dựng bản văn hóa du lịch cộng đồng tại 9 bản gồm: Che Căn, Phiêng Lơi, Him Lam II, Noong Bua, Co Mỵ, bản Ten, U Va, Pe Luông, Bản Mển. Sau 15 năm triển khai Đề án, nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể đã được bà con khai thác, phát huy hiệu quả.
Là giáo viên dạy Văn của Trường THCS Thanh Xương (xã Thanh Xương, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên), cô giáo Lò Thị Kim có niềm đam mê, tâm huyết sâu nặng với di sản văn hóa Thái của cha ông...
Ngày 9/8/2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Ðề án 1573/QÐ-TTg về xây dựng nông thôn mới (NTM) vùng đồng bào DTTS, khu vực biên giới tỉnh Ðiện Biên, giai đoạn 2016-2020. Ðề án được triển khai trên địa bàn 29 xã biên giới thuộc 4 huyện: Ðiện Biên, Mường Chà, Nậm Pồ và Mường Nhé. Sau hơn 1 năm thực hiện, việc xây dựng Chương trình NTM tại các xã biên giới vẫn được ví như người leo núi vác trên vai tảng đá nặng.
Trên cung đèo Pha Đin hơn 30km thuộc địa phận các huyện Thuận Châu (Sơn La), Tuần Giáo (Điện Biên), nhiều năm qua, bằng việc mạnh dạn đầu tư, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đồng bào Mông nơi đây đã tìm được những mô hình chăn nuôi, trồng trọt cho hiệu quả kinh tế cao, khai thác được tiềm năng, lợi thế từng bước nâng cao đời sống phát triển bản làng.
Trước tình hình tội phạm vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh có nhiều diễn biến phức tạp, lực lượng chức năng Công an tỉnh Điện Biên đã chủ động xây dựng kế hoạch hành động, nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh, phòng chống loại tội phạm này.
Động Pa Thơm thuộc xã Pa Thơm, nằm ở phía Tây huyện Điện Biên, giáp với biên giới Việt-Lào. Nhân dân địa phương gọi động là “Thẩm Nang Lai” (hang nhiều nàng tiên Hoa).
Khi lên thăm TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, các du khách đều ghé vào thăm quan Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, nhưng ít ai biết đến tỉnh Điện Biên còn có một bảo tàng trưng bày các hiện vật văn hóa của cộng đồng 19 dân tộc anh em trên địa bàn tỉnh. Ngay cả những tài xế lái xe taxi sống tại TP. Điện Biên Phủ cũng chỉ biết thành phố của mình có một bảo tàng hoành tráng về lịch sử cách mạng nằm giữa trung tâm thành phố, hỏi địa chỉ Bảo tàng văn hóa của tỉnh hầu như không ai biết.
Với có niềm đam mê, tài năng cộng với tinh thần khổ luyện, các em đã đạt nhiều thành tích thi đấu xuất sắc, để lại ấn tượng trong lòng người hâm mộ, vinh danh nền thể thao tỉnh Điện Biên. Báo Dân tộc và Phát triển giới thiệu tới bạn đọc một số gương mặt trẻ tiêu biểu của thể thao Điện Biên trong năm qua.
Được suy tôn là Người có uy tín trong cộng đồng người Thái bản Mển, xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, nhiều năm nay, ông Lường Văn Là (sinh năm 1953) luôn phát huy vai trò “đầu tàu”, gương mẫu trong mọi công việc từ trong gia đình, dòng họ ra đến cộng đồng.
Dân tộc Thái ở Điện Biên có nhiều phong tục truyền thống rất đặc sắc, trong đó, phong tục cưới truyền thống với các nghi lễ độc đáo.
Từ lâu, hoa ban được xem là biểu trưng cho cả vùng đất Tây Bắc và tỉnh Điện Biên được coi là xứ sở của hoa ban. Vì thế, Lễ hội hoa ban là một trong những Lễ hội lớn được tỉnh Điện Biên tổ chức thường niên từ năm 2014 đến nay. Qua 4 kỳ tổ chức, Lễ hội hoa ban đã thực sự trở thành “Thương hiệu du lịch” của tỉnh Điện Biên.
Cùng ngắm những hình ảnh độc đáo sau đây tại cuộc thi trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc tỉnh Điện Biên.
Biết chúng tôi có chuyến công tác lên Mường Nhé (Điện Biên) anh bạn của tôi đang công tác ở Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên Phòng nhắn nhủ: Lên Mường Nhé nhớ đến thăm ông Pờ Dần Xinh, nguyên Chủ tịch, Bí thư xã Sín Thầu, nay là Bí thư Chi bộ bản Tả Kố Khừ, người được bà con rất tin yêu, nể trọng…
Với mục đích khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, nhằm khai thác, phát huy tối đa tiềm năng và thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, hiện nay tỉnh Điện Biên đang tập trung triển khai đẩy mạnh mô hình cánh đồng lớn tại tất cả các địa phương.