Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhân rộng mô hình thôn, bản nông thôn mới: Bắt đầu từ việc điều chỉnh tiêu chí

PV - 14:22, 12/09/2018

Trong bối cảnh nguồn lực đầu tư còn hạn chế, xuất phát điểm của các xã vùng sâu, vùng xa quá thấp thì việc chuyển hướng đầu tư cho các thôn, bản, ấp đạt các tiêu chí cơ bản của nông thôn mới (NTM) được xem là giải pháp khả thi. Từ những mô hình thí điểm hiệu quả, để nhân rộng thì việc xây dựng những tiêu chí phù hợp là rất cần thiết.

“Xây hạt nhân” cho xã khó

Tam Lư là xã biên giới ĐBKK của huyện 30a Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Toàn xã có 657 hộ/3.074 nhân khẩu (98% dân số là dân tộc Thái, còn lại là người Mường); kinh tế phụ thuộc vào nông, lâm nghiệp.

Theo ông Vi Văn Piên, Chủ tịch UBND xã Tam Lư, năm 2011, khi bắt tay vào thực hiện Chương trình xây dựng NTM, kết cấu hạ tầng kinh tế của xã rất thiếu và yếu; việc huy động nguồn lực trong nhân dân gần như không thể bởi thu nhập bình quân của xã chỉ đạt khoảng 9 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo của xã (chuẩn nghèo đơn chiều) lên tới 45,77% dân số;…

Đời sống khó khăn nên sự đóng góp của nhân dân trong xây dựng NTM ở các xã miền núi chủ yếu được tính bằng ngày công. (Trong ảnh: Người dân xã Chà Nưa, huyện Nậm Pồ, Điện Biên chung tay xây dựng NTM). Ảnh tư liệu Đời sống khó khăn nên sự đóng góp của nhân dân trong xây dựng NTM ở các xã miền núi chủ yếu được tính bằng ngày công. (Trong ảnh: Người dân xã Chà Nưa, huyện Nậm Pồ, Điện Biên chung tay xây dựng NTM). Ảnh tư liệu

Nhưng sau gần 8 năm, Tam Lư đã đạt 15/19 tiêu chí xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020, 4 tiêu chí còn lại đã hoàn thành cơ bản; toàn xã chỉ còn 10,8% hộ nghèo (chuẩn nghèo đa chiều), thu nhập bình quân đạt 19 triệu đồng/người/năm. Tam Lư đang phấn đấu trở thành xã đầu tiên của huyện Quan Sơn “cán đích” NTM vào cuối năm 2018.

Rõ ràng đây là một kỳ tích bởi bên cạnh xuất phát điểm thấp thì nguồn lực hỗ trợ để Tam Lư xây dựng NTM không phải là nhiều. Theo số liệu của UBND xã, thời gian qua, tổng nguồn lực huy động được để xã xây dựng NTM là gần 60 tỷ đồng; trong đó vốn Chương trình NTM hơn 15 tỷ đồng; vốn Chương trình 135 là gần 5 tỷ đồng; vốn hỗ trợ phát triển sản xuất khoảng 2 tỷ đồng; nhân dân đóng góp gần 10 tỷ đồng (tính bằng ngày công, hiến đất và hoa màu, vật kiến trúc trên đất); còn lại là nguồn vốn khác.

Vị chi, từ năm 2011 đến nay, bình quân mỗi năm Tam Lư chỉ huy động được khoảng 7 tỷ đồng/năm để xây dựng NTM. Trong khi đó, việc xây dựng NTM ở địa bàn biên giới, nhất là xây dựng kết cấu hạ tầng (giao thông, thủy lợi, điện, đường, trường, trạm,…) thường “ngốn” kinh phí hơn rất nhiều so với những địa bàn khác.

Vì sao xã biên giới Tam Lư lại đạt được kỳ tích như vậy?

Câu hỏi này đã được làm rõ tại Hội nghị toàn quốc xây dựng NTM tại các thôn, bản khó khăn gắn với giảm nghèo bền vững được tổ chức ngày 27/7/2018. Tại Hội nghị này, Phó Chánh Văn phòng điều phối NTM tỉnh Thanh Hoá, ông Trần Đức Năng chia sẻ, với những địa bàn biên giới ĐBKK như xã Tam Lư, nếu không có cách làm phù hợp thì việc xây dựng NTM còn khó hơn leo núi mùa mưa.

Cách làm của Thanh Hóa là triển khai mô hình thôn/bản NTM ở các huyện miền núi. Bản Hậu của xã Tam Lư là 1/3 bản đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa thí điểm mô hình này để tập trung nguồn lực đầu tư, gánh vác vai trò làm “hạt nhân”. Sau khi bản Hậu đạt chuẩn NTM (năm 2015), mô hình được triển khai sang các bản khác. Đến nay, 4/6 bản của xã Tam Lư đã đạt chuẩn NTM, là nền tảng để Tam Lư “cán đích” NTM cuối năm 2018.

Cần một “bộ khung” tiêu chí

Thanh Hóa là tỉnh đầu tiên trên cả nước triển khai mô hình thôn/bản NTM ở các huyện miền núi. Từ tháng 5/2013, tỉnh triển khai thí điểm ở bản Tôm-xã Ban Công (Bá Thước), bản Poọng-xã Phú Nghiêm (Quan Hóa), bản Hậu-xã Tam Lư (Quan Sơn). Từ những “hạt nhân” này, phong trào xây dựng NTM của tỉnh Thanh Hóa đã tạo ra khí thế thi đua sôi nổi giữa các gia đình, dòng họ, giữa các thôn, bản.

Đến nay, toàn tỉnh đã có 1 huyện, 244 xã (42,6%) đạt chuẩn nông thôn mới. Riêng khu vực miền núi của tỉnh đã có 38 xã và 392 thôn, bản (trên tổng số 2.208 thôn, bản) đạt chuẩn. Theo đó, Thanh Hóa đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, có 20% tương ứng với 450 thôn, bản miền núi, trên 60% số xã và 5 huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

Sau Thanh Hóa, một số tỉnh có nhiều xã miền núi ĐBKK cũng đã thí điểm và nhân rộng mô hình thôn, bản NTM. Tỉnh Nghệ An bắt đầu thực hiện từ năm 2016, đến nay đã có 25 thôn/bản đạt chuẩn nông thôn mới. Theo kế hoạch, đến năm 2020, tỉnh Nghệ An sẽ có 50 thôn, bản đạt chuẩn NTM.

Cùng với Thanh Hóa, Nghệ An, ở các tỉnh khác như Hà Giang, Lào Cai, Thái Nguyên,… mô hình thôn bản NTM đang phát huy vai trò “hạt nhân”. Việc triển khai mô hình thôn/bản NTM ở các huyện miền núi là hết sức cần thiết trong bối cảnh nguồn lực đầu tư còn hạn chế; trong khi còn rất nhiều địa bàn ĐBKK, số tiêu chí xây dựng nông thôn mới đạt thấp.

Tính đến tháng 7/2018, cả nước vẫn còn 1.922 xã đạt dưới 10 tiêu chí, trong đó có 103 xã đạt dưới 5 tiêu chí nông thôn mới. Theo tính toán, nếu để 103 xã đạt chuẩn nông thôn mới thì cần phải đầu tư tới hơn 20.000 tỷ đồng (trung bình đầu tư 200 tỷ đồng/xã)-con số mà ngân sách và sự ủng hộ của xã hội không thể đáp ứng nổi trong ngắn hạn.

Theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo Trung ương về xây dựng NTM, giai đoạn 2018-2020, mô hình xây dựng thôn/bản NTM ở các huyện miền núi sẽ được triển khai trên phạm vi toàn quốc. Điều cần thiết lúc này là cần có một “bộ khung” về tiêu chí xây dựng thôn bản NTM ở các huyện. Hiện bộ tiêu chí thôn/bản NTM không thống nhất, được các địa phương ban hành dựa trên 19 tiêu chí xây dựng NTM cấp xã giai đoạn 2016-2020. Trong khi đó, nhiều tiêu chí NTM hiện không phù hợp với các địa bàn miền núi, vùng ĐBKK.

Lấy ví dụ như chỉ tiêu 15.3 về “Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi” (Tiêu chí y tế); để đạt chuẩn thì tỷ lệ này phải dưới 26,7%. Đa số các xã vùng cao, biên giới, điều kiện sống khó khăn nên tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, thấp còi chiếm tỷ lệ cao. Để đạt được chỉ tiêu này cần phải có thêm thời gian và kinh phí bởi thay đổi về chiều cao, cân nặng của trẻ dưới 5 tuổi không phải chuyện một sớm một chiều.

SỸ HÀO

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) hoàn thành 79 căn nhà theo Chương trình MTQG 1719

Thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) hoàn thành 79 căn nhà theo Chương trình MTQG 1719

Năm 2024 là năm đánh dấu mốc quan trọng trong hành trình xóa nhà dột nát, nhà tạm tại thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2023 - 2025, khi thị xã đã nỗ lực quyết tâm và đã hoàn thành 100% kế hoạch của cả giai đoạn. Qua đó, giúp người nghèo, người yếu thế có thêm điểm tựa vươn lên trong cuộc sống.
Tin nổi bật trang chủ
Lễ đón trọng thể Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm chính thức Campuchia

Lễ đón trọng thể Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm chính thức Campuchia

Thời sự - PV - 17:35, 21/11/2024
Chiều nay, 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia, Thủ đô Phnompenh, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Khuon Sudary đã chủ trì Lễ đón trọng thể Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lần đầu tiên thăm chính thức Vương quốc Campuchia.
Việt Nam, Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Việt Nam, Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Thời sự - PV - 16:25, 21/11/2024
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết, chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia lần này có ý nghĩa quan trọng khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực an ninh, quốc phòng, hợp tác biển và một số lĩnh vực hợp tác về điện, kinh tế số…
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Công tác Dân tộc - An Yên - 14:57, 21/11/2024
Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.
Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp

Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp

Kinh tế - Minh Thu - 14:51, 21/11/2024
Chủ động nâng cao nhận thức, tư duy trong sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, từ đó nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường. Đây là việc làm quan trọng mà ngành Nông nghiệp tỉnh Sơn La đang hướng tới, nhằm phát triển nền nông nghiệp cạnh tranh, tiến tới xây dựng Sơn La trở thành tỉnh phát triển xanh, nhanh và bền vững.
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim chủ trì Lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm

Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim chủ trì Lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm

Thời sự - PV - 14:30, 21/11/2024
Trưa 21/11, tại Phủ Thủ tướng ở Thủ đô hành chính Putrajaya, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân chủ trì Lễ đón trọng thể Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân thăm chính thức Malaysia từ ngày 21-23/11.
Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Tại vùng đất miền đá xám Mèo Vạc - Hà Giang, nơi có những dãy núi trùng điệp và những bản làng xa xôi, có một thầy giáo mầm non mà tên tuổi đã trở nên quen thuộc không chỉ với các em học sinh mà còn với đồng bào nơi đây. Đó là thầy giáo Hoàng Đại Nghĩa, người đã giành hơn 14 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, giúp các em mở rộng cánh cửa tri thức, vươn lên từ những khó khăn của cuộc sống.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Campuchia

Thời sự - PV - 13:20, 21/11/2024
Nhận lời mời của Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia Samdech Techo Hun Sen, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary và Chủ tịch Ủy ban Thường trực Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á Chung Eui-yong, ngày 21/11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam rời Hà Nội, lên đường thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì bao dung và hòa bình (IPTP) từ ngày 21-24/11/2024.
Tương Dương (Nghệ An): Người bảo tồn và

Tương Dương (Nghệ An): Người bảo tồn và "thắp lửa" đam mê âm nhạc truyền thống dân tộc Thái ở xã vùng sâu

Phóng sự - Phạm Tiến- Đình Tuân - 13:01, 21/11/2024
Ở tuổi 60, nhưng ngay từ thuở 15, 16, ông Kha Văn Hưng đã say mê với nhạc cụ truyền thống dân tộc Thái của mình. Bao năm qua, ông dành biết bao tâm sức học hỏi để sử dụng, chế tác được nhiều loại nhạc cụ truyền thống của đồng bào. Điều ông Hưng trăn trở, mong mỏi nhất là thế hệ trẻ trong bản tiếp nối truyền thống cha ông để giữ gìn bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Malaysia

Thời sự - PV - 12:25, 21/11/2024
Vào 11h ngày 21/11 (giờ địa phương), tức 10h (giờ Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến Sân bay quốc tế Kuala Lumpur (Thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia) bắt đầu chuyến thăm chính thức Malaysia từ ngày 21-23/11, theo lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân.
Thành phố Hưng Yên thu ngân sách 9 tháng đầu năm 2024 đạt 2.083,756 tỷ đồng

Thành phố Hưng Yên thu ngân sách 9 tháng đầu năm 2024 đạt 2.083,756 tỷ đồng

Kinh tế - Xuân Hải - 10:59, 21/11/2024
Thời gian qua, bằng việc tập trung khai thác các tiềm năng, lợi thế có sẵn, tận dụng những ưu thế mới, thành phố Hưng Yên (tỉnh Hưng Yên) chuyển mình mạnh mẽ và đang trở thành một thành phố năng động, hiện đại với kinh tế tăng trưởng tốt, diện mạo đô thị, nông thôn khởi sắc.
Xuất khẩu tăng trưởng mạnh những tháng cuối năm

Xuất khẩu tăng trưởng mạnh những tháng cuối năm

Kinh tế - Minh Thu - 10:51, 21/11/2024
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2024, đến thời điểm này, nhiều doanh nghiệp (DN) đang tăng tốc sản xuất nhằm kịp thời gian giao hàng cho các đối tác trong dịp cuối năm. Mặt khác, các tập đoàn phân phối toàn cầu cũng gia tăng sự hiện diện tại Việt Nam để tìm kiếm đối tác cung ứng cho năm 2025.