Bản Kho Mường, xã Thành Sơn, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa là một trong những điểm đến đầy tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng. Sau khi có quyết định phê duyệt dự án "Xây dựng mô hình điểm du lịch cộng đồng bản Kho Mường", chính quyền và người dân địa phương đang nỗ lực biến Kho Mường thành một sản phẩm du lịch có thương hiệu, giá trị và sức cạnh tranh cao, đồng thời trở thành một sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương.
Pá Sập thuộc xã Nậm Pì, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu là bản có đông đồng bào Mảng sinh sống. Pá Sập từng là bản khó khăn, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Lai Châu thông qua các chương trình, dự án, chính sách dân tộc, cuộc sống của đồng bào Mảng cũng như diện mạo cơ sở hạ tầng của bản đang dần đổi thay.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án hỗ trợ thôn, bản, ấp của các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2018 - 2020 (Đề án).
Trong bối cảnh nguồn lực đầu tư còn hạn chế, xuất phát điểm của các xã vùng sâu, vùng xa quá thấp thì việc chuyển hướng đầu tư cho các thôn, bản, ấp đạt các tiêu chí cơ bản của nông thôn mới (NTM) được xem là giải pháp khả thi. Từ những mô hình thí điểm hiệu quả, để nhân rộng thì việc xây dựng những tiêu chí phù hợp là rất cần thiết.
Thanh Hóa có gần 6.000 thôn, tổ dân phố, hơn 35 nghìn người là cán bộ, nhân viên thôn, tổ dân phố hoạt động không chuyên trách. Bộ máy cồng kềnh đã khiến tăng chi từ ngân sách, tồn tại cơ chế dân nuôi. Thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương, tỉnh Thanh Hóa chủ động, tích cực sáp nhập thôn, tổ dân phố nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở.