Kinh tế -
Thùy Dung -
09:36, 17/02/2021 Nhắc đến địa danh Hà Mòn, nhiều người không quên về vùng đất một thời bị tà đạo hoành hành. Đó là chuyện của hơn thập kỷ trước. Hà Mòn hôm nay đang tự hào với thành tích, là địa phương đầu tiên của khu vực Tây Nguyên về đích nông thôn mới (NTM) và hiện nay 9/10 tiêu chí đã đạt tiêu chí NTM nâng cao.
Phóng sự -
Hà Minh Hưng - Thanh Hương -
15:30, 30/07/2021 Trước đây, nhắc đến cái tên Nậm Bó (xã Lùng Thàng, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu), người ta lại mường tượng ra cảnh đói nghèo, tệ nạn, hủ tục… Nậm Bó ngày ấy là mối quan tâm, nỗi lo của các cấp chính quyền. Hôm nay trở lại Nậm Bó, chúng tôi ngỡ ngàng trước sự đổi thay trong diện mạo của bản làng Nông thôn mới (NTM).
Làng nghề hầm than ở xã Xuân Hòa, huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng được hình thành và phát triển hơn 50 năm và đã được UBND tỉnh công nhận là làng nghề truyền thống vào năm 2008. Tuy nhiên, thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM), tiêu chí số 17 về môi trường đối với làng nghề hầm than khó có thể đạt được.
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM), ở nhiều địa phương trên địa bàn cả nước thường gặp khó về tiêu chí giảm nghèo. Tuy nhiên, ở các xã vùng ven biển, bãi ngang, trong đó điển hình là tỉnh Cà Mau, tiêu chí môi trường (tiêu chí số 17) đang cản bước nhiều xã về đích NTM…
Mảnh đất Phú Điền, huyện Tân Phú (Đồng Nai) từng là một làng quê nghèo khó. Ngày đó, bao bọc xã là những cánh đồng đầy lau sậy và đầm lầy. Điện, đường, trường, trạm… còn là những ước mơ của người dân nơi đây. Nhưng đó là câu chuyện xưa cũ.
Trong bối cảnh nguồn lực đầu tư còn hạn chế, xuất phát điểm của các xã vùng sâu, vùng xa quá thấp thì việc chuyển hướng đầu tư cho các thôn, bản, ấp đạt các tiêu chí cơ bản của nông thôn mới (NTM) được xem là giải pháp khả thi. Từ những mô hình thí điểm hiệu quả, để nhân rộng thì việc xây dựng những tiêu chí phù hợp là rất cần thiết.
Sáng ngày 6/12, tại thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu, Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia gia đoạn 2016-2020 đã tổ chức Hội thảo toàn quốc về phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM). Ủy viên Bộ chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia Vương Đình Huệ chủ trì Hội thảo. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị hạnh tham dự Hội thảo.
“Phong trào nào, cuộc vận động nào cũng phải dựa trên những luận cứ khoa học và Chương trình xây dựng nông thôn mới đã có được nền tảng này, được ứng dụng trong thực tiễn và hỗ trợ hiệu quả cho xây dựng nông thôn mới”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá.
Nhiều năm qua, ở thôn Văn Lâm 2, xã Phước Nam (Thuận Nam, Ninh Thuận), ông Não Văn Sáu là một tấm gương điển hình người cao tuổi dân tộc Chăm tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới.
Được sự quan tâm của huyện và trước yêu cầu đặt ra trong việc xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Sa Nghĩa, huyện Sa Thầy, (Kon Tum) huy động các nguồn lực và sức dân tạo ra động lực thúc đẩy quá trình xây dựng NTM. Với quyết tâm cao nhất, xã Sa Nghĩa đang phấn đấu về đích NTM vào cuối năm nay.
U Minh (Cà Mau) là huyện có 4/6 xã, 38 ấp thuộc bãi ngang, ven biển và các ấp đặc biệt khó khăn. Những năm qua, nhờ thụ hưởng các nguồn vốn Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, Chương trình 30a, Chương trình 135, vốn vay Ngân hàng chính sách xã hội… đã giúp nhiều hộ nghèo giảm bớt khó khăn, diện mạo vùng ven biển dần khởi sắc.
Sáng ngày 6/8 tại tỉnh Vĩnh Phúc, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia đã chủ trì Hội nghị toàn quốc tổng kết Chương trình Khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 và việc thực hiện nhiệm vụ trong giai đoạn 2016- 2020.
Nhằm kiểm tra, nắm bắt tình hình thực hiện Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP); kiểm tra việc thực hiện Đề án 1385, từ ngày 2/4-4/4/2019, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới (NTM) Trung ương (Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020) do ông Ngô Tất Thắng, Phó Chánh Văn phòng làm Trưởng đoàn đã làm việc tại tỉnh Hà Giang - một trong những tỉnh được Trung ương chọn để triển khai điểm Chương trình OCOP. Tham gia Đoàn công tác có đại điện Ủy ban Dân tộc; cán bộ Văn phòng Điều phối NTM Trung ương; một số cơ quan báo chí Trung ương, Hà Nội.
Trong những ngày này, không khí Xuân đã ngập tràn mọi thôn, xóm, mọi ngả đường, từng ngôi nhà đã được “thay màu áo mới”. Người dân của 2 xã An Thạnh Tây, huyện Cù Lao Dung và An Hiệp, huyện Châu Thành (Sóc Trăng) hăng hái lao động sản xuất rau, quả phục vụ thị trường ngày Tết. Những dòng xe tấp nập vận chuyển hàng hóa ngược xuôi tạo nên không khí rộn ràng. Niềm vui như được nhân đôi bởi hôm nay, các xã khó khăn như An Thạnh Tây, An Hiệp đã vươn lên đạt chuẩn nông thôn mới.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp thu ý kiến và phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan khẩn trương hoàn thiện Dự thảo Đề án hỗ trợ thôn, bản thuộc các xã khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia nhấn mạnh điều này khi chủ trì Hội nghị toàn quốc triển khai Chương trình OCOP giai đoạn 2018-2020.
Là một trong 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2016, được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tuyên dương và vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen, Giàng Seo Châu, Chủ tịch UBND xã Mản Thẩn, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai tâm sự: “Đó là động lực để tôi tiếp tục cống hiến cho quê hương ngày một ấm no, hạnh phúc”.
Ngày 9/8/2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Ðề án 1573/QÐ-TTg về xây dựng nông thôn mới (NTM) vùng đồng bào DTTS, khu vực biên giới tỉnh Ðiện Biên, giai đoạn 2016-2020. Ðề án được triển khai trên địa bàn 29 xã biên giới thuộc 4 huyện: Ðiện Biên, Mường Chà, Nậm Pồ và Mường Nhé. Sau hơn 1 năm thực hiện, việc xây dựng Chương trình NTM tại các xã biên giới vẫn được ví như người leo núi vác trên vai tảng đá nặng.
Năm 2011, xã Quảng Hợp, huyện Quảng Trạch bắt tay vào thực hiện xây dựng nông thôn mới (NTM), với khởi đầu chỉ có 2/19 tiêu chí đạt chuẩn. Đặc biệt, hộ nghèo của xã còn tới 62,6%; số nhà tạm bợ là 67%.
Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Tuyên Quang, năm 2018, toàn tỉnh tập trung giải quyết việc làm cho 20.000 lao động. Trong đó, chú trọng chuyển đổi cơ cấu lao động theo hướng từ nông lâm nghiệp sang các ngành công nghiệp, xây dựng thương mại và dịch vụ, đặc biệt tại các xã thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.